Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 50 - 55)

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hà Nội

Quán triệt, các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, từ tình hình thực tiễn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Thủ đô Hà Nội, trong 10 năm qua, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy các khóa đã vận dụng sáng tạo các quan điểm của Trung ương về công tác cán bộ, mạnh dạn đột phá vào một số khâu trọng yếu trong cơng tác cán bộ. Những chủ trương, giải pháp đó đã đem lại kết quả tích cực, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thành phố. Đội ngũ cán bộ Thành phố không ngừng được tăng cường cả số lượng lẫn chất lượng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố hiện có 102.125 người (năm 2001 là 87.023 người) trong đó có 1.542 tiến sĩ, thạc sĩ (164 tiến sĩ) (0,16%); 52.632 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng. Riêng cán bộ

chủ chốt diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hiện có 912 đồng chí, trong đó có 158 cán bộ nữ (17,18%); 41 tiến sĩ (4,54%); 123 thạc sĩ (13,63%); 705 đại học, cao đẳng (78,16%); về lý luận chính trị có 789 cử nhân, cao cấp lý luận chính trị (84,47%). Để đạt được những kết quả đó, thời gian qua Hà Nội đã thực hiện một số hướng giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện quy hoạch cán bộ trẻ dài hạn

Đối tượng được lựa chọn đưa vào diện quy hoạch từ nguồn công chức trẻ đã qua cơng tác đồn thể, cơng tác quản lý ở cơ sở, có triển vọng; con em cán bộ và gia đình có cơng với cách mạng; số sinh viên có học lực khá, giỏi, có tư cách tốt, có tố chất làm lãnh đạo, quản lý. Từ năm 1997 đến nay, đã đưa vào quy hoạch 1.075 trường hợp (gồm 287 sinh viên, 697 cán bộ, cơng chức trẻ); có 363 cán bộ được điều động về phường, xã, thị trấn để đào tạo qua thực tiễn. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đội ngũ cán bộ trẻ còn được quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các cuộc giao lưu với các cán bộ lão thành cách mạng, các nhân vật lịch sử, tham quan các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng. Qua thực tiễn cơng tác, học tập có 538 cán bộ trẻ được kết nạp đảng (54,67%); 278 đồng chí là trưởng, phó phịng, ban cấp quận, huyện, trưởng ngành ở phường, xã; 28 đồng chí là đảng ủy viên cấp trên cơ sở; 64 đồng chí được quy hoạch dự bị các chức danh diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

Thứ hai, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ

Đối tượng tuyển chọn là cán bộ, công chức trẻ thuộc diện quy hoạch, đào tạo của Thành phố, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và con em gia đình chính sách, gia đình có truyền thống cách mạng. Giai đoạn 2007 - 2010, đã tuyển chọn 263 người đưa đi đào tạo tại 14 quốc gia (nhiều nhất là Anh, Úc, Hoa Kỳ, Thái Lan). Trong đó, 16 học viên được đào tạo nửa thời gian trong nước và nửa thời gian ở nước ngoài (5,9%), 45 học viên đào tạo trong nước kết hợp thực tập ở nước ngoài (16,14%). Việc lựa chọn ngành đào tạo căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố, chú trọng lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, đô thị, thương mại quốc tế và các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn. Sau đào tạo, đã bố trí 195 cán bộ có trình độ thạc sĩ về cơng tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, doanh nghiệp, trong đó có 87 đồng chí được bổ nhiệm giữ chức trưởng, phó phịng

cấp sở, ngành và quận, huyện. Trong giai đoạn 2010 - 2015, chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ đã xét tuyển được 411 trường hợp (377 cán bộ, công chức và 34 sinh viên), trong đó đào tạo tiến sĩ 16 học viên, đào tạo thạc sĩ 395 học viên; đào tạo trong nước 363 học viên, đào tạo ở nước ngoài 48 học viên.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Từ năm 2001 đến nay ở cấp thành phố đã tổ chức 67 lớp cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị chuyên ngành với 4.998 học viên, mở 69 lớp đào tạo chuyên môn bậc đại học với 4.502 học viên, gồm các ngành luật, hành chính cơng, báo chí, kinh tế, quản lý đất đai, xã hội học, công nghệ thông tin...; đào tạo trung cấp chuyên môn cho 3.844 cán bộ phường, xã, thị trấn, tập trung các ngành hành chính, pháp lý, văn hóa, thống kê, xây dựng...; đào tạo bậc sau đại học cho 643 cán bộ đương nhiệm, dự bị các chức danh Thành ủy quản lý, cán bộ công chức các ban đảng, mặt trận, đoàn thể và các cơ quan hành chính nhà nước, tập trung các ngành luật, kinh tế, quản lý đơ thị và cơng trình, chính trị; cử 621 cán bộ, giáo viên đào tạo thạc sĩ, 15 nghiên cứu sinh ngành giáo dục, 322 học thạc sĩ, tiến sĩ y khoa.

Từ năm 2002 đến nay đã tổ chức 14 lớp đào tạo tiếng Anh tại Singapore cho 298 cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo Anh văn trong nước (trình độ A, B, C) và đào tạo tin học cho 5.565 lượt người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từng bước gắn với quy hoạch; ưu tiên đào tạo cán bộ phường, xã, thị trấn, các cơ quan tư pháp và báo chí, xuất bản. Cán bộ được cử đi học đều đảm bảo tiêu chuẩn và trong quy hoạch.

