Nghiên cứu sơ bộ định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 74)

Bảng 4.1 : Quy trình nghiên cứu

4.1.5. Nghiên cứu sơ bộ định tính

4.1.5.1. Thảo luận tay đôi

Sau khi xây dựng các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh, bổ sung và phát hiện yếu tố mới. Tác giả đã thực hiện thảo luận tay đôi với 10 nhân viên MB đang công tác tại các vị trí như Giao dịch viên, Quan hệ KHDN, Hỗ trợ tín dụng, Thẩm định, Thanh tốn (Chuyển tiền nội – quốc tế và Dịch vụ xuất nhập khẩu), Tài trợ thương mại (danh sách nhân viên ở Phụ lục 1)

Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn để tiện cho việc thu thập thông tin Sau khi tổng hợp lại câu trả lời từ 10 nhân viên, tác giả điều chỉnh lại mơ hình.

Theo kết quả thảo luận, tất cả các thành viên được lựa chọn phỏng vấn đều đồng ý yếu tố “Vị trí làm việc” ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB của MB.

Đối với Yếu tố “Kinh nghiệm làm việc” 7/10 nhân viên đồng ý yếu tố này ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB

Đối với yếu tố “Số lần tham gia đào tạo” 6/10 nhân viên đồng ý yếu tố này ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác PCRT&TTKB, 1 nhân viên khơng có ý kiến và 3 nhân viên còn lại yêu cầu bỏ yếu tố này do chức năng công việc của họ là phải thực hiện kiểm tra giao dịch có liên quan đến RT&TTKB hay không trước khi xử lý giao dịch

Đối với yếu tố “trình độ”, 4/10 nhân viên đồng ý yếu tố này ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB, 1 nhân viên khơng có ý kiến và phần cịn lại yêu cầu loại bỏ yếu tố này. Nên tác giả xem xét loại bỏ yếu tố này nếu kết quả khảo sát thực sự là không ảnh hưởng.

4.1.5.2. Xây dựng bảng câu hỏi

Sau khi nhận được phản hồi từ các đáp viên, tác giả xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các phản hồi đó. Sau đó, gửi bảng câu hỏi đến 10 nhân viên MB ở các vị trí như trên. Sau khi thu thập lại các bảng câu hỏi này, tác giả thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả thu được sau khi chạy phần mềm SPSS như sau:

Case Processing Summary

N % Cases Valid 10 9.2

Excluded

a 99 90.8 Total 109 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .805 24

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronback alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)

Kết quả thu được: hệ số CA = 0.805 là giá trị được chấp nhận cho nghiên cứu.

4.1.6. Nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi bằng email đến 115 nhân viên làm việc tại MB ở các vị trí khác nhau, và yêu cầu phản hồi lại bằng email nhân viên đó trong 3 ngày kể từ ngày gửi email khảo sát.

Kết quả, có 93 phiếu trả lời hợp lệ và được sử dụng cho phân tích nghiên cứu.

4.1.7. Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là bước tiếp theo trong q trình nghiên cứu và là cơng cụ để thảo luận nghiên cứu từ đó đưa ra được kết luận nghiên cứu.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số thích hợp để phân tích dữ liệu định lượng thu được từ bảng câu hỏi khảo sát. Thống kê mô tả, tần suất và độ lệch chuẩn và tương quan Spearman’s Rho được xử lý bằng SPSS.

Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số, như giữa độ tuổi (x) và cholesterol (y). Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số khơng có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0) có nghĩa là

tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x giảm cao thì y cũng giảm theo.

Hệ số tương quan Spearman’s Rho r là một phương pháp phân tích phi tham số. Hệ số này được ước tính bằng cách biến đổi hai biến số x và y thành thứ bậc (rank) (Cho hai biến số x và y từ n mẫu), và xem độ tương quan giữa hai dãy số bậc. Do đó, hệ số cịn có tên tiếng Anh là Spearman’s Rank correlation

Với d1= sự khác nhau giữa các hạng quy cho hai đặc điểm khác nhau của thành phần hay hiện tượng thứ i và n = số các thành phần hay hiện tượng được xếp thứ hạng.

