.Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 16.0 theo 4 bước như sau:

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo phương pháp giảng dạy của

Henry (2000), phong cách học tập của Zarina (2008) và kiến thức thu nhận của Young & ctg (2003). Thang đo phong cách học tập của Zarina (2008) và kiến thức thu nhận của Young & ctg (2003) được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Phân tích hệ số Alpha Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 được xem xét loại bỏ.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích khám phá EFA. Việc khám phá EFA sẽ giúp khám phá cấu trúc khái niệm nghiên

cứu, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu. Mục đích là kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 đều bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Component, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích tương quan

Phân tích tương quan này là phân tích tương quan Pearson’s (vì các biến được

đo bằng thang đo khoảng) để xác định các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các

biến trước khi tiến hành phân tích hồi qui tiếp theo.

Bước 4: Phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được các mức độ của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình quy bội, kiểm định các giả thuyết.

3.3. Xây dựng thang đo

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 7

điểm. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “Hồn tồn khơng đồng ý” với câu phát biểu cho đến

lựa chọn số 7 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý” với cấu phát biểu. Việc hình thành thang đo sơ bộ bắt đầu từ cơ sở lý thuyết.

Các thang đo này được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử

dụng trên thị trường quốc tế. Do đó để bảo đảm giá trị nội dung của thang đo, một

nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm được thực hiện nhằm khẳng định sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ ngữ. Sau khi hiệu chỉnh từ ngữ và bỏ bớt một vài câu hỏi được cho là trùng lắp, thang đo sơ bộ được điều chỉnh và được gọi là thang đo chính thức – thang đo được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức.

3.1.1. Thang đo phương pháp giảng dạy:

Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo phương pháp giảng dạy của Henry (2000) gồm 5 thành phần với 5 biến quan sát. 5 thành phần này được này được

đưa vào thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy là các câu hỏi

này rõ ràng, và sinh viên được hỏi có thể trả lời được và cuối cùng phát triển thành 5 biến quan sát chính thức.

Phương pháp giảng dạy được đo lường được bằng năm biến quan sát, được ký hiệu PP01 đến PP05 (xem bảng 3.2). Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.2 Thang đo phương pháp giảng dạy:

Biến quan sát Nội dung

GD01 Phương pháp diễn thuyết thường được giảng viên sử dụng trong giảng dạy môn học này.

GD02 Phương pháp thảo luận nhóm thường được giảng viên sử dụng trong giảng dạy mơn học này.

GD03 Phương pháp tình huống thường được giảng viên sử dụng trong giảng dạy môn học này.

GD04 Phương pháp đóng vai thường được giảng viên sử dụng trong giảng dạy môn học này.

GD05 Phương pháp giải quyết vấn đề thường được giảng viên sử dụng trong giảng dạy môn học này.

3.1.2. Thang đo phong cách học tập:

Thang đo phong cách học tập bao gồm bốn thành phần chính:

3.1.2.1. Thành phần thứ nhất: phong cách học tập năng động

Thành phần thứ nhất là phong cách học tập năng động (gọi tắt là phong cách năng động), phản ánh hành vi học tập của sinh viên như tìm hiểu ý tưởng mới trong

có tính cách vui vẻ và thích bày bỏ cảm xúc của mình. Các biến quan sát được dựa vào nghiên cứu của Zarina (2008). Thang đo gồm có tám biến. Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm thì có hai biến quan sát được cho là trùng lấp ý nghĩa (Tơi thường nói nhiều hơn nghe; Tơi thích là người nói nhiều), nên có một biến quan sát được loại ra khỏi thang

đo và giữ lại biến “Tôi thường nói nhiều hơn nghe”. Thang đo phong cách năng động

cuối cùng có bảy biến quan sát (xem Bảng 3.3), được ký hiệu từ ND01 đến ND07. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy là các câu hỏi này rõ ràng, và sinh viên

được hỏi có thể trả lời được. Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù

hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.3 Thang đo phong cách học tập năng động:

Biến quan sát Nội dung

ND01 Tơi tích cực tìm kiếm những ý tưởng mới. ND02 Tôi bị lôi cuốn bởi những ý tưởng mới lạ.

ND03 Tôi tiến bộ nhiều nhờ vào việc tham gia thảo luận những vấn đề mới lạ.

ND04 Tơi thích người có tính cách vui vẻ, thoải mái. ND05 Tôi thấy không thoải mái với người trầm tư. ND06 Tơi thường nói nhiều hơn nghe.

ND07 Tơi thường bày tỏ cảm xúc của mình.

