.Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho mơ hình hồi quy 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 57)

Mơ hình Các hệ số chưa chuẩn hóa Các hệ số đã chuẩn hóa Kiểm định t Mức ý nghĩa (Sig.)

Thống kê đa cộng tuyến Hệ số hồi quy (B) Sai số chuẩn Hệ số hồi quy riêng (Beta) Hệ số Tolerance Nhân tử phóng

đại phương sai

(VIF) 1 (Hằng số) 1,494 0,440 3,394 0,001

Năng động 0,218 0,059 0,223 3,674 0,000 0,790 1,266 Thực hành 0,306 0,067 0,275 4,540 0,000 0,797 1,254

b. Kiểm định phương sai của phần dư là không đổi:

Quan sát đồ thị phân tán của phân phối phần dư ở Phụ lục 8, thấy các chấm của phân phối phần dư phân tán đều đặn một cách ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua

tung độ 0 (tức là giá trị trung bình của các điểm phân tán của phần dư là bằng 0). Như vậy, giả định phương sai khơng đổi của mơ hình hồi quy không bị vi phạm.

c. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn:

Quan sát biểu đồ phân phối của phần dư ở Phụ lục 8 ta có thể thấy phân phối

chuẩn của phần dư có trị trung bình là xấp xĩ 0 (=6,069-16) và độ lệch chuẩn xấp xĩ 1 (=0,992).

Ngoài ra, biểu đồ tần số P-P plot ở Phụ lục 8 cũng cho thấy các kết luận tương tự về phân phối phần dư là phân phối chuẩn, với các điểm phân vị của phân phối phần dư được tập trung sát vào đường chéo kỳ vọng.

Như vậy, chúng ta có thể chấp nhận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư là không bị vi phạm.

d. Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các phần dư:

Để kiểm định cho giả định này ta quan sát trị thống kê Durbin-Watson ở bảng

4.11. Từ bảng 4.11, giá trị thống kê Durbin-Watson bằng 1,846 nằm trong khoảng từ 1

đến 3 tức là các phần dư độc lập với nhau. Ta có thể kết luận phần dư khơng có hiện

Bảng 4.11: Kiểm định tính độc lập của phần dư cho mơ hình hồi quy 1 Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Thống kê Change Hệ số Durbin- Watson R2 Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 0,485 0,235 0,224 0,87962 0,235 20,148 4 262 0,000 1,846

Như vậy, 4 giả định của mơ hình hồi quy tuyến tính đều thỏa mãn. Tiếp đến, các kiểm

định về độ phù hợp và kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy sẽ được trình bày.

e. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy:

Cũng từ bảng 4.11, ta thấy giá trị hệ số xác định hiệu chỉnh R2 = 0,235, nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 23,5%, hay nói cách khác, có 23,5% kiến thức thu nhận có thể được giải thích do phong cách học tập năng

động và thực hành.

Tuy nhiên, giá trị R2 hiệu chỉnh chỉ thể hiện được sự phù hợp của mơ hình và dữ liệu mẫu (chứ chưa đảm bảo mức độ đại diện cho cả đám đơng tổng thể). Do đó để xem xét sự phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, ta cần tiếp tục thực hiện kiểm định F.

Từ bảng 4.12, ta thấy mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định F của mơ hình là rất nhỏ, cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy trong mơ hình hồi quy tổng thể bằng 0. Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tổng thể (các βi ≠ 0).

Bảng 4.12: Kiểm định F cho mơ hình hồi quy 1

Mơ hình Tổng các bình phương Bậc tự do (df) Bình phương trung bình Tỷ số F Mức ý nghĩa (Sig.) 1 Biến thiên do hồi quy 62,357 4 15,589 20,148 0,000

Biến thiên do phần

dư 202,717 262 0,774

f. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Các hệ số hồi quy được thể hiện trên bảng 4.13. Bảng 4.13 trên cho thấy mức ý nghĩa (Sig) với độ tin cậy 95% của hệ số hồi quy riêng (β) của hai biến phong cách học tập năng động và kiến thức thu nhận đều < 0.05. Điều này cho thấy sẽ an toàn khi ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng hệ số hồi quy riêng (β) của biến phong cách học tập năng động và phong cách thực hành bằng 0. Như vậy, ta có thể kết luận rằng hệ số hồi quy riêng (β) của các biến phong cách học tập năng động và phong cách thực hành là có ý nghĩa.

Ngồi ra, ta có thể nhận thấy hệ số tương quan từng phần và hệ số tương quan riêng của biến phong cách học tập thực hành đều cao hơn so với tương ứng của biến phong cách học tập năng động.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích mơ hình hồi quy 1

Model Các hệ số chưa chuẩn hóa Các hệ số đã chuẩn hóa Kiểm định t Mức ý nghĩa (Sig.) Hệ số Tương quan Hệ số hồi

quy (B) Sai số chuẩn quy riêng (β)Hệ số hồi Zero-order Từng phần (Partial) Riêng (Part) 1 (Hằng số) 0,975 0,174 5,620 0,000

Thực hành 0,306 0,067 0,275 4,540 0,000 0,394 0,270 0,245 Năng động 0,218 0,059 0,223 3,674 0,000 0,363 0,221 0,199

g. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy 1:

Qua các kiểm định như trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính khơng bị vi phạm và mơ hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp một phần với tổng thể. Ta thấy, đối với hai biến độc lập phong cách học tập năng động và phong cách học tập thực hành, các hệ số của phương trình hồi quy có ý nghĩa thống kê và các hệ số hồi quy riêng (β) đều có giá trị dương.

