Những bài học rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 55 - 58)

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.2. Những bài học rút ra

Qua kinh nghiệm các địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực, chúng ta thấy rõ ràng rằng nguồn nhân lực đóng một vai trị và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của chính ngành đó. Hiệu quả của việc quản lý và nâng cao nguồn nhân lực chính là chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức mang tính chun nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chun mơn đáp ứng được các u cầu nhiệm vụ mới.

Từ thực tiễn của quận Gị Vấp nói riêng và Tp. Hồ Chí Minh nói chung có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Một là, các cấp ủy cần nghiên cứu, quán triệt và quyết tâm cao trong thực

phân công, phân cấp cụ thể, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo, uốn nắn những sai sót, lệch lạc.

Hai là, vai trị người đứng đầu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong cơng tác

cán bộ. Vì vậy, cấp ủy cấp trên phải nắm thật chắc phẩm chất, năng lực của người đứng đầu, kịp thời góp ý, biểu dương hoặc điều chỉnh, thay thế.

Ba là, bám sát thực tiễn của Quận và những yêu cầu mới hiện nay để thực

hiện công tác cán bộ; mạnh dạn, chủ động, sáng tạo thực hiện những vấn đề mới về chủ trương, giải pháp, chính sách đối với cơng tác cán bộ.

Bốn là, bên cạnh việc giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ xả thân vì nhiệm vụ

cách mạng, cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và xây dựng mơi trường làm việc tích cực để bảo vệ cán bộ, giúp cán bộ an tâm công tác, học tập, rèn luyện và cống hiến.

Năm là, thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội

ngũ cán bộ, chuyên viên làm cơng tác tổ chức cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực, trình độ tham mưu cho cấp ủy, đồng thời có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ giỏi và giúp cán bộ khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực

Sáu là, xây dựng đồng bộ hệ thống giải pháp, từ khâu tuyển dụng, đào tạo tới

sử dụng, đánh giá CBCC. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức quận Gị Vấp cần quan tâm và chú trọng hơn nữa tới hoạt động tuyển dụng, tuyển chọn công chức, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Tổ chức thi tuyển cơng khai, cơng bằng, có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao về làm việc tại các xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, là nguồn cán bộ quy hoạch cho tương lai. Quan tâm đầu tư và phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu, thủ tục hành chính để đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn, hạn chế thời gian thực hiện các thủ tục “rườm rà”, giúp hạn chế lao động dơi dư, khắc phục tình trạng cơng dân xếp hàng dài tại các cơ quan hành chính. Đồng thời, việc áp dụng cơng nghệ thông tin cũng giúp cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ CBCC được hiệu quả và xử lý các tình huống bất thường được kịp thời hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, với mục đích làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau đây:

Chương 1 đã đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực, phân loại và vai trò của nguồn nhân lực. Từ các quan điểm về nguồn nhân lực, tác giả đã trình bày lý luận về nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước (gọi chung là công chức nhà nước): Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơng chức hành chính nhà nước. Để đánh giá chất lượng công chức hành chính nhà nước tác giả sử dụng các tiêu chí sau: Trình độ chun mơn, nghiệp vụ; Trình độ chun mơn, nghiệp vụ; Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước; Trình độ ngoại ngữ và tin học; Phẩm chất chính trị, đạo đức. Đồng thời, tác giả đã khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó, chương 1 đã trình bày các quan điểm của Đảng – Nhà nước về vai trò và chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước hiện nay. Đồng thời, qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước của một số địa phương, tác giả đã rút ra 07 điểm mà các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận Gị Vấp có thể học tập kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỘ MÁY

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

------

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)