Thống kê mô tả biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Biến Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Phương pháp thảo luận nhóm 1,00 7,00 5,63 1,27 Phương pháp giải quyết vấn đề 1,00 7,00 5,06 1,42 Phương pháp diễn thuyết 1,00 7,00 4,89 1,38 Phương pháp tình huống 1,00 7,00 4,87 1,46 Phương pháp đóng vai 1,00 7,00 3,09 1,69 Phong cách học tập phản xạ 2,89 6,89 5,33 0,76 Phong cách học tập thực hành 3,00 7,00 5,06 0,76 Phong cách học tập suy luận 2,67 7,00 5,00 0,83 Phong cách học tập năng động 3,00 7,00 4,97 0,72 Kiến thức thu nhận 2,00 7,00 5,26 0,99

Giá trị trung bình của biến “phương pháp thảo luận nhóm” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,63. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp thảo luận nhóm” cao hơn mức trung bình (5,63 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp giải quyết vấn đề” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,06. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp giải quyết vấn đề” cao hơn mức trung bình (5,06 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp diễn thuyết” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 4,9. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp diễn thuyết” cao hơn mức trung bình (4,89 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp tình huống” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 4,87. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp tình huống” cao hơn mức trung bình (4,87 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phương pháp đóng vai” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3,09. Kết quả này cho thấy giảng viên sử dụng “phương pháp đóng vai” thấp hơn mức trung bình (3,09 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phong cách học tập phản xạ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,33. Kết quả này cho thấy sinh viên được phỏng vấn trong mẫu khảo sát đánh giá “phương pháp học tập phản xạ” cao hơn mức trung bình (5,33 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phong cách học tập thực hành” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,0. Kết quả này cho thấy sinh viên được phỏng vấn trong mẫu khảo sát

đánh giá “phương pháp học tập thực tiễn” cao hơn mức trung bình (5,06 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phong cách học tập suy luận” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,0. Kết quả này cho thấy sinh viên được phỏng vấn trong mẫu khảo sát

đánh giá “phương pháp học tập lý luận” cao hơn mức trung bình (5,0 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “phong cách học tập năng động” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 4,97. Kết quả này cho thấy sinh viên được phỏng vấn trong mẫu khảo sát

đánh giá “phương pháp học tập năng động” cao hơn mức trung bình (4,97 so với 4).

Giá trị trung bình của biến “kiến thức thu nhận” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 5,26. Kết quả này cho thấy sinh viên được phỏng vấn trong mẫu khảo sát đánh giá “kiến thức thu nhận” so với mức trung bình (5,26 so với 4).

4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha đối với thành phần phong cách học tập, kiến thức thu nhận

Tất cả các biến đo lường được đo bởi thang đo dạng Likert 7- điểm, từ thang 1 (hồn tồn khơng đồng ý) đến thang 7 (hoàn toàn đồng ý).

Sau khi hoàn thành việc thu thập mẫu, các thang đo được kiểm tra độ tin cậy

bởi hệ số Cronbach alpha để xem xét mức độ nhất quán nội tại, và là cơ sở để loại biến không đạt yêu cầu. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach Alpha >0,6, các biến có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 (Thọ, 2011).

4.2.1. Kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo phong cách học tập

Thang đo phong cách học tập được đo lường theo bốn thành phần với 24 biến

quan sát, kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Cronbach alpha của thang đo phong cách học tập

Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu lọai biến

Phương sai thang

đo nếu lọai biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu lọai biến

Thang đo phương cách học tập năng động

ND01 10,97 4,807 0,534 0,658 ND02 10,19 4,609 0,620 0,556 ND03 10,28 4,821 0,498 0,703

Alpha 0,72

Thang đo phương cách học tập phản xạ

PX01 31,93 25,731 0,488 0,720 PX03 32,63 23,370 0,530 0,709 PX05 32,48 26,363 0,355 0,749 PX06 32,72 25,062 0,509 0,715 PX07 31,72 25,554 0,564 0,706 PX08 32,63 25,693 0,402 0,739 PX09 32,24 25,880 0,469 0,723 Alpha 0,75

