Những lợi ích của một chính sách AML/CFT hữu hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 25)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

2.2. Tầm quan trọng của phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

2.2.3. Những lợi ích của một chính sách AML/CFT hữu hiệu

2.2.3.1. Chống tội phạm và tham nhũng

Một hệ thống AML/CFT chặt chẽ và hữu hiệu trong đó có quy định phạm vi rộng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tài trợ khủng bố sẽ góp phần chống tội phạm và tham nhũng nói chung. Khi chính việc rửa tiền bị buộc tội thì điều này sẽ tạo ra một hành lang khác cho việc truy tố tội phạm, cả những kẻ thực hiện hành vi phạm tội chính lẫn những kẻ hỗ trợ cho việc thực hiện thơng qua các khoản tiền có được một cách bất hợp pháp do rửa tiền. Tương tự, một hệ thống AML/CFT trong đó quy định hối lộ là tội phạm nguồn và có hiệu lực thực thi, sẽ tạo ra ít cơ hội hơn cho những kẻ phạm tội đút lót và mua chuộc cơng chức.

Hệ thống AML/CFT hiệu quả sẽ là một rào cản đối với các hoạt động phạm tội. Một hệ thống như vậy sẽ gây khó khăn hơn cho việc thu lợi từ hoạt động rửa tiền.

2.2.3.2. Tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính

Việc tăng cường các nghiệp vụ ngân hàng lành mạnh có tác dụng làm giảm những rủi ro tài chính cho hoạt động của các tổ chức tài chính, làm tăng niềm tin của công chúng vào sự ổn định của các tổ chức tài chính đó. Những rủi ro tài chính này bao gồm khả năng cá nhân hoặc các tổ chức ngân hàng bị thua lỗ do hậu quả của sự không minh bạch bắt nguồn từ hoạt động phạm tội, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo hoặc việc vi phạm pháp luật và quy định ngành.

Các thủ tục về nhận dạng và chú ý xác đáng tới khách hàng còn được gọi là các quy tắc “hiểu biết khách hàng của bạn” (KYC). Đó là một phần của một hệ thống AML/CFT hữu hiệu. Những quy tắc này không chỉ phù hợp mà còn tăng cường hoạt động an toàn và lành mạnh của các ngân hàng và những loại hình tổ chức tài chính khác. Những chính sách và thủ tục như vậy là một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả.Ví du trong những tình huống cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều doanh nghiệp tách biệt nhau về mặt giấy tờ, hình thức kinh doanh tuy nhiên nếu một tổ chức có hiểu biết hoặc có thơng tin tồn diện về những hoạt động của khách hàng cụ thể đó do thực hiện các thủ tục KYC thì có thể giảm bớt được rủi ro tín dụng do hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng này.

Nhận thấy những lợi ích của cơ chế quản lý rủi ro theo thủ tục KYC nên Ủy ban Balse về giám sát ngân hàng đã được KYC vào thành một phần của các nguyên tắc cốt lõi về giám sát ngân hàng một cách có hiệu quả bên cạnh những lý do về AML.

Ngoài ra, các thủ tục KYC tạo ra sự chú ý xác đáng cụ thể đối với các tài khoản có độ rủi ro cao và cho phép theo dõi những hoạt động đáng ngờ. Cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ như vậy phù hợp với nghiệp vụ thận trọng và lành mạnh của một tổ chức tài chính.

2.2.3.3. Kích thích phát triển kinh tế

Rửa tiền gây tác động tiêu cực và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế do nguồn lực được phân bổ vào các hoạt động kém sinh lợi hơn. Các khoản tiền bất hợp pháp đã được rửa sạch nguồn gốc và đi vào nền kinh tế theo nhiều đường khác nhau hơn

so với các khoản tiền hợp pháp. Thay vì được đưa vào để phục vụ sản xuất tiếp tục đầu tư thì các khoản tiền này được đưa vào các khoản đầu tư kém hiệu quả để bảo toàn giá trị hoặc để chúng có thể dễ dàng để chuyển đi như bất động sản, đồ mỹ nghệ, đồ cổ, trang sức hoặc những tài sản tiêu dùng có giá trị cao như ơ tơ.