Như vậy, giả thuyết H2.1 và H2.4 được chấp nhận. Tức là, chỉ có phong cách học tập năng động và thực hành tác động dương đến kiến thức thu nhận. Ngược lại,

giả thuyết H2.1 và H2.3 không được chấp nhận. Tức là, phong cách học tập phản xạ

nhận. Kết quả phân tích cho ta phương trình hồi quy tuyến tính sau:

Phương trình : KIEN THUC = 0,975 + 0,306 * THUC HANH + 0,218 * NANG DONG (1-1)

Phương trình 1-1 cho thấy khi biến THUC HANH thay đổi 1 đơn vị, trong điều kiện biến NANG DONG khơng đổi thì biến KIEN THUC sẽ thay đổi 0,306 đơn vị. Tương tự, khi NANG DONG thay đổi 1 đơn vị, trong điều kiện THUC HANH khơng

đổi thì KIEN THUC sẽ thay đổi 0,218 đơn vị.

Ngoài ra, bảng 4.13 cũng cho thấy hệ số tương quan từng phần của biến THUC HANH với biến KIEN THUC là 0,27 và của biến NANG DONG với biến KIEN THUC là 0,221. Mặc khác, hệ số tương quan riêng của THUC HANH đối với biến KIEN THUC cũng cao hơn hệ số tương quan riêng của NANG DONG và KIEN THUC. Từ đó ta có thể kết luận, khả năng giải thích biến thiên của biến THUC HANH

đối với biến KIEN THUC là cao hơn so với biến NANG DONG.

Như vậy, qua phân tích hồi quy tuyến tính và các hệ số tương quan từng phần và hệ số tương quan riêng, phát hiện từ mẫu khảo sát rằng phong cách học tập thực hành ảnh hưởng mạnh hơn đến kiến thức thu nhận so với phong cách học tập năng động.

4.6. Thảo luận về kết quả

Nghiên cứu này khám phá mối tương quan giữa phương pháp giảng dạy của giảng viên và phong cách học tập của sinh viên và sự tác động của phong cách học tập của sinh viên tác động lên kiến thức thu nhận của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

4.6.1. Kết quả nghiên cứu giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập:

Từ kết quả trình bày trong bảng 4.7, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy (diễn thuyết, thảo luận nhóm, tình huống,

đóng vai, giải quyết vấn đề) và phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận,

thực hành)

Thứ nhất, phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, tình huống, diễn thuyết tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập năng động

nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập năng động sẽ chọn phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, tình huống, diễn thuyết. Điều này được

chứng minh trong nghiên cứu của tác giả Honey & Mumford (1982) cho rằng sinh viên có phong cách học tập năng động thích hợp với phương pháp đóng vai, giải quyết vấn đề. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập năng động thích hợp với phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, tình huống.

Thứ hai, phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tình

huống, diễn thuyết, đóng vai tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập phản

xạ nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập phản xạ sẽ chọn phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết, đóng vai. Kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập phản xạ thích hợp với phương pháp giảng dạy tình huống.

Thứ ba, phương pháp giảng dạy đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết tương quan có ý nghĩa đối với phong cách học tập suy luận nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập suy luận sẽ chọn phương pháp giảng dạy đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, diễn thuyết. Kết quả nghiên cứu của tác giả Henry (2000) cho thấy sinh viên có phong cách học tập suy luận thích hợp với phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề, diễn thuyết.

Thứ tư, phương pháp giảng dạy diễn thuyết, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm tương quan có ý nghĩa với phong cách học tập thực hành nghĩa là sinh viên chọn phong cách học tập thực hành sẽ chọn phương pháp giảng dạy diễn thuyết, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm..

4.6.2. Kết quả nghiên cứu giữa phong cách học tập và kiến thức thu nhận:

Từ kết quả trình bày trong bảng 4.8, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về mối quan hệ giữa phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận, thực hành) và

Phong cách học tâp thực hành và năng động, phản xạ, suy luận tương quan có ý nghĩa với kiến thức thu nhận nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức thu nhận khi sinh viên chọn phong cách học tập cho bản thân càng nhiều.

Từ kết quả trình bày trong bảng 4.13, tác giả có thể đưa ra một vài kết luận về

mức độ giải thích mơ hình giữa phong cách học tập (năng động, phản xạ, suy luận,

thực hành) và kiến thức thu nhận.

