Các bài nghiên thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 40)

2.9.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc

Tanzi and Zee (2000) đã thực hiện nghiên cứu về chính sách thuế đối với thị trƣờng mới nổi: Các nƣớc đang phát triển, giai đoạn 1985-1997. Kết quả nghiên cứu giải thích rằng, khả năng thu các loại thuế khác nhau trong một nền kinh tế có thể đƣợc xác định bằng thu nhập bình quân trong GDP, tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản/GDP, độ mở của nền kinh tế và tỷ lệ tiền /GDP.

Trong một nghiên cứu về đo lƣờng sự nỗ lực thu thuế của các nƣớc phát triển và đang phát triển, Piancastelli (2001) sử dụng dữ liệu bảng gồm 75 quốc gia, giai đoạn 1985 -1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy thấy rằng: Tỷ trọng thƣơng mại, tỷ trọng ngành sản xuất và tỷ trọng ngành dịch vụ tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế; tỷ trọng ngành nông nghiệp tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế; GDP bình qn đầu ngƣời khơng tác động đến tổng số thu thuế.

Eltony (2002) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định của nỗ lực thu thuế ở các nƣớc Arab. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng và sử dụng dữ liệu 16 nƣớc Arab, giai đoạn 1994-2000. Kết quả nghiên cứu dữ liệu ở 6 nƣớc Arab sản xuất dầu kết luận rằng: GDP bình quân đầu ngƣời tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, tỷ trọng ngành khoáng sản tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế; tỷ trọng nhập khẩu, tỷ trọng xuất khẩu, tỷ trọng ngành sản xuất, tỷ trọng nông nghiệp và nợ nƣớc ngồi khơng tác động đến tổng số thu thuế, và đã nghiên cứu trên dữ liệu ở 10 nƣớc Arab không sản xuất dầu, nghiên cứu chỉ ra rằng: GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng nhập khẩu, tỷ trọng xuất khẩu, tỷ trọng ngành khống sản, nợ nƣớc ngồi tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, tỷ trọng nông nghiệp tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế, tỷ trọng ngành sản xuất và tỷ trọng xuất khẩu không tác động đến tổng số thu thuế.

Teera, Joweria M. (2003) thực hiện nghiên cứu đề tài "Tác động của tham nhũng và quản trị trên nguồn thu từ thuế" Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân

đầu ngƣời, tỷ trọng đầu ra công nghiệp trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, lạm phát và mở cửa thƣơng mại đều có tác động đến nguồn thu thuế.

Địa phƣơng muốn phát triển bền vững thì ngân sách phải bền vững, bền vững của ngân sách không chỉ thể hiện ở thu ngân sách mà chi tiêu ngân sách cũng phải hiệu quả nhằm tái tạo và nuôi dƣỡng nguồn thu trong tƣơng lai. Brodjonegoro (2004) cho rằng “Ngân sách địa phƣơng nên đƣợc xem nhƣ những phƣơng tiện kích thích kinh tế địa phƣơng chứ khơng phải mục đích sau cùng”.

Bird, Martinez - Vasquez and Torgler (2004) đã nghiên cứu về thể chế và sự nỗ lực thu thuế ở các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu gồm 110 nƣớc, giai đoạn 1990-1999. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Yếu tố thể chế tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế; tăng trƣởng dân số, tỷ trọng ngành nông nghiệp, suy giảm kinh tế và quy định hội nhập tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế; GDP bình qn đầu ngƣời khơng tác động đến tổng số thu thuế.

Gupta (2007) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến nỗ lực thu thuế ở các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 105 nƣớc, giai đoạn 1980-2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố cấu trúc nhƣ: GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thƣơng mại và viện trợ nƣớc ngoài ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu suất thu thuế của một nền kinh tế. Các yếu tố thể chế nhƣ tham nhũng là một yếu tố quyết định đáng kể đến hiệu suất thu thuế của một quốc gia; ổn định chính trị, ổn định kinh tế, pháp luật, trật tự và sự ổn định của chính phủ cũng tƣơng tự, nhƣng kết quả này không đƣợc chỉ rõ mạnh mẽ. Cuối cùng, các ́u tớ chính sách nhƣ thuế trực tiếp, thuế gián tiếp và thuế xuất nhập khẩu trung bình tác động mạnh mẽ đến nguồn thu thuế, thuế giá trị gia tăng có một tiềm năng lớn trong việc cải thiện hiệu suất thu thuế ở các nƣớc đang phát triển.

Imam and Jacobs (2007) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hƣởng của tham nhũng đến nguồn thu thuế ở Trung Đông. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 nƣớc, giai đoạn 1990-2003. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Lạm phát tác động cùng chiều với tổng số thu thuế; thu nhập bình quân đầu ngƣời tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế; tỷ trọng ngành nông nghiệp, độ mở thƣơng mại và tham nhũng không tác động đến tổng số thu thuế.

Theo Ajaz and Ahmeh (2010) đã nghiên cứu tác động của tham nhũng và quản trị đến nguồn thu thuế ở các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 25 nƣớc, giai đoạn 1990-2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng ngành công nghiệp và quản trị tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế; thu nhập bình quân đầu ngƣời và tham nhũng tác động ngƣợc chiều đến tổng số thu thuế; tỷ trọng ngành nông nghiệp, độ mở thƣơng mại và lạm phát không tác động đến tổng số thu thuế.

