Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 66 - 74)

2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

2.2.2. Thực trạng về chất lượng

2.2.2.1. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Tính đến cuối năm 2015, trình độ chun mơn của trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp phân bố như sau: Tiến sĩ có 44 người chiếm 4,24%, Thạc sĩ có 174 người, chiếm 16,74%; đại học 753 người, chiếm 72,56%; cao đẳng 46 người chiếm 4,45%; trung cấp và sơ cấp là 21 người, chiếm 2,01%.

Bảng 2.5. Chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ chun mơn

Trình độ chun mơn Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Thạc sĩ 174 16,76

Đại học 797 76,78

Cao Đẳng 46 4,43

Trung cấp và sơ cấp 21 2,03

Tổng 1.038 100,00

(Nguồn: Phòng Nội vụ và tính tốn của tác giả)

Quan sát bảng 2.5 cho ta thấy: Phần lớn CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp có trình độ chun mơn đại học trở lên (hơn 90%). Số công chức này hồn tồn là đội ngũ lãnh đạo và cơng chức chun mơn. Số có trình độ trung cấp, bằng nghề chiếm tỷ lệ thấp, được bố trí là công tác phục vụ. Tuy nhiên, số cơng chức có trình độ thạc sỹ so với mặt bằng chung cịn thấp nên các cơ quan này cần có kế hoạch cử thêm CBCC đi đào tạo sau đại học nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn u cầu của cơng việc.

2.2.2.2. Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước

a. Trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC của các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp cịn những hạn chế, có 35 người trình độ cao cấp chiếm 3,37%; có 751 người trình độ trung cấp, chiếm 72,35%; có 252 người trình độ sơ cấp chiếm 24,28%. Trong khi đội ngũ CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp phải là đối tượng cần được trang bị kiến thức lý luận đồng đều ở trình độ cao thì tương quan về số CBCC được đào tạo trình độ cử nhân và cao cấp so với số lượng lãnh đạo từ cấp phòng trở lên hiện nay của Quận là còn thấp. Tỷ lệ này đặt ra yêu cầu cần cử thêm những CBCC đủ tiêu chuẩn tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ.

Bảng 2.6. Chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ chính trị

Trình độ chính trị Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Cao cấp 35 3,37

Trung cấp 751 72,35

Sơ cấp 252 24,28

Tổng 1.038 100,00

(Nguồn: Phịng Nội vụ và tính tốn của tác giả)

b. Trình độ quản lý nhà nước

Hiện tại số lượng CBCC của các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp đã qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước như sau: chuyên viên chính là 138 người, chiếm tỷ lệ 13,29%; chuyên viên 788 người, bằng 75,92%; cán sự là 21 người, chiếm tỷ lệ 2,5%, chưa qua đào tạo là 86 người, chiếm tỷ lệ 8,3%. Tỷ lệ phân bổ CBCC theo trình độ quản lý nhà nước thể hiện trong bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý nhà

nước Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Chuyên viên chính 138 13,29

Chuyên viên 788 75,91

Cán sự 26 2,5

Chưa qua đào tạo 86 8,3

Tổng 1.038 100,00

(Nguồn: Phịng Nội vụ và tính tốn của tác giả)

Các số liệu biểu diễn trên bảng 2.7 cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp đã tương đối cao.

Kết quả tự đánh giá của CBCC về kiến thức Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước được thể hiện trong bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Kết quả tự đánh giá của CBCC về kiến thức Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước Kiến thức Lãnh đạo Quận Lãnh đạo cấp phịng CBCC thừa hành Trung bình 1. Lý luận chính trị 4,53 3,61 2,81 3,65 2. Quản lý nhà nước 3,94 4,23 3,25 3,81 Trung bình 4,24 3,92 3,03 3.73

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Bảng 2.8 cho thấy, Lãnh đạo Quận cho điểm đánh giá cao nhất đối với Kiến thức Lý luận chính trị (4,53 – mức rất thành thạo) trong khi cho điểm về Kiến thức Quản lý nhà nước thấp hơn (3,94 – mức thành thạo). Lãnh đạo cấp phòng cho điểm về Kiến thức Quản lý nhà nước (4,23 – mức rất thành thành thạo) cao hơn so với Kiến thức Lý luận chính trị (3,61 – mức thành thạo). Tương tự vậy, CBCC thừa hành cũng cho điểm về Kiến thức Quản lý nhà nước (3,25 – mức Trung bình) cao hơn so với Kiến thức Lý luận chính trị (2,81 - mức trung bình). Kết quả tự đánh giá của các nhóm đối tượng phản ánh tương đối chính xác trình độ đào tạo Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước về bằng cấp so với kiến thức thực tế và khơng có sự khác biệt đáng kể nào giữa đánh giá của CBCC và thông tin từ hồ sơ của họ về điểm này.