Kiểm định Kruskal-Wallis được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm về trình độ, kinh nghiêm, vị trí cơng tác và số lần tham gia đào tạo. Kiểm định này được sử dụng để so sánh ba hoặc nhiều nhóm dữ liệu khi giả thiết tham số bị vi phạm (Field, 2009). Kiểm định Kruskal-Wallis phù hợp trong các trường hợp dữ liệu hiện có của chúng ta là dữ liệu định danh.

Giả thiết Ho: khơng có sự khác biệt giữa các nhóm giữa các nhóm về trình độ, kinh nghiêm, vị trí cơng tác và số lần tham gia đào tạo.

Giả thiết H1: có sự khác biệt giữa các nhóm giữa các nhóm về trình độ, kinh nghiêm, vị trí cơng tác và số lần tham gia đào tạo.

Ngoài ra, Kiểm định Mann-Witney U (Field, 2009) được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa 2 nhóm đã gặp giao dịch đáng ngờ và chưa gặp giao dịch đáng ngờ. Kiểm định Mann-Witney U là kiểm định phi tham số được sử dụng để kiểm tra 2 mẫu của dữ liệu định danh hoặc xếp hạng có khác nhau không. Kiểm định này xếp hạng mỗi trường hợp của 2 nhóm từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất. Giả thiết như sau:

Giả thiết Ho: khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm Giả thiết H1: có sự khác biệt giữa hai nhóm

4.2. Phân tích nghiên cứu

4.2.1. Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng câu hỏi tập trung vào các dữ liệu định tính để từ dữ liệu thu được ta kiểm tra được liệu các yếu tố Vị trí cơng tác (VITRI), trình độ học vấn (HOCVAN), số lần tham gia đào tạo (DAOTAO) và số năm kinh nghiệm làm việc (KHNGHIEM) liệu có ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB tại MB hay không.

Tác giả thực hiện chạy Cronbach’s Alpha tất cả các câu trả lời hợp lệ của 93 người tham gia khảo sát. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.3: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Kết quả: Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.714. Trong đó, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4, ngoại trừ biến quan sát biết rửa tiền và loại bỏ biến quan sát này có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.714 là 0.716. Tuy nhiên, do phát sinh biến quan sát này không ảnh hưởng đến chất lượng thang đo nên tác giả chấp nhận biến quan sát cho mơ hình nghiên cứu. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận

Bảng 4.4: Giá trị thống kê mô tả đặc trƣng cơ bản của các biến

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Kết quả cho thấy, trong 93 người tham gia, chức danh tham gia khảo sát chiếm đa số là Quan hệ khách hàng (QHKH) (31.2%), về kinh nghiệm, đối tượng tham gia khảo sát chiếm đa số từ 1 đến 2 năm (40.9%), tiếp theo là dưới 1 năm và trên 5 năm. Có thể nói, đối tượng tham gia chủ yếu là nhân viên mới, do đối tượng tham gia khảo sát chiếm đa số là QHKH – đối tượng chức danh thường xuyên thay đổi nhất của bất kỳ ngân hàng nào. Về trình độ học vấn, đối tượng tham gia khảo sát có trình độ cao, đại học chiếm 92.5%. Cuối cùng, về số lần tham gia đào tạo, phần lớn là tham gia một lần (chiếm 48.4%) trong khi đó, đối tượng chưa tham gia đào tạo chiếm 25.8%, còn lại tham gia từ 2 đến 3 lần và 3 lần trở lên chiếm khoảng 12%.

4.2.2. Kiểm định phi tham số

Kiểm tra tương quan Spearman Rho giữa nhân tố xử lý và vị trí. Kết quả chạy SPSS như sau:

Bảng 4.5: Kết quả tƣơng quan Spearman Rho giữa nhân tố xử lý và vị trí.

Correlations VITRI XULY Spearman's rho VITR I Correlation Coefficient 1.000 .252* Sig. (2-tailed) . .012 N 93 93 XUL Y Correlation Coefficient .252* 1.000 Sig. (2-tailed) .012 . N 93 93

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Kết quả chỉ ra Hệ số tương quan Spearman’s Rho rs = 0.252, p=0.012 < mức ý nghĩa 0.05.

Như vậy, có một mối tương quan giữa 2 nhân tố này: vị trí cơng tác có tương quan với cách xử lý khi gặp giao dịch đáng ngờ.

