Kết quả mơ hình FEM hiệu chỉnh theo FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 54)

Biến phụ thuộc:

Thu ngân sách (THUNS) Mơ hình hồi quy

Biến độc lập Hệ số Sai số

chuẩn Xác suất

GDP bình quân đầu ngƣời (LN_GDPBQ) 0,693*** 0,084 0,000

Mở cửa thƣơng mại (LN_MOCUATM) 0,013 0.081 0,870

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (LN_NLCT) 0,460* 0,266 0,084 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (LN_THNS) 1,126*** 0,107 0,000 Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

(LN_SLDN) 0,218** 0,086 0,011

Tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có

việc làm (LN_TLDSTDTLD) 2,313*** 0,583 0,000

Hằng số -6,601 2,174 0,003

Ghi chú: Ký hiệu *** , ** và * lần lượt biểu thi ̣ cho mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%.

Nguồn: Kết quả phân tích từ STATA 12

Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình FEM hiệu chỉnh cho thấy GDP bình quân đầu ngƣời (LN_GDPBQ), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (LN_NLCT), tỷ lệ thâm hụt ngân sách (LN_THNS), số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn (LN_SLDN), tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có việc làm (LN_TLDSTDTLD) tác động lên thu ngân sách (LN_THUNS) có ý nghĩa thống kê.

4.1.4. Tổng hợp kết quả kỳ vọng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu NSNN Bảng 4.4 : Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê Bảng 4.4 : Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê

Các biến Kỳ vọng Kết quả mơ hình Mức ý nghĩa

GDP bình quân đầu ngƣời (LN_GDPBQ) + + Mức ý nghĩa 1%

Mở cửa thƣơng mại (LN_MOCUATM) + - Khơng có ý nghĩa

thống kê

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (LN_NLCT) + + Mức ý nghĩa 10%

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (LN_THNS) + + Mức ý nghĩa 1%

Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa

bàn (LN_SLDN) + + Mức ý nghĩa 5%

Tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có

việc làm (LN_TLDSTDTLD) + + Mức ý nghĩa 1%

4.1.5 Phân tích kết quả nghiên cứu

Từ kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định ở phần trên cho thấy: GDP bình quân đầu ngƣời (LN_GDPBQ), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (LN_NLCT), tỷ lệ thâm hụt ngân sách (LN_THNS), số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn (LN_SLDN), tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có việc làm (LN_TLDSTDTLD) tác động lên thu ngân sách (LN_THUNS) trong mơ hình tác động có ý nghĩa thống kê lên thu ngân sách (LN_THUNS). Cụ thể nhƣ sau:

GDP bình qn đầu ngƣời (LN_GDPBQ) có tác động cùng chiều với thu ngân sách (LN_THUNS) ở mức ý nghĩa 1%. β1 = 0.693 cho biết trong điều kiện các yếu tố

khác khơng đổi, nếu GDP bình qn đầu ngƣời tăng 1% thì thu ngân sách tăng khoảng 0,693%. Nhận định này phù hợp với kết quả của Abhijit (2007), Tanzi (1992), Võ Thành Vân (2010), Hạo Nhiên (2013) và Nguyễn Phi Khanh (2013).

LN_NLCT năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (LN_NLCT) có tác động cùng chiều với thu ngân sách (LN_THUNS) ở mức ý nghĩa 10%. β3 = 0.460 cho biết trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi, nếu LN_NLCT năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 1 % đồng thì thu ngân sách tăng khoảng 0,460%. Nhận định này phù hợp với kết quả của Võ Thành Vân (2010) và Nguyễn Phi Khanh (2013).

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (LN_THNS) có tác động cùng chiều với thu ngân sách

(THUNS) ở mức ý nghĩa 1%. β4 = 1.126 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng 1% thì thu ngân sách tăng khoảng 1,126 %. Hệ số hồi quy có giá trị dƣơng thể hiện tỷ lệ thâm hụt ngân sách càng lớn thì khả năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu trong nền kinh tế càng cao, khả năng huy động vào NSNN càng lớn, chính là yếu tố quyết định nâng cao tỷ suất thu NSNN.

Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn (LN_SLDN) có tác động cùng chiều với thu ngân sách (THUNS) ở mức ý nghĩa 5%. β5 = 0,218 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng 1% thì thu ngân sách tăng khoảng 0,218% . Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Vân (2010) và Trần Văn Vũ (2015). Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn càng nhiều thì cơ sở thuế càng cao sẽ tăng nguồn thu cho NSNN.

Tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có việc làm (LN_TLDSTDTLD) có tác động cùng chiều với thu ngân sách (THUNS) ở mức ý nghĩa 5%. β6 = 0,313 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm tăng 1% thì thu ngân sách tăng khoảng 0,313%. Hệ số hồi quy có giá trị dƣơng thể hiện dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng thì khả năng đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng, do đó sẽ làm tăng thu ngân sách.

Ngồi ra, mở cửa thƣơng mại khơng có tác động đối với thu ngân sách trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này.

Mở cửa thƣơng mại khơng có tác động đối với thu NSNN: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng ven biển ĐBSCL so với cả nƣớc chiếm tỷ trọng không đáng kể, nguồn thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu trung bình của giai đoạn 2005-2014 là 160,81 tỷ đồng/năm, chiếm 3,32 % tổng thu ngân sách trung bình của khu vực, với tỷ trọng đóng góp vào nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu rất thấp nên mở cửa thƣơng

mại khơng có tác động đến thu NSNN là phù hợp. Điều này phù hợp theo nghiên cứu của Imam and Jacobs (2007), Ajaz and Ahmeh (2010).

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Ngân sách nhà nƣớc đƣợc xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính, thể hiện quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc nhƣ điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự và an sinh xã hội. Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL từ năm 2005 đến 2014 có chiều hƣớng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng và nguồn thu NSNN chƣa đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chi, Trung ƣơng phải bù các khoản hụt chi, từ đó làm ảnh hƣởng đến chính sách phát triển của khu vực. Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh ven biển ĐBSCL là vấn đề rất cần thiết.

Dựa trên nền tảng mơ hình nghiên cứu của Gupta (2007), Ajaz and Ahmed (2010), Võ Thành Vân (2010), Nguyễn Phi Khanh (2013) và các nghiên cứu liên quan trong nƣớc và trên thế giới. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng của 7 tỉnh, thành ven biển ĐBSCL bao gồm: Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, giai đoạn 2005 - 2014 để phân tích. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, áp dụng mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu xem xét sáu yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh ven biển ĐBSCL nhƣ GDP bình quân đầu ngƣời, mở cửa thƣơng mại, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL là GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Yếu tố mở cửa thƣơng mại không tác động đến thu ngân sách nhà nƣớc các tỉnh ven biển ĐBSCL, khác với kỳ vọng từ lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan trƣớc đây. Điều này cần đƣợc xem xét trong các bài nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Hàm ý chính sách

Từ thực trạng và kết quả kiểm định bảy yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014. Thông qua nghiên cứu này, dựa trên quan điểm khách quan, tác giả đề xuất một số chính sách có thể giúp tăng nguồn thu NSNN các tỉnh ĐBSCL cụ thể nhƣ sau:

Tăng GDP bình quân đầu ngƣời: Lãnh đạo chính quyền các tỉnh ven biển

ĐBSCL nên tập trung tái cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Cải thiện và nâng cao năng suất lao động từ việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo cơ cấu ngành kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ. Cải thiện và tăng năng suất lao động của nội bộ các ngành bằng cách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho ngƣời lao động.

Thu hút và phát triển doanh nghiệp: Để thu hút và phát triển doanh nghiệp cần

cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhƣ cải cách thủ tục hành chính, các chƣơng trình tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:

i. Về Cải cách thủ tục hành chính

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về các thủ tục hành chính nhƣ rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo các thủ tục phải đƣợc chuẩn hóa cơng khai trên trang mạng thông tin của từng ngành. Mỗi cấp chính quyền cung cấp dịch vụ cơng phải có quy trình cụ thể, cơng khai trong thực hiện các chính sách của Trung ƣơng. Mỗi chính sách phải có quy trình cơng bố và giao trách nhiệm cho từng bộ phận, tổ chức thực hiện phải đúng chính sách, thƣờng xuyên tuyên truyền phổ biến dịch vụ công rộng rãi trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

ii. Các chương trình tín dụng

Hiện nay, doanh nghiệp ở khu vực này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy những chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thuế, thông qua các chƣơng trình tín dụng cần phải đƣợc phát huy.

Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ1 quỹ này đƣợc ra đời từ năm 2009 hoạt động nhờ nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là chính và vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA),... Trong khi nguồn thu lại đƣợc trích một phần vào ngân sách địa phƣơng nhƣng ngân sách địa phƣơng thu không đủ bù chi nên việc hỗ trợ cho quỹ này rất ít. Do đó, tỉnh cần tìm nguồn hỗ trợ tốt hơn nhƣ có thể lấy từ nguồn vốn ODA ƣu đãi nƣớc ngồi.

