Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 59 - 64)

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN GÒ VẤP

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Theo niên giám thống kê qua các năm và báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Gò Vấp đến năm 2020, tình hình phát triển kinh tế của Gò Vấp trong những năm vừa qua như sau:

Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế quận Gị Vấp giai đoạn 2005 – 2015

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng (%) 2010- 2005 2015- 2010

1. GTSX theo giá hiện hành (tỷ đồng) 9.304 23.184 45.579 - Nông nghiệp 13 14 18

- Công nghiệp - xây dựng 4.827 9.082 20.350 - Thương mại - Dịch vụ 4.464 14.088 25.211

2. GTSX theo giá cố định (tỷ đồng) 6.820 17.108 33.795 25,85 18,55 - Nông nghiệp 11 12 16 1,58 6,79 - Công nghiệp - xây dựng 3.600 6.814 15.655 17,29 23,11 - Thương mại - Dịch vụ 3.208 10.281 18.124 33,80 15,23 3. Cơ cấu GTSX (giá hiện hành) % 100,00 100,00 100,00

- Nông nghiệp 0,14 0,06 0,04 - Công nghiệp - xây dựng 51,88 39,17 44,65 - Thương mại - Dịch vụ 47,98 60,77 55,31 4. Thu nhập BQ/người/năm theo (giá

hiện hành) (triệu đồng) 30,01 41,73 76,49

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp)

Tính cho tới hết năm 2015, giá trị sản xuất (GTSX) tính theo giá cố định tồn quận Gị Vấp đạt 33.795 tỷ đồng (Bảng 2.1). Trong những năm gần đây, tăng

trưởng kinh tế tồn quận đạt mức khá; tính bình qn cho cả giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng GTSX trên địa bàn quận đạt 18,55%/năm. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 76,49 triệu đồng năm 2015, bằng 65,77% so với TP. Hồ Chí Minh (116,3 triệu đồng/người) và bằng 167,4% so với cả nước (45,7 triệu đồng/người).

Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển kinh tế quận Gò Vấp giai đoạn 2005 – 2015

Quận Gị Vấp có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Xét về thu nhập bình qn đầu người, quận Gị Vấp có điểm xuất phát kinh tế ở mức khá cao so với các địa phương khác trong tồn thành phố.

- Ngành nơng nghiệp: Với tốc độ tăng trưởng chung như hiện nay thì trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm dần, tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 là 1,58%/năm; còn trong giai đoạn 2010 - 2015, tăng trưởng đã có chuyển biến rõ nét tăng cao hơn giai đoạn 2005 - 2010 khoảng 5,21% và đạt 6,79%/năm. Đây là ngành đóng góp thấp nhất cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.

- Ngành công nghiệp - xây dựng: trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành cơng nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (23,11%) trong ba ngành. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, ngành cơng nghiệp - xây dựng cịn là ngành đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế cáo nhất trong giai đoạn này là 52,98%. Tốc độ tăng trưởng của ngành cho thấy quận Gị Vấp đã có sự đầu tư chuẩn bị cho

q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, phát triển một số ngành cơng nghiệp có tiềm năng trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp trong thời gian dài quận Gò Vấp cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp, đầu tư hồn thiện hệ thống giao thông, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề.

- Ngành thương mại - dịch vụ: giai đoạn 2010 – 2015 có tốc độ tăng trưởng của ngành đứng thứ 2 trong các ngành kinh tế, tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế còn thấp, chiếm 47% chưa phản ánh được thế mạnh về du lịch - dịch vụ, thương mại mà quận đang có. Thực trạng này diễn ra do nhiều nguyên nhân như kết cấu mạng lưới hạ tầng của quận chưa cho thương mại dịch vụ đồng bộ, thiếu vốn cho đầu tư phát triển, trình độ cán bộ quản lý kinh doanh và đội ngũ lao động ở lĩnh vực này còn hạn chế.