Những khoản đầu tư này khơng tạo thêm lợi ích cho nền kinh tế nói chung mà cịn có thể được bọn tội phạm dùng để biến những công ty sản xuất thành những khoản đầu tư kém sinh lợi do mục đích quản lý của chúng là sinh lãi từ rửa tiền chứ không phải là quản lý doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Một doanh nghiệp như vậy thì khơng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc theo đuổi những mục đích chính đáng và hữu ích về mặt tư bản. Và khi những nguồn lực của một quốc gia được dùng để dành cho các khoản đầu tư vơ ích, tương phản với những khoản đầu tư để hướng tới mục đích sản xuất nhằm sinh lợi khác thì chắn chắn điều này sẽ làm giảm năng suất của toàn bộ nền kinh tế.

Những hệ thống AML/CFT mạnh sẽ ngăn cản sự dính líu của tội phạm vào nền kinh tế. Điều đó tạo cơ hội để các khoản đầu tư được sử dụng vào các mục đích sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần tăng năng suất của tồn bộ nền kinh tế.

2.3. Quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố

2.3.1. Sắp đặt

Giai đoạn này liên quan đến việc bố trí các nguồn tiền phi pháp vào hệ thống tài chính, thường thơng qua một tổ chức tài chính bằng cách gửi tiền vào tài khoản ngân hàng. Những lượng tiền mặt lớn thường được chia nhỏ ra và được gửi dần vào các ngân hàng khác nhau. Việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác cũng có thể nằm trong giai đoạn này. Ngồi ra các khoản tiền bất hợp pháp có thể được chuyển đổi thành các cơng cụ tài chính như séc hoặc ủy nhiệm chi và được hòa lẫn với các khoản tiền hợp pháp để che giấu được nguồn gốc tội phạm. Việc bố trí này cịn có thể được hồn thành bằng cách dùng tiền mặt mua chứng khoán hoặc hợp đồng bảo hiểm.

Hình 2.1: Quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố

(Nguồn: Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, Paul Allan Schott, 2006)

2.3.2. Chia nhỏ (sắp lớp)

Giai đoạn thứ hai xảy ra sau khi những khoản tiền phi pháp đã đưa được vào hệ thống tài chính. Chúng lúc này là các khoản tiền hoặc chứng khoán hoặc các hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển đổi hoặc chuyển sang các tổ chức tài chính khác nhằm tiếp tục tách chúng ra khỏi nguồn gốc phạm tội.

Những khoản tiền này cũng có thể được chuyển đi dưới dạng chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền như séc, ủy nhiệm chi chuyển tiền hoặc trái phiếu vô danh hoặc chuyển khoản tới các tài khoản khác ở trong nước hoặc ngoài nước.

Ngoài ra tội phạm rửa tiền cũng có thể chuyển khoản tiền này dưới hình thức thanh tốn tiền hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc đầu tư vào một cơng ty bình phong để từ đó rửa sạch được nguồn gốc phi pháp của chúng.

2.3.3. Hòa nhập

Giai đoạn cuối liên quan đến việc hòa nhập các khoản tiền đã chuyển đổi vào trong nền kinh tế chính thống bằng cách mua tài sản như bất động sản, chứng khoán hoặc các cơng cụ tài chính khác như trái phiếu, cổ phiếu hoặc mua các loại hàng hóa xa xỉ như trang sức, vàng, đồ cổ, tranh vẽ…

Cũng có thể thấy ba giai đoạn như vậy trong các chương trình tài trợ cho khủng bố, trừ giai đoạn thứ ba liên quan đến việc phân bổ kinh phí cho những kẻ khủng bố và các tổ chức hỗ trợ chúng, trong khi đó rửa tiền - như đã trình bày ở phần trên – lại đi theo chiều ngược lại – hịa nhập kinh phí của tội phạm và trong nền kinh tế chính thống.