Các gói kích cầu của chính phủ cho doanh nghiệp vay với lãi suất ƣu đãi ƣu tiên cho các doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng chƣa tới 50% doanh nghiệp đƣợc tiếp cận gói kích cầu này. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay nhƣng họ khơng có phƣơng án kinh doanh khả thi do không biết lập hồ sơ vay vốn hoặc do trình độ quản lý của doanh nghiệp quá kém. Nên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn hay thiếu khả năng quản trị. Đo đó, nhà nƣớc cần khảo sát các doanh nghiệp thực sự cần cái gì và thiếu cái gì nhƣ thiếu vốn hay thiếu nguồn nhân lực hay thiếu khả năng quản lý và kinh doanh hay đơn giản chỉ là thiếu vốn. Nếu thiếu vốn thì cho vay vốn nhƣng nhiều doanh nghiệp vay đƣợc vốn rồi thì khơng biết sử dụng vốn vay để làm gì ?.

Thay vì hỗ trợ một cách trực tiếp thì nhà nƣớc nên tìm giải pháp hỗ trợ một cách lâu dài để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên chính đơi chân của mình chứ khơng phải trơng chờ vào nhà nƣớc hỗ trợ.

Trong thời đại kinh tế thị trƣờng đã đƣợc triển khai ở nƣớc mình thì mình phải chấp nhận quy luật thị trƣờng là đào thải. Doanh nghiệp mà yếu kém quá về khả năng quản lý, khả năng kinh doanh, mất vốn phải tạm ngừng kinh doanh thì mình phải chấp nhận để loại bỏ nó trong xu thế gọi là sàn lọc để còn giữ lại những doanh nghiệp cần. Thực hiện những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc bơm để cho doanh nghiệp lớn mạnh hơn, trƣởng thành hơn thì phải chọn lọc.

iii. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1

Nghị định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thƣơng hiệu của tỉnh đó so với các tỉnh khác để đánh giá thì nó dựa vào các tiêu chí nhƣ: sự hài lịng của ngƣời dân sống trên địa bàn về cơ sở hạ tầng, mơi trƣờng sống cịn đối với doanh nghiệp là môi trƣờng đầu tƣ, mơi trƣờng kinh doanh có thuận lợi khơng?. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì chính quyền phải đáp ứng việc nâng cao chỉ số hài lòng của ngƣời dân và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nhƣ:

Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy trình thủ tục hành chính đã ban hành; nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính cơng của chính quyền các cấp. Rà sốt, cải tiến bộ thủ tục hành chính phù hợp theo từng lĩnh vực cụ thể theo hƣớng đơn giản hóa; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục về đất đai cho ngƣời dân và doanh nghiệp, đi đôi với bác bỏ các thủ tục không cần thiết trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Giảm số lƣợng các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện và các quyết định chấp thuận đối với doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhƣng phải chặt chẽ thơng qua hệ thống chính phủ điện tử.

Cơng khai, minh bạch hóa thơng tin cho ngƣời dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thông tin để hiểu rõ hơn các chiến lƣợc, định hƣớng và kế hoạch đầu tƣ phát triển của tỉnh; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án, danh mục kêu gọi đầu tƣ; công khai, minh bạch các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, khoản phí, lệ phí…; tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và áp dụng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Sử dụng hiệu quả các website chuyên ngành về tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng chất lƣợng và hỗ trợ cho ngƣời dân và doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng, tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại thông qua các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại, tham gia hội chợ, triển lãm, các ấn phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc cung cấp và chuyển giao các dịch vụ khoa học, công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thƣơng hiệu, sở hữu cơng nghiệp, trí tuệ, quảng bá sản phẩm, đào tạo kiến thức cơ bản về công

nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ trực tuyến, xây dựng website, khai thác mạng thông tin và internet…

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút nhà đầu tƣ, thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tƣ, tạo môi trƣờng thơng thống, bổ sung và hồn tất các cơ chế chính sách thuận lợi để tiếp nhận các doanh nghiệp đầu tƣ tại địa phƣơng, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tạo quỹ đất sạch trƣớc khi doanh nghiệp tiếp cận đầu tƣ. Minh bạch các chính sách về đầu tƣ và minh bạch trong đấu thầu, đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án tại các địa phƣơng.

Thu hút đầu tƣ:

i. Thu hút đầu tư ngoài nước

Về năng lƣợng sạch:

Hiện nay sản xuất điện từ năng lƣợng gió thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hơn cả. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế, có thể thấy rằng số lƣợng và quy mô dự án trong lĩnh vực năng lƣợng xanh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh ven biển ĐBSCL. Việc thu hút dự án năng lƣợng xanh vào các tỉnh ven biển ĐBSCL là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng.

Gần đây một số DN nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực năng lƣợng xanh vì họ đã hiểu rõ ràng hơn về lộ trình, hƣớng đi của lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 54)