2.2.2.3. Trình độ ngoại ngữ và tin học

Về trình độ ngoại ngữ, CBCC có trình độ ngoại ngữ bậc đại học và cao đẳng là 54 người, chiếm tỷ lệ 5,2%; trung cấp có 65 người, chiếm tỷ lệ 6,26%; Chứng chỉ A, B, C có 807 người, chiếm tỷ lệ 77,74%; chưa qua đào tạo là 112 người, chiếm tỷ lệ 10,78%.

Bảng 2.9. Chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ ngoại ngữ

Theo trình độ ngoại

ngữ Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Đại học và cao đẳng 54 5,2

Trung cấp 65 6,26

Chứng chỉ (A, B, C) 898 86,51 Chưa qua đào tạo 21 2,02

Tổng 1.038 100

(Nguồn: Phịng Nội vụ và tính tốn của tác giả)

Như vậy, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC tại các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp khá thấp, mới chỉ dừng lại ở việc cấp chứng chỉ, tỷ lệ người chưa qua đào tạo còn khá lớn. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực như hiện nay, yêu cầu cấp thiết là phải nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm phục vụ cho cơng việc và tìm hiểu học tập kinh nghiệm quản lý của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, đây còn là hạn chế đối với đội ngũ CBCC của quận cần phải khắc phục.

Biểu đồ 2.8. Chất lượng đội ngũ CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ ngoại ngữ

Về trình độ tin học, CBCC có trình độ tin học bậc đại học và cao đẳng là 20 người, chiếm tỷ lệ 1,94%; Chứng chỉ B có 797 người, chiếm tỷ lệ 76,78%; Chứng chỉ C có 200 người, chiếm tỷ lệ 19,24%; chưa qua đào tạo là 21 người, chiếm tỷ lệ 19,24%.

Bảng 2.10. Chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp theo trình độ tin học

Theo trình độ tin học Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Đại học và cao đẳng 20 1,94

Chứng chỉ B 797 76,78

Chưa qua đào tạo 21 2,02

Tổng 1.038 100,0

(Nguồn: Phịng Nội vụ và tính tốn của tác giả)

Q trình cải cách hành chính đang diễn ra, trong đó hiện đại hóa trang thiết bị là một trong những nội dung quan trọng. Khi quản lý nhà nước ngày càng hiện đại, CBCC phải thường xuyên sử dụng kiến thức về tin học và máy tính trong quá trình thực thi cơng vụ. Tuy nhiên, hiện nay mới có 20 CBCC được đào tạo bài bản, số cịn lại mới có chứng chỉ tin học và tỷ lệ người chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá lớn. Rõ ràng đây là bất cập khá lớn của đội ngũ CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước quận Gị Vấp khi ứng dụng tin học hố hành chính nhà nước.

Kết quả tự đánh giá của CBCC về kỹ năng Tin học, ngoại ngữ được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.11. Kết quả tự đánh giá của CBCC về kỹ năng tin học và ngoại ngữ

Kỹ năng Lãnh đạo Quận Lãnh đạo cấp phịng CBCC thừa hành Trung bình

Kỹ năng đọc tài liệu bằng ngoại ngữ 2,02 2,11 2,23 2,12

Kỹ năng sử dụng máy tính trong soạn văn

bản 2,86 3,41 4,27 3,51

Kỹ năng khai thác thông tin qua internet

trong công việc 1,99 2,81 3,83 2,88

Kỹ năng khai thác các phần mềm liên

quan đến công việc 2,76 3,42 4,42 3,53 Trung bình 2,38 3,12 4,13 2.54

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)

Kỹ năng ngoại ngữ: Bảng 2.11 cho thấy Lãnh đạo Quận cho điểm Kỹ năng đọc/dịch tài liệu bằng ngoại ngữ thấp nhất (2,02 – mức chưa thành thạo), trong khi

Lãnh đạo cấp phòng đánh giá cao hơn (2,11 – mức chưa thành thạo) và CBCC thừa hành đánh giá cao nhất nhưng cũng chỉ dừng ở mức điểm 2,23 – mức chưa thành thạo. Giá trị trung bình của kỹ năng ngoại ngữ rất thấp (2,12 – mức chưa thành thạo). Kết quả tự đánh giá của các CBCC đã phản ánh chính xác mối quan hệ về bằng cấp so với kỹ năng thực tế và theo độ tuổi CBCC. Thực tế, CBCC thừa hành trẻ hơn, được đào tạo tốt hơn về ngoại ngữ và có điều kiện tiếp cận với ngoại ngữ nhiều hơn Lãnh đạo cấp Phòng và Lãnh đạo cấp Quận. Bảng 2.11 cũng cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể nào giữa đánh giá của CBCC và thông tin từ hồ sơ của họ về kỹ năng này.