Bảng 4.6: Thống kê tỷ lệ xử lý từ chối giao dịch đáng ngờ

1 2 3 4

BT TUCHOI TRIHOAN BAOLD

1GDV 1 1 6 0 2QHKH 3 1 23 2 3TTTM 0 0 2 0 4TD 6 5 1 5 5HTTD 3 5 8 3 6TT 0 8 10 0 13 20 50 10 XULY/VITRI TOTAL

Nguồn: Dữ liệu tác giả

Theo bảng trên, đối với cách từ chối xử lý giao dịch đáng ngờ, vị trí TT (thanh tốn) chiếm 44% số người vị trí này tham gia khảo sát, chức danh TD (thẩm định) và HTTD (Hỗ trợ tín dụng) chiếm 29%, GDV (giao dịch viên) chiếm 13% và QHKH (quan hệ khách hàng) chiếm 3%. Giải thích cho sự khác biệt này là do vị trí

cầu của cơng việc, hai nhóm này phải kiểm tra kỹ các thơng tin trong giao dịch và thông tin của các bên tham gia. Giao dịch đáng ngờ phát sinh rất nhiều, chủ yếu đến từ các giao dịch chuyển tiền thanh toán qua tài khoản, đặc biệt là thanh toán quốc tế. Đối với các giao dịch này, các nhân viên sau khi kiểm tra và nghi ngờ về giao dịch thường tìm cách trì hỗn thanh tốn, thơng báo cho các cấp thẩm quyền cao hơn trước khi xử lý tiếp giao dịch. Nếu giao dịch có liên quan đến mua bán hàng hóa bị cấm, hoặc giao dịch qua các thị trường bị cấm vận, cấm giao dịch dưới mọi hình thức (cấm vận toàn phần) hiện nay như Bắc Triều Tiên, Sudan, …, giao dịch đó sẽ bị từ chối thanh tốn theo đúng quy trình xử lý của MB

Sau đó, tác giả kiểm tra sự khác biệt giữa hai nhóm đã tiếp xúc và chưa tiếp xúc với giao dịch đáng ngờ về cách xử lý nếu giao dịch đáng ngờ phát sinh bằng kiểm định Mann-Whitney. Với giả thiết:

Ho: khơng có sự khác biệt giữa nhóm đã tiếp xúc và chưa tiếp xúc với giao dịch đáng ngờ

H1: có sự khác biệt giữa nhóm đã tiếp xúc và chưa tiếp xúc với giao dịch đáng ngờ

Ranks

TXUC N

Mean

Rank Sum of Ranks XUL Y KODONGY 55 52.73 2900.00 DONGY 38 38.71 1471.00 Total 93 Test Statisticsa XULY Mann-Whitney U 730.000 Wilcoxon W 1.471E3 Z -2.622 Asymp. Sig. (2- tailed) .009 a. Grouping Variable: TXUC

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Kết quả chạy kiểm định: p=0.009 < mức ý nghĩa 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết Ho, tức là Có thể có sự khác biệt về cách xử lý giữa hai nhóm đã gặp và chưa gặp giao dịch đáng ngờ.

Bảng 4.8: Bảng thống kê các vị trí gặp giao dịch đáng ngờ

1 2

TIEPXUC/VITRI KODONGY DONGY

1 GDV 3 6 2 QHKH 21 10 3 TTTM 2 9 4 TD 14 2 5 HTTD 16 1 6 TT 6 10 TOTAL 67 33

Nguồn: Dữ liệu tác giả

Theo bảng thống kê trên, vị trí thường xuyên tiếp xúc các giao dịch liên quan đến chuyển tiền (GDV-Giao dịch viên) chiếm 67% vị trí GDV tham gia khảo sát và