- Lao động: Tốc độ tăng lao động đang làm việc trong nền KTQD trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2015 là 6,63% cao hơn tốc độ tăng của giai đoạn 2005 - 2010 (4,93%), cho thấy vấn đề tạo việc làm trong giai đoạn 2010 – 2015 đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực này mới chỉ giải quyết được một phần so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương, khi so sánh tốc độ tăng lao động làm việc trong nền KTQD và tốc độ tăng lực lượng sản xuất sẽ thấy rõ điều này. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng lao động làm việc trong nền KTQD là 4,93% cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động (3,54%) cho thấy quận đã giải quyết được phần nào tình trạng thiếu việc làm thì tới giai đoạn 2010 – 2015, tình trạng này lại có xu hướng tăng, tốc độ tăng lao động làm việc trong nền KTQD thấp hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động (tương ứng 6,63% và 7,81%). Ngồi ra có thể thấy đóng góp của lao động chiếm hơn 80% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong khi năng suất lao động (theo giá cố định) chỉ đóng góp gần 20% vào tăng trưởng đã cho thấy sự phát triển kinh tế của quận chỉ dựa vào quy mô lao động.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng giảm mạnh trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận do diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn quận có xu hướng ổn định. Khu vực Thương mại dịch vụ của quận tuy

chưa chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất trên địa bàn quận, nhưng đây là khu vực năng động nhất, có mức tăng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế.

2.1.2.2. Văn hóa – xã hội

Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và tồn xã hội, cơng tác giáo dục của quận Gị Vấp đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng.

Hiện nay, tồn quận có 76 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 189 trung tâm học tập cộng đồng, quy mô trường lớp hợp lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của con, em trong quận. Toàn quận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, chất lượng cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên về đào tạo.

Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục được quan tâm. Nhận thức, tư tưởng chính trị và chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục ngày một nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; Đến năm 2015 có 62/72 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia (24/36 trường mầm non; 20/20 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 13/15 trường THCS) và 4/4 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.. Tuy nhiên, cơng tác giáo dục của quận Gị Vấp cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: Số lượng giáo viên cơ bản đủ nhưng cơ cấu chủng loại còn bất cập; chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc giáo dục tư tưởng, quyền và nghĩa vụ của công dân, rèn kỹ năng sống; cơ sở vật chất một số trường học cịn thiếu, diện tích cịn hẹp; chưa có sự gắn kết trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình-nhà trường-xã hội trong việc đảm bảo các điều kiện giáo dục các em học sinh.

Những tồn tại hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đó là: cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát

triển; công tác quản lý, điều hành chưa đồng bộ, một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, một số cán bộ và giáo viên ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao; cấp ủy, địa phương và nhiều gia đình chưa thực sự chú trọng đầu tư và chăm lo phát triển giáo dục.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân số, gia đình và trẻ em

Trong những năm qua, cơng tác y tế của quận Gị Vấp đã được các cấp ủy, Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể quận Gị Vấp quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả khá tốt. Hệ thống y tế từ Quận đến cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư xây mới và nâng cấp. Hiện nay, tồn quận Gị Vấp có 1 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, trung tâm y tế và 16 trạm y tế phường với 282 cán bộ y tế (trong đó có 91 bác sĩ), bình quân 19,6 cán bộ y tế/1 vạn dân và 4,1 bác sĩ/1 vạn dân; có 16/16 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí giai đoạn 2001-2010). Xã hội hóa cơng tác y tế được các ban ngành, đồn thể phối hợp làm tốt.

Cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình ln được quan tâm thực hiện; duy trì cơng tác truyền thơng gắn dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, số người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm đạt 0,16%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác y tế cịn gặp một số khó khăn và hạn chế như: đội ngũ cán bộ y tế huyện còn thiếu, đặc biệt là thiếu bác sĩ, cán bộ chuyên khoa. Cơ sở, vật chất một số trạm y tế đã xuống cấp, trang thiết bị cũ, thiếu đồng bộ. Chất lượng dịch vụ một số cơ sở y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao chân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở đã được củng cố nhưng chưa ổn định và chưa được đào tạo cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)