Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

2.4. Các tổ chức đặt ra tiêu chuẩn quốc tế

2.4.2. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền FATF được các nước G7 thành lập vào năm 1989 với mục tiêu phát triển và thúc đẩy các biện pháp chống rửa tiền. Tháng 10 năm 2001, FATF đảm nhận thêm nhiệm vụ chống tài trợ cho khủng bố. FATF có ba chức năng chính liên quan đến rửa tiền là: theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền các nước thành viên; Tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; Thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên tồn cầu.

FATF đã thơng qua 40 khuyến nghị về rửa tiền (gọi là Bốn mươi khuyến nghị) từ đó thiết lập một khn khổ tồn diện về AML và bộ khuyến nghị này được thiết kế để áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. 40 khuyến nghị đưa ra các nguyên tắc cho hành động, cho phép một quốc gia linh hoạt theo hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu riêng của nước đó để thực hiện các nguyên tắc này. Tuy khơng có hiệu lực bắt buộc nhưng Bốn mươi khuyến nghị được cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan xem như là một tiêu chuẩn cho công tác chống rửa tiền.

FATF cũng thúc đẩy các nước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về AML/CFT và để khuyến khích các nước áp dụng các biện pháp phịng ngừa, phát hiện và truy tố tội phạm rửa tiền, nghĩa là thực hiện Bốn mươi khuyến nghị. FATF đã thông qua một quy trình để nhận diện những nước và vủng lãnh thổ bị coi là gây trở ngại cho sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, gọi là những nước NCCT

FATF khuyến khích các nước NCCT đẩy nhanh tiến độ sửa chữa những khiếm khuyết của mình. Trong trường hợp một nước NCCT khơng có những tiến bộ thỏa đáng thì có thể bị áp đặt các biện pháp đối kháng được áp dụng từ từ, linh hoạt

như: các yêu cầu nghiêm ngặt về nhận dạng khách hàng và tăng cường các cố vấn để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trước khi thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân và các công ty từ nước này; Tăng cường các cơ chế báo cáo thích hợp; FATF xem xét các yêu cầu phê duyệt việc thành lập các công ty con, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng ở các nước thành viên có phải là ngân hàng từ một NCCT hay không; Cảnh báo các doanh nghiệp về những rủi ro về rửa tiền khi giao dịch với các thực thể trong NCCTs; Chấm dứt các giao dịch của các nước thành viên FATF với các tổ chức từ một nước như vậy.

Như một phần trong nỗ lực này, các nước thành viên FATF sử dụng bảng câu hỏi tự đánh giá về các hoạt động của nước mình trong việc thực hiện Những khuyến nghị đặc biệt này. FATF vẫn tiếp tục xây dựng bản hướng dẫn về các phương pháp chuyên môn và cơ chế được sử dụng để tài trợ cho khủng bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)