Định nghĩa các biến số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 44)

2.10.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc (THUNSit) thể hiện thu ngân sách của tỉnh i ở thời điểm t 2.10.2. Các biến độc lập

GDPBQit: GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh i ở thời điểm t, đƣợc đo lƣờng bằng cách chia tổng sản phẩm trong tỉnh trong năm cho dân số trung bình trong năm tƣơng ứng. Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trƣởng và phát triển, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ của một tỉnh. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dƣơng, thể hiện GDP bình quân đầu ngƣời càng cao sẽ tăng nguồn thu ngân sách. Trong hầu hết các nghiên cứu trƣớc cho rằng GDP bình qn đầu ngƣời có quan hệ cùng chiều với thu NSNN (Eltony, 2002).

H1: GDP bình qn đầu ngƣời có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách. MOCUATMit: Mở cửa thƣơng mại, đƣợc đo bằng tổng giá trị xuất khẩu cộng

tổng giá trị nhập khẩu chia cho GDP. Hệ số hồi quy dự kiến có giá trị dƣơng, thể hiện mở cửa thƣơng mại càng rộng thì việc đầu tƣ xuất nhập khẩu càng tăng, cơ sở thuế càng cao, sẽ làm tăng nguồn thu NSNN, theo tác giả (Gupta, 2007) đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra rằng độ mở thƣơng mại tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế; nhƣng theo tác giả Imam and Jacobs (2007) đã thực hiện nghiên cứu và cho thấy mở cửa thƣơng mại không tác động đến tổng số thu thuế.

H2: Mở cửa thƣơng mại có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách nhà nƣớc.

NLCTit: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đƣợc đánh giá bằng 10 chỉ số gồm: Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng

kinh doanh ổn định; môi trƣờng kinh doanh cơng khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận cơng bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất; chi phí khơng chính thức ở mức tối thiểu; cạnh tranh bình đẳng; lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp; tranh chấp công bằng và hiệu quả. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thể hiện sự hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trƣờng kinh doanh của địa phƣơng. Hệ số hồi quy dự kiến có giá trị dƣơng, thể hiện PCI càng cao thì càng thu hút sự quan tâm đầu tƣ của doanh nghiệp và sẽ làm tăng cơ sở thuế cho địa phƣơng (Võ Thành Vân, 2010).

H3: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách.

THNSit: Đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ chi/thu ngân sách phản ánh tƣơng quan giữa tổng chi ngân sách và tổng thu ngân sách, tỷ lệ này càng lớn thì thâm hụt ngân sách càng nhiều điều này cho thấy thu ngân sách không đảm bảo cho chi ngân sách. Hệ số hồi quy dự kiến có giá trị dƣơng, thể hiện thâm hụt ngân sách càng lớn thì khả năng huy động vào ngân sách nhà nƣớc càng nhiều.

H4: Thâm hụt ngân sách có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách.

SLDNit: Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Hệ số hồi quy dự kiến có giá trị dƣơng, thể hiện số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn càng nhiều thì cơ sở thuế càng cao, sẽ tăng nguồn thu ngân sách (Võ Thành Vân, 2010).

H5: Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách.

TLDSTDTLDit: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh có việc làm, đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm số ngƣời trong độ tuổi lao động có việc làm so với tổng dân số của tỉnh. Hệ số hồi quy dự kiến có giá trị dƣơng, thể hiện dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh có việc làm tăng thì khả năng đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng, do đó sẽ góp phần làm tăng thu ngân sách.

H6: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh có mối quan hệ cùng chiều với thu ngân sách.

Từ các giả thuyết lập luận trên đƣợc tổng hợp trong mơ hình dƣới đây:

Hình 2.10: Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL H6(+) H5 (+) H4 (+) H3 (+) H2 (+) H1 (+)

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm lao động có việc làm Số lƣợng doanh nghiệp

hoạt động trên địa bàn Thâm hụt ngân sách Năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh

Mở cửa thƣơng mại GDP bình qn đầu ngƣời

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chƣơng 2, tác giả nêu khái quát về các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long những thuận lợi và khó khăn ở những tỉnh đó. Từ cơ sở đó tác giả nêu lên thực trạng thu ngân sách các tỉnh ven biển ĐBSCL. Đồng thời xây dựng khung phân tích tác động của các yếu tố đến thu NSNN dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc. Các biến đƣa vào khung phân tích đã có cơ sở khoa học qua các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc công nhận.

Chƣơng 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trong chƣơng 2, tác giả khái quát chung về các tỉnh ĐBSCL và thực trang thu ngân sách các tỉnh khu vực này, chƣơng 4 tác giả sẽ giới thiệu về các thủ tục và quy trình thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng sẽ trình bày các phƣơng pháp, cơng cụ, dữ liệu nghiên cứu và trình tự các bƣớc thực hiện chạy mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 44)