Một số kinh nghiệm về hoạt động môi giới tại sàn chứng khoán Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Quốc

1.5.1 Vài nét về thị trường chứng khoán Trung Quốc

Trong số rất ít nước hiện nay còn giữ khuynh hướng XHCN và đường lối phát triển kinh tế do Đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc là một trong những nước xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) khá thành công. Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc rất có ích cho nước ta . TTCK Trung Quốc, vừa mang đặc điểm của một nền kinh tế chuyển đổi, lại vừa có những nét chung của một nền kinh tế đang phát triển của châu Á, vừa có cái riêng mang màu sắc Trung Quốc.

1.5.1.1 Giai đoạn hình thành TTCK Trung Quốc (1980 - 1989)

Ngay từ những năm 30 (thế kỷ XX) ở Trung Quốc đã có TTCK khá nhộn nhịp, nhưng do định hướng công hữu thuần khiết và kế hoạch hóa tập trung khơng dung hợp với cơ chế vận hành của TTCK nên năm 1952 các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) cũng bị đóng cửa. Chỉ từ năm 1978 khi Trung Quốc tiến hành những điều kiện khách quan để nhen nhóm phát triển trở lại

Thứ nhất, là Nhà nước thiếu một chiến lược định hướng xây dựng TTCK ngay từ đầu nên không tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý thống nhất dẫn đến phó mặc cho các địa phương tự định đoạt theo những kiểu cách rất khác nhau. Hơn nữa sự khuyến khích phát hành ở thị trường sơ cấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phát hành quá độ, thị trường thứ cấp chưa có vai trị hiệu chỉnh nguồn vốn .

Thứ hai, Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm giám sát TTCK nhưng do khơng có định hướng chung nên khơng kiểm soát được các ngân hàng địa phương trong việc điều hành TTCK. Do đó nguy cơ có ngân hàng địa phương ngập quá sâu vào nghiệp vụ này, tình trạng thông tin cũng không đầy đủ.

1.5.1.2 Giai đoạn phát triển TTCK Trung Quốc(từ 1990 đến 2011)

Mặc dù có những điểm yếu như vậy nhưng sự tồn tại và tác dụng huy động vốn của TTCK đã đóng góp to lớn nhằm giải tỏa tư tưởng e sợ TTCK trong các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như khơi dậy nhu cầu đầu tư trong dân chúng. Chính vì thế vào đầu những năm 90 Nhà nước Trung Quốc đã có những quyết định quan trọng nhằm đưa TTCK vào quỹ đạo hiện đại

- Ngày 26/11/1990 SGDCK Thượng Hải được thành lập. Hai năm sau SGDCK Thẩm Quyến cũng ra đời. Đây là hai TTCK có tổ chức lớn nhất của Trung Quốc được tổ chức theo mơ hình định chế với 100% sở hữu Nhà nước. Từ khi các SGDCK của Trung Quốc ra đời, TTCK Trung Quốc đã phát triển với nhịp độ rất nhanh. Ngay cả trong thời kỳ TTCK của các nước Đông Nam á bị khủng hoảng nặng nề TTCK của Trung Quốc vẫn có bước phát triển ổn định do:

v Các chính sách quản lý phù hợp

- Trung Quốc đã thi hành một loạt chính sách quản lý vĩ mơ giúp ổn định tỷ giá đồng NDT (nhân dân tệ), cũng như có các chính sách lãi suất linh hoạt và cơ cấu vốn nước ngoài chủ yếu là dài hạn.

- Ngoài ra Trung Quốc cịn khuyến khích các Cơng ty niêm yết trong nước phát hành chứng khoán ra TTCK quốc tế.

- Chủng loại hàng hóa trên TTCK Trung Quốc khá phong phú. Chiếm khối lượng lớn nhất là trái phiếu. Tuy nhiên các quy định về phát hành và kinh doanh trái phiếu ở Trung Quốc không chặt chẽ.

- Thị trường cổ phiếu của Trung Quốc có tính phân đoạn rất cao. Hiện tại các doanh nghiệp phát hành đến năm loại cổ phiếu. Cổ phiếu A phát hành bằng NDT dành cho người Trung Quốc, cổ phiếu B phát hành bằng USD ở Thượng Hải và đô la Hồng Kông ở Thẩm Quyến chỉ dành cho người nước ngoài . Cổ phiếu H niêm yết ở SGDCK Hồng Kông, cổ phiếu N niêm yết ở SGDCK New York, cổ phiếu L niêm yết ở SGDCK Luân Đôn. Tất cả các cổ phiếu đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau nhưng cổ tức và đơn vị giao dịch của các cổ phiếu B, N, H, L đều tính bằng ngoại tệ. Tuy nhiên chính sách của Trung Quốc vẫn ưu tiên cho sở hữu Nhà nước nên các cổ phiếu do Nhà nước sở hữu không được giao dịch trên thị trường. Vì thế các cổ đơng cá nhân khơng có nhiều khả năng kiểm sốt cơng ty niêm yết và việc thơn tính nhau cũng khó khăn.

v Cơ sở vật chất hiện đại

Trung Quốc cũng chú trọng trang bị kỹ thuật hiện đại cho SGD . Hệ thống giao dịch của hai sở giao dịch đều tự động hóa . Đặc biệt SGDCK Thượng Hải đã được trang bị hệ thống giao dịch State of the art với tốc độ xử lý 10 triệu giao dịch trong ngày . SGDCK Thượng Hải với 1.608 chỗ ngồi và 5.700 thiết bị đầu cuối (1997) đã trở thành SGD lớn nhất Châu á. Ngồi ra cịn hai thị trường phi tập trung NETS và TAQS với 26 trung tâm giao dịch khơng chính thức. Nhờ hệ thống thanh toán bù trừ và ghi sổ mà TTCK Trung Quốc có tốc độ thanh tốn nhanh nhất thế giới (T + 1 cho cổ phiếu A và T + 3 cho cổ phiếu B). Đặc biệt các nhà lãnh đạo kinh tế dang có dự kiến đầu tư SGDCK Thượng Hải để biến nó trở thành trung tâm tài chính của châu á trong vòng 5 năm tới .

