Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

8.... Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ tỷ lệ cho vay khơng đảm bảo bằng tài sản

5. Kết cấu luận văn

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN

1.1.4.4 Rủi ro lãi suất

Khái niệm:

Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi cĩ sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố cĩ liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Theo Thomas P .Fitch định nghĩa: rủi ro lãi suất là rủi ro khi sự thay đổi của lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất gắn liền với cấu trúc thời hạn khác nhau giữa tài sản và nợ (nguồn vốn huy động và sử dụng vốn) và sự biến động lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng thấy rằng nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như

chi phí đối với tiền gửi và các nguồn đi vay đều bị tác động. Ngồi ra sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi tác động đến tồn bộ bảng cân đối kế hoạch và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Rủi ro lãi suất xảy ra như sau:

+ Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng làm giảm giá trị của hầu hết trái phiếu và các khoản cho vay lãi suất cố định mà ngân hàng nắm giữ. Nếu ngân hàng muốn bán những cơng cụ tài chính này trong giai đoạn lãi suất tăng, nĩ sẽ phải chấp nhận tổn thất. Khi ngân hàng cho vay các khoản vay với thời hạn dài hơn thời hạn nguồn vốn mà nĩ huy động được để tài trợ cho khoản vay, ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Khi này, ngân hàng phải huy động lại nguồn vốn để tiếp tục tài trợ khoản vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động ban đầu. Vì vậy, ngân hàng cĩ thể bị tổn thất thu nhập, thậm chí cĩ thể bị lỗ.

+ Rủi ro tái đầu tư xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ thấp, khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào các tài sản cĩ mức sinh lợi thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của ngân hàng. Tương tự như trên, nguồn vốn được huy động trong thời gian dài với lãi suất cao nhưng lại cho vay với lãi suất thị trường giảm thấp hơn, đã dẫn đến rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Do sự khác biệt về hình thức lãi suất huy động vốn và đi vay đã làm cho NHTM bị rủi ro lãi suất, khi cho vay áp dụng lãi suất cố định và huy động tiền gửi theo lãi suất thị trường.

Do cĩ sự khơng phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đĩ để cho vay.

Do tỷ lệ lạm phát dự kiến khơng phù hợp với tỷ tệ lạm phát thực tế, điều này làm cho vốn của ngân hàng khơng được bảo tồn sau khi cho vay.

Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất thị trường, hay nĩi cách khác khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ khơng ảnh hưởng đến mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi và giá trị vốn chủ sở hữu. Chúng ta cĩ thể sử dụng hệ số chênh lệch lãi rịng để đo lường và so sánh sự thay đổi của thu nhập khi cĩ sự biến động của lãi suất thị trường.

Hệ số chênh lệch lãi rịng là tỷ lệ thu nhập lãi rịng chia cho tài sản sinh lời hoặc tổng tài sản.

Hệ số chênh lệch lãi rịng = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi) / Tổng tài sản

Quản trị rủi ro lãi suất là phải kiểm sốt qui mơ của hệ thống thu nhập lãi rịng bằng cách tác động đến cấu trúc danh mục tài sản vả nợ nhảy cảm lãi suất của ngân hàng. Khi lãi suất thị trường thay đổi nếu hệ số chênh lệch lãi giảm xuống thì đĩ là biểu hiện của rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này địi hỏi nhà quản trị phải cĩ các giải pháp để duy trì hệ số này hoặc làm cho hệ số này tăng lên.

Cách đo lường thường dùng nhất đối với tình trạng nhảy cảm lãi suất của một ngân hàng là phân tích độ lệch.

Độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nợ nhạy cảm lãi suất

+ Độ lệch (GAP) = 0: tức là tài sản nhạy cảm lãi suất bằng nợ nhạy cảm lãi suất, trong trường hợp này lãi suất thị trường tăng lên hoặc giảm xuống đều khơng ảnh hưởng đến hệ số chênh lệch lãi rịng tức là khơng xuất hiện rủi ro lãi suất.

+ Độ lệch (GAP) > 0: tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn nợ nhạy cảm lãi suất, trong trường hợp này rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường giảm.

+ Độ lệch (GAP) < 0: tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn nợ nhạy cảm lãi suất thì rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường tăng.

+ Các khoản cho vay cĩ lãi suất biến đổi. + Các khoản cho cay ngắn hạn.

+ Chứng khốn cĩ thời hạn cịn lại dưới một năm.

+ Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi khơng kỳ hạn tại các ngân hàng khác, các khoản đầu tư tài chính cĩ thời hạn cịn lại dưới một năm…

Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:

+ Tiền gửi thanh tốn (tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn của khách hàng.

+ Tiền gửi cĩ kỳ hạn và tiết kiệm cĩ kỳ hạn cịn lại dưới một năm.

+ Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới một năm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)