Thứ tư, công tác luân chuyển cán bộ

Qua 5 năm, Hà Nội đã luân chuyển 3.429 cán bộ, gồm 57 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, 3.372 cán bộ thuộc diện quận, huyện, sở, ban, ngành quản lý. Trong 57 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, có 26 đồng chí cán bộ chủ chốt sở, ban, ngành được luân chuyển về quận, huyện; 17 cán bộ chủ chốt quận, huyện về sở, ngành, 5 đồng chí được luân chuyển giữa các sở, ngành; 9 đồng chí được luân chuyển giữa các quận, huyện; đã có 23/56 đồng chí được đề bạt giữ chức vụ cao hơn.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng chiến lược của cơng tác cán bộ trong thực thi các chính sách quản lý hành chính nhà nước, thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tạo bước chuyển biến đột phá trong công tác cán bộ và đẩy mạnh triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, năng động, minh bạch và hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011 - 2015 xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong năm hướng đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thành phố đã ban hành các Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (trước là Dự án 151, Dự án 32, Đề án 47 - Đề án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề án 393 - Đề án đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước, nay là Đề án 922). Đến nay, đã có 594 học viên Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tốt nghiệp đại học (492 học viên) và sau đại học (102 học viên: 19 tiến sĩ và 83 thạc sĩ) tại các cơ sở đào tạo ở trong nước và nước ngồi (trong đó, 319 học viên tốt nghiệp tại các cơ sở ở nước ngoài); thu hút được 1.089 người (15 tiến sĩ, 236 thạc sĩ và 838 đại học loại giỏi, xuất sắc) đã tiếp nhận, bố trí cơng tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; trong đó, có 14 người (học viên Đề án 922: 04 người, đối tượng thu hút: 10 người) được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương. Thơng qua các chính sách này, đã giúp cho thành phố trẻ hóa được đội ngũ cán bộ, bổ sung nguồn nhân lực kịp thời.

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực, thành phố cũng quan tâm, đào tạo, chuẩn hóa, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở và đã tiếp nhận 139 người tốt nghiệp đại học hệ chính quy, dưới 35 tuổi, có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, có chiều hướng phát triển để đào tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã (Đề án 89) để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã; trong số 139 người này, có 23 người được chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy phường, xã; 01 người giữ chức vụ Chủ tịch UBND phường; 03 người được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã; 24 người giữ chức vụ Phó

Chủ tịch UBND phường, xã. Ngoài ra, thành phố ban hành Quy định thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quyết định số 6221/QĐ-UBND ngày 02/8/2012, kể từ năm 2006 đến nay với tổng số 408 ứng viên tham gia và có 130 người trúng tuyển (trong đó, khối sở, ban, ngành: 23 vị trí và khối quận, huyện: 107 vị trí) và điểm mới năm nay, là Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu lãnh đạo thành phố tổ chức thi tuyển chức danh Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý... Trong năm 2013, UBND thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch đẩy mạnh chế độ công vụ, công chức của thành phố Đà Nẵng và các cấp, ngành trong giai đoạn 2013 - 2015; tổ chức lễ tuyên dương cho 71 công chức, viên chức xuất sắc tiêu biểu nguyên tắc công khai, công bằng, khách quan và được xét chọn từ hơn 23.000 công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố. Cũng trong năm 2013, thành phố triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm và áp dụng phương pháp đánh giá kết quả công việc của cơng chức hàng tháng theo hình thức trực tuyến đến tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện và các phường, xã; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ theo tinh thần 5 xây: "Trách nhiệm","Chuyên nghiệp", "Trung thực","Kỷ cương","Gương mẫu"; đồng thời kiên quyết thực hiện 3 chống các biểu hiện: "Quan liêu","Tiêu cực","Bệnh hình thức".

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện An Dương- Thành phố Hải Phòng

Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong tám nhóm vấn đề mà Ban Thường vụ huyện ủy An Dương (TP.Hải Phòng) tập trung chỉ đạo.

Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ An Dương xác định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung chuẩn hoá đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ và lý luận chính trị. Giai đoạn 2010-2015, hơn 500 lượt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, nâng cao. Trong đó, 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn về lý luận chính trị, trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên (tăng 35,9% so với đầu nhiệm kỳ). Năm 2015, UBND huyện tiếp tục rà soát, thẩm định, giới thiệu 7 người tham gia lớp đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn khóa 2 của thành phố.

Bên cạnh đào tạo, huyện chú trọng bồi dưỡng theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. 75 cán bộ cơ sở lên học việc ở các phòng, ban của huyện để rèn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc thực tế. Nhờ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ cơ sở, nhất là ở những vị trí chủ chốt thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo địa phương phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng với chuẩn hoá trình độ, huyện An Dương cũng đặc biệt quan tâm tới việc bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. Trong nhiệm kỳ, huyện đã luân chuyển 4 cán bộ trẻ, có năng lực ở cấp huyện về giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã. UBND các xã, thị trấn của huyện An Dương thực hiện việc công bố, công khai các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết cơng việc, thời gian giải quyết cơng việc, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, cơng dân biết tại bộ phận tiếp dân và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đồng thời, áp dụng cơng nghệ thơng tin và các quy trình ISO vào việc quản lý, điều hành, đã tạo thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra của lãnh đạo và nhân dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức. Nhờ đó, đội ngũ CBCC của huyện ngày càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về lý luận chính trị, có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đây là nền tảng quan trọng để Đảng bộ huyện giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)