QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG – NHÀ NƯỚC VỀ VAI TRÒ VÀ CHẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 46 - 50)

LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2.1. Quan điểm về vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước

CCNN là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nền hành chính nhà nước, thông qua hoạt động của CCNN, các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước mới được thực hiện. Cơ quan nhà nước khơng thể hình thành và hoạt động nếu khơng có CCNN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “CB là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [7, tr. 269].

CCNN và công tác CCNN là một vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, có vai trị quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [7, tr. 269, 270]; “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tệ liệt” [7, tr. 54].

Có thể nói, vai trị của CCNN đóng vai trị là là “cầu nối” giữa Đảng, nhà nước với nhân dân. Một mặt, CCNN đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; mặt khác đem thực tiễn cuộc sống phán ánh lại với Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc hoạch định, xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng cũng như thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của đội ngũ CCNN nhà nước.

Vai trị của đội ngũ CCNN nói chung được thể hiện qua bốn mối quan hệ. Một là, quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Hai là, với bộ máy (các cơ quan tổ chức lãnh đạo quản lý); Ba là, với công việc; Bốn là, với quần chúng nhân dân.

Trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đội ngũ CCNN với tư cách là người thực thi pháp luật càng có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như trong việc triển khai thực hiện pháp luật đưa pháp luật vào cuộc sống.

Đội ngũ CCNN lực lượng lao động nịng cốt, có vai trị cực kỳ quan trọng trong quản lý và tổ chức cơng việc của Nhà nước. Nói cách khác, CCNN có vai trị rất lớn trong việc thực hiện sứ mệnh của Nhà nước pháp quyền. Nhiệm vụ của CCNN là thực thi công vụ, thực thi pháp luật, thực thi quyền lực nhà nước. Đồng thời chính CCNN đóng vai trò tham mưu đề xuất, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tiến bộ của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CCNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy có vị trí, vai trị quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhưng điều đó khơng có nghĩa là cơng chức ở vị trí cao hơn nhân dân, có quyền hạch sách, ra lệnh cho nhân dân... mà ngược lại CCNN là người phục vụ nhân dân, là “đầy tớ”, là “công bộc” của nhân dân.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở rộng giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế. vị trí, vai trị của CCNN càng trở nên đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, hội nhập kinh tế, quốc tế hàm chứa cả hai mặt: cơ hội và thách thức, cơ hội là chúng ta có thể tranh thủ được nguồn lực nước ngồi để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; còn thách thức là sự cạnh tranh thiếu bình đẳng, những rủi ro ln rình rập, những quy chế khắt khe sẽ rằng buộc, thách thức mà nếu không trù định và giải quyết hữu hiệu, chúng ta phải chịu khơng ít thua thiệt và bỏ lỡ cơ hội phát triển. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với bộ máy nhà nước là phải luôn nâng cao chất lượng của đội ngũ CCNN để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết giúp CCNN hội nhập thành công.

1.2.2. Quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước hành chính nhà nước

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước (gọi chung là đội ngũ cơng chức nhà nước), góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ trong sạch vững mạnh. CCNN nhà nước đa số đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua công tác; số lượng, chất lượng, cơ cấu có sự chuyển biến theo

hướng tích cực; có bản lĩnh chính trị vững vàng, ln có ý thức rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, xây dựng khối đoàn kết nội bộ; thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, lành mạnh, gần gũi với quần chúng nhân dân; thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trên các mặt, nêu cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được phân cơng...

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ CCNN cịn bộc lộ một số hạn chế: Một bộ phận CCNN giảm sút ý chí chiến đấu; có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, dao động về mục tiêu, lí tưởng cách mạng; tác phong làm việc quan liêu; có biểu hiện lơ là, mất cảnh giác trước “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch; một số khác thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật cịn kém; khơng nghiêm túc tự phê bình và phê bình; thiếu dân chủ trong sinh hoạt; một số cán bộ, công chức lười học tập, rèn luyện, bộc lộ những yếu kém so với yêu cầu nhiệm vụ được giao; giải quyết cơng việc cịn lúng túng, thiếu chủ động; cơ cấu cán bộ không đồng bộ, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với u cầu cơng việc. Cơ chế quản lí, sử dụng và chế độ chính sách cịn nhiều bất hợp lí, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Trước thực trạng trên, để nâng cao chất lượng đội ngũ CCNN theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt một số quan điểm sau:

Một là, tập trung quán triệt nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao

chất lượng CCNN và cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, công chức.

Quán triệt quan điểm Đại hội XI của Đảng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”[7, tr. 252]. Đặc biệt là nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến tích cực trong tồn Đảng, tồn dân, toàn quân, nhất là cán bộ, đảng viên, cơng chức trong bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Hai là, tuyển dụng cán bộ, công chức phải đúng quy trình, dân chủ, cơng

khai.

Tập trung đổi mới chế độ thi tuyển cán bộ, công chức theo hướng “công khai, dân chủ, minh bạch” đáp ứng các tiêu chí của cán bộ, cơng chức trong tình hình mới, đảm bảo tuyển chọn đúng nhân tài phục vụ đất nước. Cần khắc phục tình trạng thi tuyển hình thức. Chú trọng lựa chọn cán bộ, cơng chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự tâm huyết với sự nghiệp đổi mới đất nước và phải tạo điều kiện cho họ rèn luyện.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố, ưu tiên cho đào tạo chính quy, nhất là cấp cơ sở. Tập trung bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hố, chun môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lí; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; khả năng tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ý thức tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải luôn gắn sát với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra hiện nay và đảm bảo đúng quy trình, cơ cấu, số lượng.

Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng với cán bộ, công

chức.

Đây là giải pháp vừa khuyến khích, động viên cán bộ, cơng chức cống hiến tài năng cho Tổ quốc, vừa giúp họ có điều kiện chăm lo cho xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình bền vững và thu hút được nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công

chức. Do vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương theo hướng nâng cao mức sống của cán bộ, cơng chức; các chính sách khác bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức vừa phát huy hiệu quả trong công tác, vừa nâng cao mức sống gia đình.

Năm là, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán

bộ, công chức, nhất là giám sát của nhân dân, của các tổ chức đồn thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức và hiện thực hoá trong thực tiễn. Cần bổ sung thêm trong quy chế cán bộ, công chức ở từng cấp: định kỳ hoặc đột xuất phải đối thoại trực tiếp với nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp của nhân dân đối với cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở. Chú ý với những cán bộ, công chức khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, khơng được quần chúng tín nhiệm, vi phạm pháp luật, kỷ luật thì phải có quy định bãi miễn, xử lý nghiêm và cơng khai trước công luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)