Thang đo phong cách học tập suy luận

LL01 24,87 19,538 0,357 0,709 LL02 24,60 18,610 0,513 0,667

LL03 25,15 18,586 0,427 0,689 LL04 25,15 16,892 0,587 0,639 LL05 24,89 17,754 0,460 0,680 LL06 25,49 18,003 0,395 0,702

Alpha 0,72

Thang đo phong cách học tập thực hành

TT01 36,39 31,561 0,414 0,713 TT02 35,58 31,695 0,430 0,710 TT03 36,39 31,448 0,310 0,740 TT04 36,33 30,439 0,376 0,725 TT05 35,47 29,656 0,554 0,685 TT06 34,96 32,224 0,464 0,706 TT07 35,10 31,899 0,490 0,701 TT09 35,08 31,780 0,483 0,702 Alpha 0,73

Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy các biến trong thành phần thang đo phong cách học tập đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,6, các biến quan sát trong các thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0, 3. Cụ thể của “phong cách học tập năng động” (ND) là 0,72 (sau khi lọai ba biến ND04, ND05, ND06, ND07 vì các hệ số này không đạt yêu cầu <0,3 ); của “phong cách học tập phản xạ” (PX) là 0,75 (sau khi lọai hai biến PX02, PX04 vì các hệ số này không đạt yêu cầu <0,3) ; của “phong cách học tập suy luận” (LL) là 0,72; của “phong cách học tập thực hành” (TT) là 0,73 (sau khi lọai một biến TT08 vì hệ số này khơng đạt u cầu <0,3 ). Vì vậy, các biến đo lường trong các thành phần sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.2.2. Kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo kiến thức thu nhận

Thang đo kiến thức thu nhận được đo lường một thành phần với 3 biến quan

Bảng 4.4: Cronbach alpha của thang đo kiến thức thu nhận

Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu lọai biến

Phương sai thang

đo nếu lọai biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu lọai biến Thang đo kiến thức thu nhận

KQ01 10,36 4,533 0,640 0,688 KQ02 10,58 4,673 0,633 0,698 KQ03 10,64 4,050 0,603 0,737

Alpha 0,78

Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy các biến trong thành phần thang đo kiến thức thu nhận đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,6, các biến quan sát trong các

thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Cụ thể, “Kiến thức thu nhận” là 0,78. Vì vậy, các biến đo lường trong thành phần sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo phương pháp giảng dạy, phong cách học tập và kiến thức thu nhận

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 với mức ý nghĩa Bartlett ≤ 0,05. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalue có giá trị ≥ 1. Thứ tư là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các các nhân tố (Thọ, 2011).

Để nhận dạng và xác định các khái niệm liên quan, phương pháp phân tích nhân

tố khám phá được sử dụng và áp dụng cho thang đo “phong cách học tập” (24 biến quan sát) và thang đo “kiến thức thu nhận” (3 biến quan sát). Có nhiều cách trích nhân tố, cách trích nhân tố trong nghiên cứu này là phương pháp trích thành phần chính (Principle component) với phép quay vng góc (Varimax) và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1.

Kết quả cho thấy hệ số KMO của thang đo “phong cách học tập” và “kiến thức thu nhận” đạt yêu cầu (0,85) và có bảy nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1,103 và bảy nhân tố này trích được 57,6% phương sai (Phụ lục 5.a). Tuy nhiên, các biến PX05, PX06 (phong cách học tập phản xạ), LL01 (phong cách học tập suy luận), TT01, TT02, TT03, TT04 (phong cách học tập thực hành) có trọng số khơng đạt u cầu (< 0.50). Vì vậy, các biến này bị loại.

Thực hiện EFA lần 2, loại các biến PX05, PX06, LL01, TT01, TT02, TT03, TT04. Kết quả EFA cho thấy hệ số KMO đạt yêu cầu (0,833) và trích được năm yếu tố tại Eigenvalue là 1,217 và năm nhân tố này trích được 57,84% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu với (>0,5) (Thọ 2011) (xem Bảng 4.5, 4.6).

Bảng 4.5. Kiểm định KMO và Bartlett (lần 2). KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .833 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.397E3

df 171

Sig. .000

Bảng 4.6. Kết quả EFA của thang đo phong cách học tập và kiến thức thu nhận (lần 2). (lần 2).

