Ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 31)

2.6.1. Khái niệm

Ngân sách nhà nƣớc là toàn b ộ các khoản thu và chi của nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). NSNN là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa nhà nƣớc với nền kinh tế xã hội và phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nƣớc (các nguồn lực tài chính) để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc trong quá trình quản lý kinh tế và quản lý trật tự xã hội.

Ngân sách nhà nƣớc là khâu quan tr ọng của hệ thống tài chính, với đặc trƣng: Hoạt động ngân sách gắn với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ lớn, tập trung phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. Việc tạo lập quỹ tiền tệ lớn tập trung của nhà nƣớc đƣợc thực hiện qua kênh thu NSNN, bao gồm nhiều khoản thu khác nhau nhƣ thu bắt buộc (thuế, lệ phí), các khoản đóng góp tự nguyện (tín dụng nhà nƣớc, xổ số kiến thiết), cũng nhƣ các khoản viện trợ quốc tế v.v. Do đó, sự hình thành quỹ NSNN vừa trực tiếp từ các khâu tài chính khác cũng nhƣ vừa gián tiếp thông qua thị trƣờng tài chính. Trên cơ sở các khoản thu đã huy động đƣợc, NSNN sử dụng để chi đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, chi tiêu dùng thƣờng xuyên nhằm thực hiện các mục tiêu đã định của nhà nƣớc. Hoạt động của NSNN có ý nghĩa quyết định đến tình hình

phát triển kinh tế tài chính của cả nƣớc và có vai trị quyết định trong việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia.

Ngân sách nhà nƣớc là toàn b ộ các khoản thu, chi của nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm, để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. NSNN đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cơng khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm (Điều 1, Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2014).

Ngân sách nhà nƣớc phản ảnh những thể chế đƣợc xã hội thiết lập bằng hệ thống pháp luật, nhằm mục đích ấn định con số chi tiêu trong một năm mà nhà nƣớc phải tìm kiếm nguồn để tài trợ, đồng thời nhà nƣớc đƣa ra những quy tắc và kế toán để theo dõi chi tiết, chặt chẽ các khoản chi tiêu của nhà nƣớc, với mục đích là để kiểm soát các khoản chi, tránh đƣợc sự phí phạm các khoản chi tiêu cho những hoạt động không đƣợc ghi vào trong ngân sách, để sao cho chi tiêu của nhà nƣớc đƣợc hợp pháp và có thể đƣợc tài trợ bằng những nguồn thu ổn định. Hay nói cách khác NSNN là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định, thơng qua đó các khoản thu, chi tài chính của nhà nƣớc đƣợc thực hiện trong một niên khóa tài chính (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hồi, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)