Các nhân tố tác động đến thu ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 35)

Theo Lê Thị Mận (2010), mức thu ngân sách một mặt phụ thuộc vào ý chí của nhà nƣớc. Mặt khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là thực trạng kinh tế một quốc gia, GDP là chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng nền kinh tế, là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách. Ngoài ra hoạt động thu NSNN còn chịu tác động của các yếu tố khác nhƣ: Tỷ suất sinh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nƣớc, tổ chức bộ máy thu nộp và các phạm trù giá trị khác nhƣ giá cả, lãi suất v.v.

Các yếu tố tác động đến tổng số thu NSNN là chủ đề đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tranh luận, trong đó bao gồm các yếu tố nhƣ: GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng ngành kinh tế trong GDP, độ mở thƣơng mại và cơng khai tài chính, tỷ lệ viện trợ nƣớc ngoài/GDP, tỷ lệ nợ/GDP, các giải pháp cho nền kinh tế, yếu tố thể chế nhƣ ổn định chính trị và tham nhũng cũng chính là yếu tố có nhiều khả năng quyết định đến tổng số thu NSNN.

Chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh kết quả sản xuất tính bình qn đầu ngƣời trong một năm, đồng thời là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian, dự kiến có tƣơng quan cùng chiều với thu NSNN, đƣợc tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nƣớc trong năm cho dân số trung bình trong năm tƣơng ứng. Theo nghiên cứu của Eltony (2002) cho thấy GDP bình qn đầu ngƣời có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế.

Tỷ trọng ngành kinh tế trong GDP là một trong các yếu tố có liên quan đến thu NSNN, vì trong đó có một số ngành kinh tế dễ thu thuế, có ngành rất khó thu thuế; cụ

thể nhƣ ngành nơng nghiệp rất khó thu thuế khi nó bị chi phối bởi phần đơng là ngƣời nông dân, điều này phù hợp theo nghiên cứu của Aizenman, J. và Y. Jinjarak (2005), kết quả nghiên cứu đã tìm thấy tỷ trọng ngành nơng nghiệp và tỷ trọng ngành khoáng sản tác động ngƣợc chiều đến số thu thuế. Theo nghiên cứu ở các nƣớc khu vực Châu Phi hạ Sahara đƣợc thực hiện bởi Tanzi (1981) cho thấy tỷ trọng ngành khoáng sản và tỷ trọng xuất khẩu khơng gồm khống sản tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế. Nghiên cứu của Tanzi (1992) đã tìm thấy một nửa của sự thay đổi trong tổng số thu thuế đƣợc giải thích bởi thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng nhập khẩu, tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng nợ nƣớc ngoài. Mặt khác đối với các ngành khai thác, ngành công nghiệp nếu chi phối bởi các tập đồn thì khả năng có thể thu thuế đƣợc cao, điều này đúng với nghiên cứu của Ajaz and Ahmeh (2010), nghiên cứu cho kết luận rằng, tỷ trọng ngành cơng nghiệp và quản trị có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013) chỉ ra rằng, tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành cơng nghiệp khơng có tác động đến tổng số thu thuế.

Mở cửa thƣơng mại đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu, là nội dung quan trọng liên quan trong tổng số thu thuế. Tuy nhiên, từ thập niên 90 các nƣớc Asean chuyển dần từ bảo hộ mậu dịch sang bảo hộ tự do, nghĩa là sẽ giảm bớt việc sử dụng các biện pháp thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nƣớc và chuyển sang bảo hộ tự do, cịn gọi là tự do hóa thƣơng mại. Khi tự do hóa xảy ra thơng qua giảm thuế quan, thì sau đó dự kiến sẽ tác động làm giảm nguồn thu thuế. Theo nghiên cứu Rodrik (1998) cho kết luận rằng, có mối tƣơng quan dƣơng giữa độ mở thƣơng mại và kích thƣớc của chính phủ, vì xã hội cần vai trị mở rộng của chính phủ trong việc cung cấp bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế mở; điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu của Leuthold (1991) kết luận rằng, tỷ trọng mậu dịch trong thƣơng mại có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế. Từ nghiên cứu của Keen and Simone (2004) cho thấy số thu thuế có thể tăng khi tự do hóa thƣơng mại thơng qua thuế quan của hạn ngạch, trừ việc miễn giảm mức thuế cao và cải thiện trong thủ tục hải quan. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013) cho thấy độ mở thƣơng mại là nhân tố có ảnh hƣởng đáng kể và tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế.

Thời gian gần đây, một số nghiên cứu đã quan tâm đến tầm quan trọng của yếu tố thể chế trong việc xác định khả năng thu thuế. Theo một nghiên cứu của Tanzi (1997) giải thích rằng sự kết hợp của lạm phát cao, độ trễ trung bình tƣơng đối dài trong thu thuế, và sự ít co giãn trong hệ thống thuế sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ trong số thu thuế thực khi lạm phát xảy ra. Từ một nghiên cứu của Ghura (1998) ơng đã tìm ra các yếu tố nhƣ tham nhũng, cải cách cấu trúc và phát triển nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến tổng số thu thuế, khi tham nhũng gia tăng sẽ tƣơng quan đến sự suy giảm tổng số thu thuế, cải cách cấu trúc và sự gia tăng nguồn lực có tƣơng quan với sự gia tăng tổng số thu thuế. Nghiên cứu của Bird, Martinez - Vasquez and Torgler (2004) đã tìm thấy các yếu tố tham nhũng, quy định của hệ thống pháp luật đóng vai trị chính trong số thu thuế.

Tham nhũng trong khu vực công cũng là một vấn đề nghiêm trọng của một quốc

gia, đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số cảm nhận tham nhũng. Tình trạng tham nhũng xảy ra từ các cán bộ, cơng chức sử dụng chức quyền của mình làm giàu cho bản thân, gia đình hoặc ngƣời khác bằng cách nhận hối lộ từ ngƣời hối lộ, ngƣời muốn đƣợc lợi ích khơng đáng có từ việc tránh thuế, trốn thuế. Trong lĩnh vực thuế với nhiều quy định phức tạp, từ đó ngƣời nộp thuế có động cơ mạnh nhằm thỏa mãn trong tham nhũng. Sự phức tạp của hệ thống thuế giúp các công chức thực thi trong hệ thống sử dụng quyền lực linh hoạt để tham nhũng. Theo nghiên cứu của Chand and Moene (1997) lập luận rằng, tham nhũng tài chính là một yếu tố chủ chốt đằng sau việc thực hiện doanh thu kém ở một số nƣớc đang phát triển. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở các nƣớc nghèo tình trạng tham nhũng tài chính gây ra nhiều hơn các nƣớc phát triển, nhƣng nghịch lý là mức trốn thuế thấp hơn và số thuế nộp cao hơn. Theo Fjeldstad and Bertil (2001) cho rằng nghịch lý này khơng biện minh cho chính sách để kích thích tham nhũng. Nhƣng phân tích rằng tham nhũng có thể làm tăng số thu thuế trong ngắn hạn, nhƣng trong lâu dài số thu thuế sẽ giảm.

Địa phƣơng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh càng cao (PCI), môi trƣờng đầu tƣ thơng thống, nhiều nhà đầu tƣ quan tâm, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn sẽ đƣợc thành lập và hoạt động, từ đó cơ sở thuế càng rộng, khả năng đóng góp vào NSNN càng lớn, điều này phù hợp với nghiên cứu của tác

giả Võ Thành Vân (2010), kết quả nghiên cứu cho thấy số doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh càng cao thì nguồn thu ngân sách càng tăng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh càng cao thì cơ sở thuế càng rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)