Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 59 - 68)

Từ thực trạng và kết quả kiểm định bảy yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014. Thông qua nghiên cứu này, dựa trên quan điểm khách quan, tác giả đề xuất một số chính sách có thể giúp tăng nguồn thu NSNN các tỉnh ĐBSCL cụ thể nhƣ sau:

Tăng GDP bình quân đầu ngƣời: Lãnh đạo chính quyền các tỉnh ven biển

ĐBSCL nên tập trung tái cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Cải thiện và nâng cao năng suất lao động từ việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo cơ cấu ngành kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ. Cải thiện và tăng năng suất lao động của nội bộ các ngành bằng cách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thơng qua việc đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho ngƣời lao động.

Thu hút và phát triển doanh nghiệp: Để thu hút và phát triển doanh nghiệp cần

cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhƣ cải cách thủ tục hành chính, các chƣơng trình tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:

i. Về Cải cách thủ tục hành chính

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về các thủ tục hành chính nhƣ rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo các thủ tục phải đƣợc chuẩn hóa cơng khai trên trang mạng thông tin của từng ngành. Mỗi cấp chính quyền cung cấp dịch vụ cơng phải có quy trình cụ thể, cơng khai trong thực hiện các chính sách của Trung ƣơng. Mỗi chính sách phải có quy trình cơng bố và giao trách nhiệm cho từng bộ phận, tổ chức thực hiện phải đúng chính sách, thƣờng xuyên tuyên truyền phổ biến dịch vụ công rộng rãi trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

ii. Các chương trình tín dụng

Hiện nay, doanh nghiệp ở khu vực này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy những chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua thuế, thơng qua các chƣơng trình tín dụng cần phải đƣợc phát huy.

Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ1 quỹ này đƣợc ra đời từ năm 2009 hoạt động nhờ nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là chính và vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA),... Trong khi nguồn thu lại đƣợc trích một phần vào ngân sách địa phƣơng nhƣng ngân sách địa phƣơng thu không đủ bù chi nên việc hỗ trợ cho quỹ này rất ít. Do đó, tỉnh cần tìm nguồn hỗ trợ tốt hơn nhƣ có thể lấy từ nguồn vốn ODA ƣu đãi nƣớc ngoài.

Các gói kích cầu của chính phủ cho doanh nghiệp vay với lãi suất ƣu đãi ƣu tiên cho các doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng chƣa tới 50% doanh nghiệp đƣợc tiếp cận gói kích cầu này. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay nhƣng họ khơng có phƣơng án kinh doanh khả thi do không biết lập hồ sơ vay vốn hoặc do trình độ quản lý của doanh nghiệp quá kém. Nên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn hay thiếu khả năng quản trị. Đo đó, nhà nƣớc cần khảo sát các doanh nghiệp thực sự cần cái gì và thiếu cái gì nhƣ thiếu vốn hay thiếu nguồn nhân lực hay thiếu khả năng quản lý và kinh doanh hay đơn giản chỉ là thiếu vốn. Nếu thiếu vốn thì cho vay vốn nhƣng nhiều doanh nghiệp vay đƣợc vốn rồi thì khơng biết sử dụng vốn vay để làm gì ?.

Thay vì hỗ trợ một cách trực tiếp thì nhà nƣớc nên tìm giải pháp hỗ trợ một cách lâu dài để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên chính đơi chân của mình chứ khơng phải trơng chờ vào nhà nƣớc hỗ trợ.

Trong thời đại kinh tế thị trƣờng đã đƣợc triển khai ở nƣớc mình thì mình phải chấp nhận quy luật thị trƣờng là đào thải. Doanh nghiệp mà yếu kém quá về khả năng quản lý, khả năng kinh doanh, mất vốn phải tạm ngừng kinh doanh thì mình phải chấp nhận để loại bỏ nó trong xu thế gọi là sàn lọc để còn giữ lại những doanh nghiệp cần. Thực hiện những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc bơm để cho doanh nghiệp lớn mạnh hơn, trƣởng thành hơn thì phải chọn lọc.

iii. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1

Nghị định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thƣơng hiệu của tỉnh đó so với các tỉnh khác để đánh giá thì nó dựa vào các tiêu chí nhƣ: sự hài lịng của ngƣời dân sống trên địa bàn về cơ sở hạ tầng, mơi trƣờng sống cịn đối với doanh nghiệp là mơi trƣờng đầu tƣ, mơi trƣờng kinh doanh có thuận lợi khơng?. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì chính quyền phải đáp ứng việc nâng cao chỉ số hài lòng của ngƣời dân và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nhƣ:

Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy trình thủ tục hành chính đã ban hành; nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính cơng của chính quyền các cấp. Rà soát, cải tiến bộ thủ tục hành chính phù hợp theo từng lĩnh vực cụ thể theo hƣớng đơn giản hóa; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục về đất đai cho ngƣời dân và doanh nghiệp, đi đôi với bác bỏ các thủ tục không cần thiết trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Giảm số lƣợng các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện và các quyết định chấp thuận đối với doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhƣng phải chặt chẽ thơng qua hệ thống chính phủ điện tử.