2.4. Các tổ chức đặt ra tiêu chuẩn quốc tế

Để đối phó với mối quan ngại ngày càng tăng do các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, cộng đồng quốc tế đã hành động trên nhiều mặt. Phần lớn là thừa nhận tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố thực tế là đang lợi dụng các cơ chế chuyển ngân quốc tế nhanh chóng như chuyển ngân điện tử, cho việc thực hiện các mục đích của chúng. Vì vậy cần có sự hợp tác và phối hợp đồng bộ quốc tế để ngăng chặn những hoạt động tội phạm này.

Công ước quốc tế đầu tiên chỉ coi tội buôn bán ma túy là tội phạm nguồn duy nhất của tội rửa tiền (Tội phạm nguồn là tội chính, từ đó tạo ra những đồng tiền là đối tượng của rửa tiền). Bởi vì hiện nay có rất nhiều các loại tội phạm là mối quan ngại của thế giới nên nhiều nước đã quy định một diện rộng các tội nghiêm trọng là tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Nội dung dưới đây này trình bày về các tổ chức quốc tế khác nhau được coi là các cơ quan đặt ra tiêu chuẩn quốc tế.

2.4.1. Liên hiệp quốc

2.4.1.1. Chương trình tồn cầu vể chống rửa tiền (GPML)

Liên hợp quốc (UN) là một tổ chức quốc tế đầu tiên tiến hành hoạt động quan trọng về chống rửa tiền thực sự trên tồn cầu. Một trong những chương trình mà UN đưa ra để hỗ trợ tăng cường hiệu quả của hoạt động chống rửa tiền toàn cầu là Chương trình tồn về chống rửa tiền GPML nằm trong văn phòng ma túy và tội phạm – ODC của UN. GPML là một dự án nghiên cứu và hỗ trợ với mục đích tăng cường hiệu quả của các hành động quốc tế chống rửa tiền bằng cách cung cấp các kiến thức giám định chuyên môn, đào tạo và tư vấn cho các nước thành viên theo yêu cầu. Chương trình tập trung vào những lĩnh vực sau: Tăng cường nhận thức của những nhân vật chủ chốt trong các nước thành viên UN; Giúp tạo các khung pháp lý cho các nước theo luật án lệ và các nước theo luật châu Âu lục địa với sự hỗ trợ của luật mẫu; Tăng cường năng lực thể chế, đặc biệt là việc thiết lập các đơn vị tình báo tài chính; Cung cấp đào tạo cho các nhà lập pháp, tư pháp, các cơ quan quản lý thi hành pháp luật và khu vực tài chính tư nhân; Thúc đẩy tiếp cận vùng để giải quyết các vấn đề, xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức khác; Duy trì cơ sở dữ liệu các thông tin và tiến hành phân tích những thơng tin thích hợp. Vì vậy, GPML là một nguồn thơng tin, kiến thức chuyên mơn và hỗ trợ kỹ thuật cho việc hình thành hoặc hoàn thiện cơ sở hạ tầng AML của mỗi nước.

2.4.1.2. Ủy ban chống khủng bố.

Vào ngày 28/09/2001, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1373 để trực tiếp đối phó với những sự kiện của ngày 11/09/2001. Nghị quyết buộc tất cả các nước thành viên phải có những hành động cụ thể để chống khủng bố. Bên cạnh đó cịn thiết lập Ủy ban chống khủng bố (CTC) để theo dõi việc thực hiện xây dựng năng lực toàn cầu chống khủng bố của các nước thành viên. CTC bao gồm 15 nước thành viên của Hội đồng bảo an nhưng không phải là cơ quan thi hành pháp luật vì khơng quy định các hình phạt cũng như khơng truy tố hoặc buộc tội các nước thành viên. Thay vào đó ủy ban nay tìm cách thiết lập một cuộc đối thoại giữa Hội đồng bảo an và các nước thành viên về cách thức để đạt

được các mục tiêu của Nghị quyết 1373. Nghị quyết cũng yêu cầu các nước thành viên phải gửi báo cáo cho CTC về các bước đã tiến hành để thực hiện các biện pháp nêu trong Nghị quyết và báo thường khu về tiến độ thực hiện.

CTC duy trì một trang web với một thư mục để các quốc gia có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm cải thiện các kết cấu hạ tầng về chống khủng bố của mình. Trên trang web này có các bản sao luật mẫu và nhiều thơng tin hữu ích khác.