vị trí làm việc liên quan đến chuyển tiền quốc tế (TT-thanh toán) và Tài trợ thương mại (TTTM) chiếm 63% là thường gặp các giao dịch đáng ngờ nhiều nhất. Điều đó giải thích cho việc 2 vị trí này khi gặp các giao dịch đáng ngờ, họ thực hiện xử lý bình tĩnh và đúng với quy trình hơn như phần trên đã phân tích. Các vị trí chức danh khác như thẩm định, hỗ trợ tín dụng khi xử lý giao dịch đáng ngờ, họ chủ yếu dựa vào kiến thức đã được đào tạo khi tham gia khóa học đào tạo hoặc chỉ dẫn của cấp thẩm quyền khi xử lý giao dịch đáng ngờ đó, và hầu như là tiếp tục xử lý giao dịch đáng ngờ và để cho các bộ phận liên quan xử lý kiểm tra tiếp do đặc thù công viêc, nghiệp vụ của họ hầu như không tương tác hoặc trực tiếp theo dõi, xử lý giao dịch đáng ngờ mà chủ yếu chỉ kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng và thơng tin liên quan đến đối tác đầu ra của phương án. Đặc biệt đối với vị trí quan hệ khách hàng, khi công việc chủ yếu của họ là tăng doanh số tín dụng rịng hàng tháng hoặc kỳ, thì việc kiểm tra giao dịch để phát hiện ra giao dịch có đáng ngờ hay khơng càng ít xảy ra.

Tiếp theo, tác giả thực hiện Kiểm định Kruskal-Wallis để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm về trình độ, kinh nghiệm, vị trí cơng tác và số lần tham gia đào tạo với các câu hỏi tham gia khảo sát với giả thiết:

Giả thiết Ho: khơng có sự khác biệt giữa các nhóm giữa các nhóm về trình độ, kinh nghiêm, vị trí cơng tác và số lần tham gia đào tạo.

Giả thiết H1: có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ, kinh nghiêm, vị trí cơng

tác và số lần tham gia đào tạo. Kết quả kiểm định (xem phụ lục 2, bảng 4.9) cho thấy:

- Nhóm VITRI (vị trí cơng tác) : Với Sig > 0.05: Giả thiết Ho được chấp nhận ở câu hỏi BIETRT (nhận biết rừa tiền, câu số 4 bảng khảo sát), TIEPXUC (tiếp xúc rửa tiền, câu hỏi số 7 bảng khảo sát), XULYRT (câu hỏi số 23 bảng khảo sát), HIEUQUA (câu hỏi 22 bảng khảo sát) và KHNGHIEM (câu 2 bảng khảo sát). Ở những câu hỏi này, các nhân viên MB khi tham gia khảo sát ở bất kỳ vị trí nào hầu như đã từng được nghe biết về rửa tiền và tài trợ khủng bố (tỷ lệ chiếm 97% số người tham gia khảo sát), và họ cho rằng đã từng tiếp xúc với các giao dịch liên

quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố; khảo sát về việc MB có đưa ra biện pháp để xử lý vi phạm trong việc thực hiện công tác PCRT&TTKB và kinh nghiệm làm việc ở bất kỳ vị trí nào của MB cũng thực hiện theo đúng quy trình hoặc sẽ xử lý giao dịch đáng ngờ như họ đã, đang và sẽ xử lý. Còn lại (Sig <0.05): bác bỏ giả thiết Ho. Như vậy có thể kết luận Vị trí cơng tác của nhân viên có ảnh hưởng đến cách xử lý khi gặp giao dịch đáng ngờ, ảnh hưởng đến cách tác nghiệp, ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình PCRT&TTKB của MB nên có thể kết luận được là Vị trí cơng tác ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB của MB.

- Nhóm KHNGHIEM (kinh nghiệm làm việc): với các câu hỏi liên quan đến việc xử lý các giao dịch đáng ngờ, nhận biết được giao dịch đáng ngờ khi tiếp xúc với giao dịch, kiểm tra mục đích giao dịch, cập nhật quy trình RT&TTKB: có Sig<0.05 nên ta bác bỏ giả thiết Ho, tức là kinh nghiệm làm việc có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác PCRT&TTKB của MB. Với cùng một vị trí làm việc, nhưng kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại MB so với người có ít kinh nghiệm hơn thì có thể có hướng xử lý giao dịch đáng ngờ khác nhau. Một nhân viên mới làm việc tại MB, có thể thực hiện đúng quy trình PCRT&TTKB của ngân hàng, tuy nhiên việc có nhận biết được giao dịch đáng ngờ hay không và đưa ra được hướng xử lý phù hợp và linh động lại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm làm việc. Kinh nghiệm làm việc nhiều hơn cũng ảnh hưởng đến hành động cập nhật quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố của MB thường xuyên hơn, đồng thời chú ý thực hiện đúng quy trình hơn như việc kiểm tra mục đích giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)