Cơng khai, minh bạch hóa thơng tin cho ngƣời dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thông tin để hiểu rõ hơn các chiến lƣợc, định hƣớng và kế hoạch đầu tƣ phát triển của tỉnh; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án, danh mục kêu gọi đầu tƣ; cơng khai, minh bạch các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, khoản phí, lệ phí…; tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và áp dụng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Sử dụng hiệu quả các website chuyên ngành về tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng chất lƣợng và hỗ trợ cho ngƣời dân và doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp thơng tin thị trƣờng, tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại thông qua các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại, tham gia hội chợ, triển lãm, các ấn phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc cung cấp và chuyển giao các dịch vụ khoa học, công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thƣơng hiệu, sở hữu cơng nghiệp, trí tuệ, quảng bá sản phẩm, đào tạo kiến thức cơ bản về công

nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ trực tuyến, xây dựng website, khai thác mạng thông tin và internet…

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút nhà đầu tƣ, thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tƣ, tạo môi trƣờng thơng thống, bổ sung và hồn tất các cơ chế chính sách thuận lợi để tiếp nhận các doanh nghiệp đầu tƣ tại địa phƣơng, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tạo quỹ đất sạch trƣớc khi doanh nghiệp tiếp cận đầu tƣ. Minh bạch các chính sách về đầu tƣ và minh bạch trong đấu thầu, đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án tại các địa phƣơng.

Thu hút đầu tƣ:

i. Thu hút đầu tư ngoài nước

Về năng lƣợng sạch:

Hiện nay sản xuất điện từ năng lƣợng gió thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi hơn cả. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế, có thể thấy rằng số lƣợng và quy mô dự án trong lĩnh vực năng lƣợng xanh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh ven biển ĐBSCL. Việc thu hút dự án năng lƣợng xanh vào các tỉnh ven biển ĐBSCL là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng.

Gần đây một số DN nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực năng lƣợng xanh vì họ đã hiểu rõ ràng hơn về lộ trình, hƣớng đi của lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với năng lƣợng xanh là lĩnh vực địi hỏi vốn tƣơng đối lớn, vì vậy các tập đồn lớn có những quy tắc đầu tƣ nghiêm ngặt. Vì vậy, điều cần thiết để thu hút nhiều hơn các dự án này là các tỉnh ven biển ĐBSCL phải có lộ trình rõ ràng và chính sách minh bạch hơn nữa về năng lƣợng xanh.

Một vấn đề khác là các DN nƣớc ngồi khơng thể phát triển năng lƣợng xanh nếu nhƣ khơng có DN trong nƣớc cung cấp trang thiết bị để sản xuất điện. Vì vậy, các nhà đầu tƣ lớn hiện vẫn đang tìm đối tác đủ mạnh ở trong nƣớc, cũng nhƣ kết nối với những cơng ty tồn cầu để tìm nguồn cung cấp thiết bị, giúp hạ tối đa giá thành sản xuất điện.

Tốc độ tăng trƣởng về nuôi trồng thủy sản của vùng ven biển ĐBSCL cao nhƣng chƣa bền vững. Cụ thể, số lƣợng tàu thuyền đánh cá tăng nhanh ngồi tầm kiểm sốt, cơ khí tàu thuyền, dịch vụ hậu cần cịn nhiều yếu kém. Ni trồng thủy sản vẫn tiềm ẩn rủi ro, chƣa kiểm soát tốt vấn đề thức ăn, con giống, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng… Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng thủy sản biến động bất lợi và khó lƣờng. Một trong các nguyên nhân gây nên hiện tƣợng này là do thiếu tính liên kết vùng trong sản xuất nguyên liệu, chế biến tiêu thụ và không gian quy hoạch, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Các địa phƣơng đầu tƣ dàn trải, manh mún và thiếu sự hỗ trợ phối hợp.

Mặt khác, nhu cầu đầu tƣ trong lĩnh vực thủy sản rất lớn và lĩnh vực này có nhiều khả năng thu hút các nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài ngoài ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI vào lĩnh vực ni trồng thủy sản giữ vị trí rất khiêm tốn.

Để phát huy tối đa những tiềm năng và lợi thế của thủy sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, cần có những giải pháp căn cơ để đƣa ngành thủy sản trong vùng phát triển theo hƣớng bền vững. Tƣ duy mới trong cách tiếp cận về việc xây dựng các chính sách đột phá trong thu hút và quản lý đầu tƣ nƣớc ngồi sẽ là chìa khóa đánh thức tiềm năng thủy sản của vùng.

