Cronbach alpha của thang đo kiến thức thu nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu lọai biến

Phương sai thang

đo nếu lọai biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu lọai biến Thang đo kiến thức thu nhận

KQ01 10,36 4,533 0,640 0,688 KQ02 10,58 4,673 0,633 0,698 KQ03 10,64 4,050 0,603 0,737

Alpha 0,78

Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy các biến trong thành phần thang đo kiến thức thu nhận đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,6, các biến quan sát trong các

thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Cụ thể, “Kiến thức thu nhận” là 0,78. Vì vậy, các biến đo lường trong thành phần sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo phương pháp giảng dạy, phong cách học tập và kiến thức thu nhận

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 với mức ý nghĩa Bartlett ≤ 0,05. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalue có giá trị ≥ 1. Thứ tư là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các các nhân tố (Thọ, 2011).

Để nhận dạng và xác định các khái niệm liên quan, phương pháp phân tích nhân

tố khám phá được sử dụng và áp dụng cho thang đo “phong cách học tập” (24 biến quan sát) và thang đo “kiến thức thu nhận” (3 biến quan sát). Có nhiều cách trích nhân tố, cách trích nhân tố trong nghiên cứu này là phương pháp trích thành phần chính (Principle component) với phép quay vng góc (Varimax) và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1.

Kết quả cho thấy hệ số KMO của thang đo “phong cách học tập” và “kiến thức thu nhận” đạt yêu cầu (0,85) và có bảy nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1,103 và bảy nhân tố này trích được 57,6% phương sai (Phụ lục 5.a). Tuy nhiên, các biến PX05, PX06 (phong cách học tập phản xạ), LL01 (phong cách học tập suy luận), TT01, TT02, TT03, TT04 (phong cách học tập thực hành) có trọng số khơng đạt yêu cầu (< 0.50). Vì vậy, các biến này bị loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)