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 TT07 0,740 0,169 0,112 TT09 0,733 0,159 0,127 TT06 0,730 0,110 0,170 TT05 0,658 0,164 0,165 0,100 0,115 PX08 0,121 0,697 PX03 0,690 0,164 0,272 PX09 0,116 0,634 0,170 0,285 PX01 0,146 0,599 0,255

PX07 0,275 0,578 0,199 0,209 KQ03 0,127 0,819 KQ01 0,222 0,171 0,791 0,119 KQ02 0,145 0,110 0,771 0,138 0,242 LL04 0,167 0,795 LL05 0,250 0,146 0,717 LL06 0,127 0,617 LL03 0,205 0,567 0,181 ND02 0,122 0,149 0,802 ND01 0,111 0,111 0,783 ND03 0,267 0,239 0,663 Eigenvalue 5,124 1,700 1,668 1,280 1,217 Phương sai trích 26,967% 35,913% 44,695% 51,434% 57,84% Alpha 0,744 0,718 0,709 0,659 0,727

Thang đo phương pháp giảng dạy: khơng phân tích khám phá EFA vì đây là

thang đo đa biến, gồm 5 thành phần và đo lường bằng 5 biến quan sát.

 Thành phần phương pháp diễn thuyết gồm một biến quan sát (GD01), ký hiệu DIEN THUYET.

 Thành phần phương pháp thảo luận nhóm gồm một biến quan sát (GD02), ký hiệu THAO LUAN NHOM.

 Thành phần phương pháp tình huống gồm một biến quan sát (GD03), ký hiệu TINH HUONG.

 Thành phần phương pháp đóng vai gồm một biến quan sát (GD04), ký hiệu DONG VAI.

 Thành phần phương pháp giải quyết vấn đề gồm một biến quan sát

(GD05), ký hiệu GIAI QUYET VAN DE.

Từ kết quả kiểm định EFA (Bảng 4.6), thang đo phong cách học tập sau khi

 Thành phần “phong cách học tập năng động” gồm ba biến quan sát

(ND01, ND02, ND03), được ký hiệu là NANG DONG.

 Thành phần “phong cách học tập phản xạ” gồm ba biến quan sát (PX01, PX03, PX07, PX08, PX09) , ký hiệu là PHAN XA.

 Thành phần “phong cách học tập suy luận” gồm bốn biến quan sát (LL03, LL04, LL05, LL06), được ký hiệu SUY LUAN.

 Thành phần “phong cách học tập thực hành” gồm ba biến quan sát (TT05, TT06, TT07, TT09) của thành phần, được ký hiệu là THUC HANH.

Từ kết quả kiểm định EFA (Bảng 4.6), Thang đo kiến thức thu nhận sau khi đánh giá: gồm 1 thành phần và đo lường bằng 3 biến quan sát ban đầu (KQ01, KQ02,

KQ03), được ký hiệu KIEN THUC.

Như vậy, thông qua đánh giá thang đo, các thang đo này đều đạt yêu cầu. Các biến quan sát của các thang đo này sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo. Các biến quan sát trong từng thang đo này được lấy tổng và sau đó tính điểm trung bình để đại diện cho các khái niệm nghiên cứu.

4.4. Phân tích tương quan:

4.4.1. Phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập. và phong cách học tập.

Mục tiêu của phân tích tương quan là tính tốn ra độ mạnh hay mức độ liên hệ tuyến tính giữa 2 biến số. Mặc dù phân tích tương quan không chú ý đến mối liên hệ nhân quả như phân tích hồi quy, nhưng hai phân tích này có mối liên hệ chặt chẽ và phân tích tương quan được xem như là công cụ bổ trợ hữu ích cho phân tích hồi quy.

Trước tiên chúng ta xem qua mối tương quan tuyến tính giữa các thành phần của phương pháp giảng dạy và phong cách học tập thông qua giá trị kiểm định là hệ số tương quan Pearson. Các giả thuyết H0 của kiểm định này cho rằng khơng có tương quan giữa 2 biến (tức các hệ số khơng có ý nghĩa thống kê). Chúng ta sẽ xem xét với

độ tin cậy 95% các giá trị p-value (mức ý nghĩa Sig) có < 0.05 hay khơng? Nếu Sig <

ý nghĩa. Ngược lại, nếu Sig > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết H0. Tức là hệ số tương quan tuyến tính giữa 2 biến là khơng có ý nghĩa.