3.1.2.2. Thành phần thứ hai: phong cách học tập phản xạ

Thành phần thứ hai là phong cách học tập phản xạ (gọi tắt là phong cách phản xạ), phản ánh hành vi học tập của sinh viên như sinh viên u thích cơng việc có sự chuẩn bị cẩn thận, thích ra quyết định dựa vào giải thích của dữ liệu, có tính cách suy nghĩ cẩn thận. Các biến quan sát được dựa vào nghiên cứu của Zarina (2008). Thang

đo gồm có mười biến. Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm thì có hai biến quan sát được

cho là trùng lấp ý nghĩa “Tôi chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết trước khi kết luận”; “Tôi rất cẩn thận và không đi đến kết luận quá nhanh”, nên có một biến quan sát được loại ra

khỏi thang đo và giữ lại biến “Tôi rất cẩn thận và không đi đến kết luận quá nhanh”. Thang đo phong cách phản xạ cuối cùng có chín biến quan sát (xem Bảng 3.4), được

ký hiệu từ PX01 đến PX09. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy là các câu hỏi này rõ ràng, và sinh viên được hỏi có thể trả lời được. Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.4 Thang đo phong cách học tập phản xạ:

Biến quan sát Nội dung

PX01 Tơi thích những cơng việc có đủ thời gian cho sự chuẩn bị cẩn thận. PX02 Điều làm tôi lo lắng là: tôi phải hồn thành cơng việc vội vàng để kịp

thời hạn nghiêm ngặt.

PX03 Tơi tự hào khi làm việc địi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. PX04 Tôi tập trung nhiều vào sự giải thích dữ liệu sẵn có.

PX05 Tơi nghĩ rằng quyết định dựa trên phân tích dữ liệu tỉ mỉ sẽ có ý nghĩa hơn là dựa vào trực giác.

PX06 Tôi rất cẩn thận và không đi đến kết luận quá nhanh PX07 Theo tôi, tốt nhất là suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động. PX08 Tơi thích lắng nghe hơn là nói

PX09 Tôi lắng nghe ý kiến của người khác trước khi nêu quan điểm riêng của mình.

3.1.2.3. Thành phần thứ ba: phong cách học tập suy luận

Thành phần thứ ba là phong cách học tập suy luận (gọi tắt là phong cách suy luận), phản ánh hành vi học tập của sinh viên như phân tích lơgic, giải quyết công việc bằng lý luận và sắp xếp công việc theo một trình tự nhất định, có ngun tắc làm việc chung. Các biến quan sát được dựa vào nghiên cứu của Zarina (2008). Thang đo gồm có bảy biến. Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm, có một biến quan sát được cho là khó hiểu cho người được phỏng vấn “Tôi thường đặt vấn đề với mọi người về các giả định cơ bản của họ”, nên có một biến quan sát được loại ra khỏi thang đo. Thang đo phong

cách phản xạ cuối cùng có sáu biến quan sát (xem Bảng 3.5), được ký hiệu từ LL01

đến LL06. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy là các câu hỏi này rõ ràng, và

người được hỏi có thể trả lời được. Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.5 Thang đo phong cách học tập suy luận:

Biến quan sát Nội dung

LL01 Tơi có niềm tin mạnh mẽ về điều gì là đúng, sai. LL02 Tơi tin rằng tư duy logic hợp lý.

LL03 Tơi thích hợp với người phân tích lơgic

LL04 Tơi có xu hướng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng cách tiếp cận tuần tự.

LL05 Tơi thích sắp xếp mọi thứ theo một trình tự nhất định. LL06 Tơi thường hành động theo nguyên tắc chung.

3.1.2.4. Thành phần thứ bốn: phong cách học tập thực hành

Thành phần thứ tư là phong cách học tập thực hành (gọi tắt là phong cách thực hành), phản ánh hành vi học tập của sinh viên như ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, sinh viên thích sử dụng các kỹ thuật phân tích như biểu đồ, mơ hình, kế họach, sinh viên có tính cách thực tế, thích vào thẳng vấn đề. Các biến quan sát được dựa vào nghiên cứu của Zarina (2008). Thang đo gồm có chín biến (xem Bảng 3.6), được ký hiệu từ TT01 đến TT09. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy là các câu hỏi này rõ ràng, và sinh viên được hỏi có thể trả lời được. Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.6 Thang đo phong cách học tập thực hành:

Biến quan sát Nội dung

TT01 Khi nghe về một cách tiếp cận mới, tôi nghiên cứu cách áp dụng vào thực tế tức thì.

TT02 Tơi thực hiện đúng quy trình khi tơi cho đó là cách hiệu quả để hồn thành cơng việc.

TT03 Tơi có khuynh hướng loại bỏ những ý tưởng tự phát, không thực tế. TT04 Tơi thích những kỹ thuật như phân tích hệ thống, biểu đồ, mơ hình

hóa, lập kế hoạch đối phó tình huống bất ngờ.

TT05 Tơi làm bất kỳ điều gì thiết thực để hồn thành cơng việc. TT06 Tơi thích đi vào thẳng vấn đề trong thảo luận.

TT07 Trong thảo luận tôi đề cập đến những ý tưởng thực tế, có tính thực hành.

