Nghiên cứu này khám phá mối tương quan giữa phương pháp giảng dạy của giảng viên và phong cách học tập của sinh viên và sự tác động của phong cách học tập của sinh viên tác động lên kiến thức thu nhận của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
4.6.1. Kết quả nghiên cứu giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập:
Từ kết quả trình bày trong bảng 4.7, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy (diễn thuyết, thảo luận nhóm, tình huống,
đóng vai, giải quyết vấn đề) và phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận,
thực hành)
Thứ nhất, phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, tình huống, diễn thuyết tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập năng động
nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập năng động sẽ chọn phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, tình huống, diễn thuyết. Điều này được
chứng minh trong nghiên cứu của tác giả Honey & Mumford (1982) cho rằng sinh viên có phong cách học tập năng động thích hợp với phương pháp đóng vai, giải quyết vấn đề. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập năng động thích hợp với phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, tình huống.
Thứ hai, phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tình
huống, diễn thuyết, đóng vai tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập phản
xạ nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập phản xạ sẽ chọn phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết, đóng vai. Kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập phản xạ thích hợp với phương pháp giảng dạy tình huống.
Thứ ba, phương pháp giảng dạy đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập suy luận nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập suy luận sẽ chọn phương pháp giảng dạy đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết. Kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập suy luận thích hợp với phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề, diễn thuyết.
Thứ tư, phương pháp giảng dạy diễn thuyết, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm tương quan có ý nghĩa với phong cách học tập thực hành nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập thực hành sẽ chọn phương pháp giảng dạy diễn thuyết, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm..
4.6.2. Kết quả nghiên cứu giữa phong cách học tập và kiến thức thu nhận:
Từ kết quả trình bày trong bảng 4.8, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về mối quan hệ giữa phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận, thực hành) và
Phong cách học tâp thực hành và năng động, phản xạ, suy luận tương quan có ý nghĩa với kiến thức thu nhận nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức thu nhận khi sinh viên chọn phong cách học tập cho bản thân càng nhiều.
Từ kết quả trình bày trong bảng 4.13, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về
mức độ giải thích mơ hình giữa phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận,
thực hành) và kiến thức thu nhận.
Phong cách học tập thực hành, năng động tác động có ý nghĩa đến kiến thức thu nhận nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức thơng qua việc chọn phong cách học tập thực hành và năng động. Ngoài ra, phong cách học tập thực hành ảnh hưởng mạnh hơn
đến kiến thức thu nhận so với phong cách học tập năng động nghĩa là sinh viên có kiến
thức hơn khi chọn phong cách học tập thực hành hơn phong cách năng động. Nghiên cứu của tác giả Simon & ctg (2010) cho rằng sinh viên thích chọn phong cách học tập năng động nhất và kế tiếp là phong cách phản xạ trong quá trình học tập và cuối cùng phong cách thực hành và suy luận.
4.7. Tóm tắt:
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo khái niệm nghiên cứu, và kết quả về kiểm định các giả thuyết. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach alpha và EFA cho thấy sau khi loại các biến quan sát thuộc thang đo (ND04, ND05, ND06, ND07, PX02, PX04, PX05, PX06, LL01, LL02, TT01, TT02, TT03, TT04, TT08) do không đạt yêu cầu, các thang
đo đều đạt yêu cầu. Kết quả cũng cho thấy các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu: chấp
nhận. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những đóng góp và hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và các hướng nghiên cứu tiếp theo.