Phân tích sự tương quan được thực hiện giữa biến “phương pháp giảng dạy” và “phong cách học tập”, đó là phân tích tương quan giữa thành phần năm thành phần của phương pháp giảng dạy như phương pháp diễn thuyết - DIEN THUYET, phương pháp thảo luận nhóm - THAO LUAN NHOM, phương pháp tình huống - TINH HUONG, phương pháp đóng vai - DONG VAI, phương pháp giải quyết vấn đề - GIAI QUYET VAN DE và bốn thành phần của phong cách học tập như phong cách học tập năng

động - NANG DONG, phong cách học tập phản xạ - PHAN XA, phong cách học tập

suy luận - SUY LUAN, phong cách học tập thực hành – THUC HANH. Kết quả phân tích được thể hiện bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập. Biến DIEN THUYET THAO LUAN NHOM TINH HUONG DONG VAI GIAI QUYET VAN DE NANG DONG 0,259** 0,339** 0,253** 0,261** 0,332** PHAN XA 0,191** 0,356** 0,282** 0,159** 0,29** SUY LUAN 0,17** 0,077 0,17** 0,283** 0,215** THUC HANH 0,209** 0,255** 0,110 0,056 0,201**

**. Mối tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01

Kết quả phân tích tương quan cho thấy như sau:

Phương pháp giảng dạy diễn thuyết – DIEN THUYET có mối quan hệ tương quan dương mạnh nhất với phong cách học tập năng động – NANG DONG (r = 0,259) và kế tiếp phong cách học tập thực hành – THUC HANH (r = 0,209) và phong cách học tập phản xạ – PHAN XA (r = 0,191) và cuối cùng là phong cách học tập suy luận – SUY LUAN (r = 0,17). Kết quả trong Bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều

có ý nghĩa thống kê (p < 0.01), và các mối quan hệ trên có thể được đánh giá là khá

cao.

Phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm – THAO LUAN NHOM có mối quan hệ tương quan dương mạnh nhất với phong cách học tập phản xạ – PHAN XA (r = 0,356) và kế tiếp phong cách học tập năng động – NANG DO (r = 0,339) và phong

cách học tập thực hành – THUC HANH (r = 0,255) và cuối cùng là khơng có mối quan hệ tương quan với phong cách học tập suy luận – SUY LUAN (r = 0,077) vì vi phạm ý nghĩa thống kế. Các hệ số tương quan còn lại trong bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p <0.01) và các mối quan hệ trên có thể được

đánh giá là khá cao.

Phương pháp giảng dạy tình huống – TINH HUỐNG có mối quan hệ tương quan dương mạnh nhất với phong cách học tập phản xạ – PHAN XA (r = 0,282) và kế tiếp phong cách học tập năng động – NANG DONG (r = 0,253) và phong cách học tập suy luận – SUY LUAN (r = 0,17) và cuối cùng là khơng có mối quan hệ tương quan với phong cách học tập thực hành – THUC HANH (r = 0,11) vì vi phạm ý nghĩa thống kế. Các hệ số tương quan còn lại trong bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p< 0.01) và các mối quan hệ trên có thể được đánh giá là khá cao. Phương pháp giảng dạy đóng vai – DONG VAI có mối quan hệ tương quan

dương mạnh nhất với phong cách học tập suy luận – SUY LUAN (r = 0,283) và phong cách học tập năng động – NANG DONG (r = 0,261) và kế tiếp phong cách học tập

phản xạ - PHAN XA (r = 0,159) và khơng có mối quan hệ tương quan với phong cách học tập thực hành – THUC HANH (r = 0,056) vì vi phạm ý nghĩa thống kế. Các hệ số tương quan còn lại trong bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p <0.01) và các mối quan hệ trên có thể được đánh giá là khá cao.

Phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề – GIAI QUYET VAN DE có mối

quan hệ tương quan dương mạnh nhất với phong cách học tập năng động – NANG

DONG (r = 0,332) và kế tiếp phong cách học tập phản xạ – PHAN XA (r = 0,29) và phong cách học tập suy luận – SUY LUAN (r = 0,215) và cuối cùng là phong cách học tập thực hành – THUC HANH (r = 0,201). Kết quả trong Bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ

số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p <0.01), và các mối quan hệ trên có thể được

đánh giá là khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và phong cách học tập, tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)