2.9.2. Nghiên cứu trong nƣớc

Võ Thành Vân (2010) đã nghiên cứu tác động của phân cấp ngân sách đến nỗ lực thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 64 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, giai đoạn 2002-2007, nghiên cứu tập trung vào 10 tỉnh mới đƣợc xếp bổ sung vào nhóm tỉnh thặng dƣ ngân sách khi thực hiện Luật Ngân sách 2015 (bắt đầu từ chu kỳ ngân sách 2004-2006). Tác giả kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng, áp dụng kỹ thuật thống kê mơ tả, phân tích so sánh để phát hiện những khác biệt giữa 10 nhóm tỉnh tập trung nghiên cứu với những tỉnh cịn lại. Kỹ thuật phân tích hồi quy để đo lƣờng tác động của các yếu tố cấu trúc đến khả năng thu ngân sách địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu số liệu của 64 tỉnh, thành phố cho thấy các yếu tố cấu trúc tác động mạnh đến thu ngân sách địa phƣơng là tỉnh có GDP/đầu ngƣời càng cao thì khả năng đánh thuế càng lớn, số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh càng cao thì nguồn thu ngân sách càng tăng, tỷ trọng nơng nghiệp trên GDP càng cao thì khả năng huy động nguồn thu NSNN càng hạn chế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh càng cao thì cơ sở thuế càng rộng. Tỷ trọng chi đầu tƣ từ ngân sách chƣa có tác động đến nguồn thu ngân sách của địa phƣơng.

Hạo Nhiên (2013) đã thực hiện nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hƣởng đến thu NSNN tại Việt Nam, giai đoạn 2008-2012. Nghiên cứu kết luận rằng: (1) GDP bình quân đầu ngƣời là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN; (2) tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, đƣa đến khả năng huy động cho nguồn NSNN, đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN; (3) khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản) là nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu NSNN. Đối với các nƣớc có nguồn tài

nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho NSNN. (4) mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nƣớc phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ quy mô tổ chức bộ máy và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nƣớc đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của nhà nƣớc. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của nhà nƣớc khơng có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nƣớc sẽ địi hỏi tỷ suất thu của ngân sách cũng tăng lên; (5) tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hƣởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nƣớc gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn đƣợc các nhu cầu chi tiêu của NSNN.

Trong một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế - nghiên cứu trƣờng hợp của các quốc gia Đông Nam Á, Nguyễn Phi Khanh (2013) đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và sử dụng dữ liệu bảng gồm 7 nƣớc Asean đang phát triển, giai đoạn từ năm 2000-2012. Các quốc gia đƣợc chọn gồm Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến cấu trúc nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, tỷ trọng ngành nông nghiệp và lạm phát lên tổng số thu thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu ngƣời và độ mở thƣơng mại là các nhân tố có ảnh hƣởng đáng kể và tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế; tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp, lạm phát không tác động đến tổng số thu thuế.

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu NSNN trên địa bàn tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2000-2013. Tác giả áp dụng phƣơng pháp định lƣợng kết hợp với thống kê mô tả và đã nghiên cứu các biến tác động đến nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh Long An nhƣ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng trƣởng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tăng trƣởng dân số trung bình, tăng trƣởng chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn có tác động cùng chiều và ảnh hƣởng đáng kể đến tăng thu NSNN trên địa bàn, các yếu tố nhƣ tăng trƣởng giá trị

sản xuất ngành công nghiệp, tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng trƣởng dân số trung bình và tăng trƣởng chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN khơng có tác động đến tăng thu ngân sách của địa phƣơng.

Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả rút ra nhận định chung nhƣ sau:

GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có tác động cùng chiều đến thu NSNN, nếu các chỉ số này càng cao thì khả năng đánh thuế càng lớn, nguồn thu NSNN càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP có hai kết luận khác nhau, theo Võ Thành Vân (2010) cho rằng tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP càng cao thì khả năng huy động nguồn thu càng hạn chế. Nhƣng theo Nguyễn Phi Khanh (2013) cho rằng tỷ trọng ngành nông nghiệp khơng có tác động đến tổng số thu thuế.

Kết quả nghiên cứu của Gupta (2007) cho thấy các yếu tố cấu trúc nhƣ: GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thƣơng mại và viện trợ nƣớc ngoài ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu suất thu thuế của một nền kinh tế. Các yếu tố thể chế nhƣ tham nhũng là một yếu tố quyết định đáng kể đến hiệu suất thu thuế của một quốc gia; ổn định chính trị, ổn định kinh tế, pháp luật, trật tự và sự ổn định của chính phủ cũng tƣơng tự, nhƣng kết quả này không đƣợc chỉ rõ mạnh mẽ. Các ́u tớ chính sách nhƣ thuế trực tiếp, thuế gián tiếp và thuế xuất nhập khẩu trung bình tác động mạnh mẽ đến nguồn thu thuế, thuế giá trị gia tăng có một tiềm năng lớn trong việc cải thiện hiệu suất thu thuế ở các nƣớc đang phát triển.

Từ đó, tác giả rút ra khung phân tích của bài nghiên cứu này chủ yếu dựa vào mơ hình nghiên cứu thực nghiệm nƣớc ngồi là mơ hình của Gupta (2007) và hai mơ hình trong nƣớc là mơ hình của Võ Thành Vân (2010), mơ hình Trần Văn Vũ (2015) vì nó phù hợp với thực tế tại các địa phƣơng đang nghiên cứu.

Từ những lý thuyết đã đƣợc phân tích tác giả đƣa ra mơ hình gồm 06 nhân tố có tác động đến thu ngân sách nhà nƣớc nhƣ sau:

Tên biến Mô tả biến Tác giả

GDPBQ GDP bình quân đầu ngƣời Gupta (2007)

MOCUATM Mở cửa thƣơng mại Gupta (2007)

NLCT Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Võ Thành Vân (2010)

THNS Thâm hụt ngân sách Trần Văn Vũ (2015)

SLDN Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Võ Thành Vân (2010) TLDSTDTLD Tỷ lệ dân số trong trong độ tuổi lao động có việc làm Trần Văn Vũ (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)