Mỗi địa phƣơng trong khu vực ĐBSCL đều có thế mạnh riêng về phát triển thủy sản. Tuy nhiên, để phát triển thủy sản bền vững đòi hỏi nhiều yếu tố từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu, thị trƣờng. Qua phân tích từng địa phƣơng, TP Cần Thơ hội tụ cả nhiều yếu tố trở thành trung tâm nghề cá của vùng. Trong đó, Cần Thơ giữ vai trị đầu mối, đóng vai trị thúc đẩy phát triển thủy sản trong khu vực dƣới sự hỗ trợ của 4 cụm vệ tinh: cụm Kiên Giang – Cà Mau lợi thế về nuôi và giống hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; cụm An Giang – Đồng Tháp – Vĩnh Long nuôi giống, chế biến thủy sản nƣớc ngọt và các nguyên liệu đầu vào; Tiền Giang – Bến Tre mạnh về nuôi tơm; Trà Vinh - Bạc Liêu – Sóc Trăng thế mạnh về ni tơm, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá. Việc xây dựng trung tâm nghề cá sẽ giúp cho ngành thủy sản ở ĐBSCL phát triển năng động và bền vững, nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh, tạo ra thị trƣờng thủy sản có sức hút trong khu vực...

Do đó, việc hình thành trung tâm phát triển nghề cá ĐBSCL, trong đó, TP Cần Thơ là trung tâm đầu mối kết nối và hỗ trợ các địa phƣơng về mặt khoa học công nghệ, giao thông, đào tạo nhân lực… là phù hợp. Trên cơ sở quy hoạch, tổ chức lại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu có sự phân cơng và phối hợp giữa các địa phƣơng và TP Cần Thơ, có định hƣớng kêu gọi đầu tƣ. Hiện nay, chúng ta làm chủ khu giống, quy trình ni, một phần chủ động về kỹ thuật cơng nghệ, trong đó có thức ăn. Vì vậy, cần phải đầu tƣ vào hạ tầng; trong đó, quan trọng là kêu gọi đầu tƣ cảng nƣớc sâu tại Cái Cui đã đƣợc quy hoạch trong hệ thống cảng biển của Việt Nam. Có đến 65% sản lƣợng ni trồng thủy sản và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nằm ở ĐBSCL. Nhƣng, để xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp phải vận chuyển container lên TP Hồ Chí Minh, chi phí cho giao thơng rất lớn. Khi có cảng trực tiếp tại Cần Thơ sẽ rút ngắn thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, cũng cần kêu gọi đầu tƣ cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, xây dựng một hội chợ quốc tế thƣờng kỳ về thủy sản của các tỉnh ven biển ĐBSCL…

Điểm đặc biệt quan trọng để thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Cơng nghiệp hỗ trợ phát triển có hiệu quả tạo điều kiện thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài và tạo tăng trƣởng bền vững, xu thế ngày nay các tập đoàn kinh tế, cơng ty nƣớc ngồi, các nhà đầu tƣ sẽ chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng đƣợc một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu mua sắm linh kiện, chi tiết sản phẩm hay nhƣ các hợp đồng cung cấp, đặt hàng sản xuất các chi tiết, đơn vị sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm.

ii. Thu hút đầu tư trong nước

Thu hút đầu tƣ trong nƣớc bằng cách phát hành trái phiếu bằng đồng Việt Nam và mệnh giá là ngoại tệ:

Thu hút đầu tƣ trong nƣớc bằng cách phát hành trái phiếu bằng đồng Việt Nam Việc phát hành trái phiếu địa phƣơng đặc biệt là các địa phƣơng có nguồn thu ngân sách lớn ổn định, đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu để cân đối ngân sách, giảm bớt áp lực cho ngân sách Trung ƣơng. Đồng thời phải xây dựng thƣơng hiệu riêng cho địa phƣơng mình, từng bƣớc tăng cƣờng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính

quyền địa phƣơng trong việc thực hiện dự toán thu chi ngân sách và các mục tiêu mà ngân sách địa phƣơng phải đảm bảo. Cần xem xét, mở rộng phạm vi và giới hạn đƣợc phép huy động vốn của chính quyền địa phƣơng đặc biệt là các tỉnh, thành phố có nhu cầu đầu tƣ phát triển lớn và việc huy động vốn phải quán triệt nguyên tắc chỉ huy động vốn cho nhà đầu tƣ phát triển. Với cơ chế này thì các địa phƣơng sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, giảm bớt sự ỷ lại trong chờ vào ngân sách trung ƣơng.

Thu hút đầu tƣ trong nƣớc bằng cách phát hành trái phiếu là ngoại tệ

Để thu hút đƣợc lƣợng kiều hối đang nắm giữ trong dân chúng thì chính quyền địa phƣơng cần tạo cho họ niềm tin và cơ hội đầu tƣ mà ngƣời dân cảm thấy thích thú. Nhƣ vậy những dự án vay phải đƣợc đƣa ra trên các phƣơng tiện truyền thông để ngƣời dân cảm nhận đƣợc dự án đầu tƣ này là hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực cho lợi ích của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 59 - 68)