Kỹ năng Tin học: Kết quả ở Bảng 2.11 cho thấy, Lãnh đạo Quận cho điểm thấp nhất ở hầu hết các mục đánh giá, đặc biệt ở nội dung Kỹ năng khai thác thông tin trên internet trong công việc trong khi đội ngũ lãnh đạo cấp phòng cho điểm cao hơn. Tuy nhiên, cả Lãnh đạo Quận và Lãnh đạo cấp phòng đều tự đánh giá chưa thành thạo (dưới 2,59 điểm) đối với kỹ năng khai thác thông tin qua internet. Đối với CBCC thừa hành cho điểm về kỹ năng Tin học cao hơn Lãnh đạo Quận và Lãnh đạo cấp phòng. Nguyên nhân được cho là đội ngũ CBCC thừa hành chủ yếu là trẻ tuổi, phát triển trong thời đại cơng nghệ cao, có nhiều cơ hội học tập và tiếp cận với công nghệ thông tin từ rất sớm. Tuy nhiên, CBCC thừa hành cũng cho điểm về kỹ năng khai thác internet thấp hơn các kỹ năng cịn lại. Điều này có thể lý giải một phần do trình độ ngoại ngữ thấp đã phân tích ở trên đã cản trở CBCC trong việc học và phát triển các kỹ năng về máy tính. Đối với các kỹ năng tin học còn lại, CBCC thừa hành đều rất thành thạo.

2.2.2.4. Ý thức, thái độ trong công việc

Kết quả tự đánh giá của CBCC về Ý thức, Thái độ trong công việc được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.12. Kết quả tự đánh giá của CBCC về ý thức, thái độ trong công việc

Ý thức, thái độ trong công việc

Lãnh đạo Quận Lãnh đạo cấp phịng CBCC thừa hành Bình qn

Trong chấp hành giờ làm việc 4,61 4,52 4,32 4,48

Trong chấp hành tổ chức kỷ luật 5,00 4,73 4,54 4,76

Trong chuyên tâm vào công việc 4,68 4,51 4,06 4,42

Sự sẵn sàng học tập 3,22 3,45 3,01 3,23

Tuân thủ các quy trình trong giải quyết

cơng việc 4,84 4,52 3,07 4,14 Trong giao tiếp với đông nghiệp và

công dân 4,62 4,28 3,46 4,12 Bình quân chung 4,50 4,34 3,74 4.19

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)

Bảng 2.12 cho thấy Lãnh đạo Quận, và Lãnh đạo cấp Phòng đánh giá rất thành thạo đối với hầu hết các mục đánh giá về Ý thức, Thái độ cơng việc (Bình quân chung lần lượt là 4,50 và 4,34) nhưng thấp nhất ở mục Sự sẵn sàng học tập (Bình quân chung lầm lượt là 3,22 và 345). Nhìn chung, CBCC thừa hành đánh giá thấp hơn so với Lãnh đạo Quận và Lãnh đạo cấp Phịng (Bình qn chung là 3,74), trong đó 02 kỹ năng ở mức Trung bình là Ý thức, thái độ trong việc sẵn sàng học tập và Ý thức, thái độ trong Tn thủ các quy trình trong giải quyết cơng việc. Điều này có nghĩa họ sẽ cần đào tạo, bồi dưỡng thêm để nâng cải thiện ý thức, thái độ trong công việc.

Về phần đánh giá tổng thể, CBCC thừa hành đánh giá mức Trung bình (3,14), Lãnh đạo cấp Phòng cũng đánh giá ở mức Thành thạo (3,75), Lãnh đạo Sở, Chi cục đánh giá ở mức Thành thạo (3,88). Tuy nhiên, với từng nhóm kỹ năng, có nhiều mục kỹ năng cịn ở mức Chưa thành thạo và Trung bình. Kết quả này chỉ ra

rằng, các cơ quan hành chính quận Gò Vấp cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đồng đều các kiến thức và kỹ năng của đội ngũ CBCC.

*

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GỊ VẤP – TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước ở quận gò vấp, tp hồ chí minh giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)