2.4.2. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền FATF được các nước G7 thành lập vào năm 1989 với mục tiêu phát triển và thúc đẩy các biện pháp chống rửa tiền. Tháng 10 năm 2001, FATF đảm nhận thêm nhiệm vụ chống tài trợ cho khủng bố. FATF có ba chức năng chính liên quan đến rửa tiền là: theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền các nước thành viên; Tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; Thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên tồn cầu.

FATF đã thơng qua 40 khuyến nghị về rửa tiền (gọi là Bốn mươi khuyến nghị) từ đó thiết lập một khn khổ tồn diện về AML và bộ khuyến nghị này được thiết kế để áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. 40 khuyến nghị đưa ra các nguyên tắc cho hành động, cho phép một quốc gia linh hoạt theo hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu riêng của nước đó để thực hiện các nguyên tắc này. Tuy khơng có hiệu lực bắt buộc nhưng Bốn mươi khuyến nghị được cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan xem như là một tiêu chuẩn cho công tác chống rửa tiền.

FATF cũng thúc đẩy các nước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về AML/CFT và để khuyến khích các nước áp dụng các biện pháp phịng ngừa, phát hiện và truy tố tội phạm rửa tiền, nghĩa là thực hiện Bốn mươi khuyến nghị. FATF đã thơng qua một quy trình để nhận diện những nước và vủng lãnh thổ bị coi là gây trở ngại cho sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, gọi là những nước NCCT

FATF khuyến khích các nước NCCT đẩy nhanh tiến độ sửa chữa những khiếm khuyết của mình. Trong trường hợp một nước NCCT khơng có những tiến bộ thỏa đáng thì có thể bị áp đặt các biện pháp đối kháng được áp dụng từ từ, linh hoạt

như: các yêu cầu nghiêm ngặt về nhận dạng khách hàng và tăng cường các cố vấn để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trước khi thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân và các công ty từ nước này; Tăng cường các cơ chế báo cáo thích hợp; FATF xem xét các yêu cầu phê duyệt việc thành lập các công ty con, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng ở các nước thành viên có phải là ngân hàng từ một NCCT hay không; Cảnh báo các doanh nghiệp về những rủi ro về rửa tiền khi giao dịch với các thực thể trong NCCTs; Chấm dứt các giao dịch của các nước thành viên FATF với các tổ chức từ một nước như vậy.

Như một phần trong nỗ lực này, các nước thành viên FATF sử dụng bảng câu hỏi tự đánh giá về các hoạt động của nước mình trong việc thực hiện Những khuyến nghị đặc biệt này. FATF vẫn tiếp tục xây dựng bản hướng dẫn về các phương pháp chuyên môn và cơ chế được sử dụng để tài trợ cho khủng bố.

2.4.3. Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng

Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng (Ủy ban Basle) được thành lập vào năm 1974 bởi Thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 10 nước. Đại diện cho mỗi nước là Ngân hàng trung ương của nước đó hoặc một cơ quan thích hợp có nhiệm vụ chính thức về giám sát sự thận trọng của ngành ngân hàng nếu nó khơng phải là Ngân hàng trung ương. Ủy ban này khơng có quyền giám sát quốc tế chính thức hoặc thẩm quyền theo pháp luật. Ủy ban này chỉ xây dựng các tiêu chuẩn giám sát, các hướng dẫn chung và khuyến nghị các bản tuyên bố về những phương pháp giám sát ngân hàng tốt nhất. Những tiêu chuẩn và hướng dẫn như vậy được thông qua với hy vọng các cơ quan thích hợp trong mỗi nước sẽ tiến hành mọi bước cần thiết cho việc thực hiện các tiêu chuẩn đó thơng qua các biện pháp cụ thể, cả lập pháp, quản lý hoặc các biện pháp khác, phù hợp nhất với các hệ thống quốc gia của nước mình. Ba trong số các tiêu chuẩn và hướng dẫn của Ủy ban Basle liên quan đến các vấn đề về rửa tiền.

Ủy ban Basle đã ban hành Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)