TT08 Trong thảo luận, tôi mất kiên nhẫn với điều khơng trọng tâm. TT09 Tơi thích làm những việc nếu thấy có hiệu quả trong thực tế

3.1.3. Thang đo kiến thức thu nhận:

Thang đo kiến thức thu nhận được đo lường được bằng ba biến quan sát, phản ánh kiến thức thu nhận của sinh viên, sinh viên phát triển nhiều kỹ năng từ môn học và có thể ứng dụng kiến thức và kỹ năng của môn học vào thực tế. Các biến quan sát

được dựa vào nghiên cứu của Young và ctg (2003), được ký hiệu từ KQ01 đến KQ03

(xem Bảng 3.7). Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy là các câu hỏi này rõ

ràng, và sinh viên được hỏi có thể trả lời được. Việc áp dụng thang đo này vào nghiên cứu này là phù hợp về mặt giá trị nội dung.

Bảng 3.7 Thang đo kiến thức thu nhận:

Biến quan sát Nội dung

KQ01 Tơi có được nhiều kiến thức từ mơn học này.

KQ02 Tôi phát triển nhiều kỹ năng từ mơn học này.

KQ03 Tơi có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng thu được từ môn học này vào thực tế.

3.4. Tóm tắt

Chương này trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu, cách thức khảo sát, phương pháp xử lý số liệu khảo sát, kiểm định thang đo. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu xác định rõ đối tượng khảo sát là sinh viên bậc

đại học trên địa bàn TP.HCM với kích thước mẫu là 230 với 5 biến thuộc thành phần

phương pháp giảng dạy, 31 biến thuộc thang đo phong cách học tập, 3 biến thuộc thang đo kiến thức thu nhận. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện và xác định kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Mục đích của

Chương 4 này trình bày các kết quả của phân tích dữ liệu. Chương này bao gồm sáu phần chính, (1) Thống kê mô tả mẫu và các biến nghiên cứu, (2) Đánh giá thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha, (3) Phân tích yếu tố khám phá EFA, (4) Phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết (5) Kiểm định giả thuyết thơng qua phân tích hồi qui, (6) Thảo luận về kết quả, (7) Tóm tắt kết quả. Cơng cụ được sử dụng phân tích là phần mềm SPSS 16.

4.1. Thống kê mô tả 4.1.1. Mô tả mẫu 4.1.1. Mô tả mẫu

Tổng số mẫu khảo sát gửi đi là 300 bảng, thu về 290 bảng, sau khi loại 23 bảng không đạt u cầu do có q nhiều ơ trống thì cịn lại 267 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng, đạt tỷ lệ 89%.

Mẫu bao gồm 267 sinh viên đại học chính quy tại ba trường đại học trong

TP.HCM được chọn để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Về giới tính, trong mẫu có tổng cộng 169 nữ (63,3%) và 98 nam (36,7%) (xem Bảng 3.1). Về số lượng sinh viên trường đại học, có 160 sinh viên trường Văn Lang (59,9%), 59 sinh viên trường

Công nghệ Sài Gòn (22,1%), 48 sinh viên Kinh tế TP.HCM (18%).

Bảng 4.1: Thống kê mẫu

Thông tin mẫu Tần suất Phần trăm Giới tính

Nam 98 36,7%

Nữ 169 63,3%

Số lượng sinh viên trường đại học

Văn Lang 160 59,9%

Kinh tế TP.HCM 48 18%

4.1.2. Phân tích mơ tả các biến nghiên cứu

Các biến (các khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều

biến quan sát (multi-item scale). Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái

niệm với 1 = hồn tồn khơng đồng ý và 7 = hoàn toàn đồng ý. Giá trị của thang đo có

được bởi việc lấy trung bình của các biến quan sát dùng để đại diện cho khái niệm cần

nghiên cứu, và kết quả thống kê mơ tả được trình bày trong Bảng 4.2. Giá trị trung

bình kỳ vọng của các khái niệm là 4 (trung bình của 1 và 7).

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến (N= 267)

Biến Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Phương pháp thảo luận nhóm 1,00 7,00 5,63 1,27 Phương pháp giải quyết vấn đề 1,00 7,00 5,06 1,42 Phương pháp diễn thuyết 1,00 7,00 4,89 1,38 Phương pháp tình huống 1,00 7,00 4,87 1,46 Phương pháp đóng vai 1,00 7,00 3,09 1,69 Phong cách học tập phản xạ 2,89 6,89 5,33 0,76 Phong cách học tập thực hành 3,00 7,00 5,06 0,76 Phong cách học tập suy luận 2,67 7,00 5,00 0,83 Phong cách học tập năng động 3,00 7,00 4,97 0,72 Kiến thức thu nhận 2,00 7,00 5,26 0,99

Giá trị trung bình của biến “phương pháp thảo luận nhóm” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,63. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp thảo luận nhóm” cao hơn mức trung bình (5,63 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp giải quyết vấn đề” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,06. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp giải quyết vấn đề” cao hơn mức trung bình (5,06 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp diễn thuyết” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 4,9. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp diễn thuyết” cao hơn mức trung bình (4,89 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp tình huống” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 4,87. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp tình huống” cao hơn mức trung bình (4,87 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp đóng vai” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3,09. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp đóng vai” thấp hơn mức trung bình (3,09 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phong cách học tập phản xạ” có được từ dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)