Phong cách học tập thực hành, năng động tác động có ý nghĩa đến kiến thức thu nhận nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức thơng qua việc chọn phong cách học tập thực hành và năng động. Ngoài ra, phong cách học tập thực hành ảnh hưởng mạnh hơn

đến kiến thức thu nhận so với phong cách học tập năng động nghĩa là sinh viên có kiến

thức hơn khi chọn phong cách học tập thực hành hơn phong cách năng động. Nghiên cứu của tác giả Simon & ctg (2010) cho rằng sinh viên thích chọn phong cách học tập năng động nhất và kế tiếp là phong cách phản xạ trong quá trình học tập và cuối cùng phong cách thực hành và suy luận.

4.7. Tóm tắt:

Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo khái niệm nghiên cứu, và kết quả về kiểm định các giả thuyết. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach alpha và EFA cho thấy sau khi loại các biến quan sát thuộc thang đo (ND04, ND05, ND06, ND07, PX02, PX04, PX05, PX06, LL01, LL02, TT01, TT02, TT03, TT04, TT08) do không đạt yêu cầu, các thang

đo đều đạt yêu cầu. Kết quả cũng cho thấy các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu: chấp

nhận. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những đóng góp và hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Giới thiệu:

Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ tương quan giữa phương pháp giảng dạy của giảng viên tại trường đại học và phong cách học tập và tác động của phong cách học tập lên kiến thức thu nhận của sinh viên.

Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong quá trình truyền đạt

kiến thức như diễn thuyết, thảo luận nhóm, tình huống, đóng vai, giải quyết vấn đề cho sinh viên. Phương pháp giảng dạy của giảng viên phù hợp với phong cách học tập của sinh viên như thế nào? Phương pháp giảng dạy nào sẽ ảnh hưởng đến phong cách học tập năng động, phản xạ, suy luận, thực hành của sinh viên. Từ việc xác định phương pháp giảng dạy của giảng viên, sinh viên sẽ chọn phong cách học tập phù hợp. Khi đó, sinh viên sẽ chọn phong cách học tập như thế nào để phù với bản thân, tiếp thu kiến thức tốt, ứng dụng kỹ năng, kiến thức vào thực tế. Những kết luận có được dựa trên

những kết quả của phân tích thống kê của mẫu khảo sát tại các trường đại học. Những mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy, phong cách học tập và kiến thức thu nhận

được thể hiện qua hai phần: phần một đề cập về mối quan hệ giữa phương pháp giảng

dạy và phong cách học tập của sinh viên; phần hai là về sự tác động phong cách học tập tác động đến kiến thức thu nhận.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thiện thang đo và kiểm định các mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm với 8 sinh

viên ngành Quản trị Kinh Doanh của trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Mục đích của nghiên cứu này nhằm làm rõ các khái niệm và nội dung của thang đo để hiệu chỉnh

thang đo dùng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp với một mẫu có kích thước n = 267. Nghiên cứu này dùng để đánh giá thang đo (thông qua độ tin cậy Cronbach alpha

và phân tích nhân tố khám phá EFA) và kiểm định các giả thuyết thông qua phương

pháp tương quan, hồi qui.

Mục đích của Chương 5 này là tóm tắt lại các kết quả chính và đưa ra kết luận từ nghiên cứu. Chương này bao gồm 5 phần chính: (1) Tóm tắt kết quả chủ yếu, và các

đóng góp về lý thuyết, (2) Hàm ý cho nhà quản lý giáo dục và đào tạo, (3) Hàm ý cho

giảng viên (4) Hàm ý cho sinh viên và (5) Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết

Kết quả kiểm định cho thấy (1) Giả thuyết tương quan có ý nghĩa giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập: chấp nhận (5) Giả thuyết phong cách học tập tác động dương kiến thức thu nhận: chấp nhận. Kết quả này giúp chúng ta một số hàm ý về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu cho một số kết quả sau đây:

Một là, nghiên cứu cũng chỉ ra là giảng viên hiểu phong cách học tập của sinh viên. Đối với sinh viên chọn phong cách năng động chú ý đến phương pháp giảng dạy như diễn thuyết, thảo luận nhóm, tình huống, đóng vai, giải quyết vấn đề trong quá

trình truyền đạt kiến thức. Bên cạnh đó, giảng viên chú ý phương pháp diễn thuyết,

thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề đối với phong cách học tập thực hành. Trong đó,

giảng viên chú ý sử dụng phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề sẽ thu hút nhiều đến sinh viên chọn phong cách học tập năng động và thực hành.

Phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề kích thích sinh viên học tập, giúp cho sinh viên chủ động trong q trình học tập như tham gia thảo luận tích cực trong nhóm, chủ động trong học tập như: tìm kiếm thông tin phục vụ cho môn học, chia sẽ hiểu biết, kiến thức, giúp sinh viên nắm bắt kỹ năng và kiến thức yêu cầu của môn học. Giảng viên yêu cầu sinh viên giải quyết vấn đề cụ thể, sinh viên học tập kỹ năng thông qua cách tiếp cận vấn đề này như tìm hiểu vấn đề, xác định nguyên nhân vấn đề, đưa ra giải pháp và lựa chọn giải pháp và cuối cùng thực hiện giải quyết vấn

đề. Kế tiếp, phương pháp giảng dạy diễn thuyết phù hợp với sinh viên chọn phong

cách năng động và thực hành. Và phương pháp giảng dạy tình huống, đóng vai chỉ phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)