v Cơng nghệ thơng tin được hiện đại hóa

Do phát triển thị trường từ tự phát lên có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, nên TTCK Trung Quốc hoạt động lỏng lẻo. Trong thời gian đầu, HTTT của TTCK Trung Quốc hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai sở giao dịch chứng

khốn Thâm Quyến và Thượng Hải khơng thống nhất bởi chúng tuân theo các quy định của địa phương, mạng truyền thông chưa được chú trọng và áp dụng các giao dịch thủ cơng, mặc dù lúc đó ngành điện tốn đã có những ứng dụng rất hiệu quả vào giao dịch chứng khoán của một số TTCK trên thế giới. Cũng chính vì chưa có cơ quan nhà nước quản lý thống nhất về chứng khoán nên các quy chế, quy định về thông tin không được coi trọng, do đó chất lượng thơng tin trên thị trường rất kém, các công bố thông tin của các cơng ty niêm yết, cơng ty chứng khốn có độ tin cậy rất thấp. Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu cổ phần hóa, khơng đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gây lãng phí thời gian.

Chỉ từ năm 1992 đến nay, khi Ủy ban Chứng khoán nhà nước được thành lập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự. Ủy ban Chứng khốn nhà nước giữ vai trị quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khốn. Các cơng ty niêm yết, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩn thống nhất, đặc biệt là các quy chế về công bố thông tin trên thị trường.

Trung Quốc nhận thức rằng, trong điều kiện tin học phát triển như hiện nay, các TTCK cần được hiện đại hóa . Các Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải đã áp dụng giao dịch tự động, đưa khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng . Thơng qua hệ thống giao dịch tự động, mỗi giờ có thể tiến hành 100.000 cuộc giao dịch, đáp ứng lượng giao dịch ngày càng tăng của đất nước có hơn 1,3 tỷ dân này. Các sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã nối mạng với nhau và với các cơng ty chứng khốn trong nước . Toàn bộ các giao dịch đã được thực hiện thơng qua mạng vi tính, xóa đi sự khơng thống nhất về thơng tin.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ những thành công và thất bại trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cơ bản cho Việt Nam:

1.5.2.1 Chính sách phát triển TTCK

- Phải định hướng và có chiến lược dài hạn phát triển TTCK. Để xây dựng và phát triển thành cơng TTCK phải có định hướng mục tiêu rõ ràng về vị trí,

vai trị, tầm quan trọng của TTCK để giành cho nó những chính sách và mơi trường kinh tế - xã hội - chính trị phù hợp. Cung cấp hai ví dụ tương phản cho bài học này là kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù tiềm năng Hàn Quốc nhỏ hơn Trung Quốc nhưng do được định hướng tốt và hỗ trợ đúng đắn trong cả quá trình TTCK Hàn Quốc đạt tới sự phát triển vượt bậc từ điểm xuất phát nghèo nàn. Ngược lại Trung Quốc do chưa có định hướng mơ hình ngay từ đầu nên mặc dù tiềm năng rất rộng lớn nhưng TTCK phát triển không quy củ gây tốn kém cho quá trình cơ cấu lại.

- Trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK Nhà nước có vai trị hết sức to lớn. Vai trị đó thể hiện qua những mặt sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý rõ ràng minh bạch, trung thực cho TTCK.

Thứ hai, Nhà nước khuyến khích mở rộng và phát triển các yếu tố nội tại của TTCK như hàng hóa, các Cơng ty phát hành, Cơng ty chứng khốn và nhà đầu tư. Ngoài ra chính sách vay nợ lành mạnh của Chính phủ theo hướng vừa cung cấp hàng hóa cho TTCK vừa kích cầu nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ phát triển lành mạnh TTCK.

Thứ ba, phải có cơ quan của Nhà nước trực tiếp tổ chức điều hành TTCK với đội ngũ nhân sự được chọn lọc đủ khả năng kiểm tra, giám sát.

- Nhà nước dù có vai trị rất quan trọng nhưng TTCK là một thực thể kinh tế thị trường khách quan, sự tác động của Nhà nước trong trường hợp can thiệp quá sâu vào các quyết định kinh tế của các chủ thể như nhà đầu tư, tổ chức phát hành, CTCK vi phạm các nguyên tắc của hoạt động TTCK cũng phải trả giá.

- Thực tế xây dựng TTCK ở các nước chỉ ra rằng đối với bất kỳ nước nào muốn đẩy nhanh sự phát triển của TTCK cũng phải xử lý vấn đề mở cửa như thế nào TTCK trong nước. Bởi lẽ nguồn vốn nước ngoài đang ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Vấn đề là hình thức mở cửa. Kinh nghiệm phổ biến là áp dụng tỷ lệ khống

chế sở hữu công trong nước của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đối với TTCK vấn đề không chỉ là tỷ lệ, mà còn là chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thuế đối với người nước ngồi, vai trị trung gian của các định chế tài chính nước ngồi.

1.5.2.2 Cơ sở vật chất hiện đại

Sự hình thành TTCK là một quá trình trong đó các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, con người, pháp lý… của nó phải được hình thành và phát triển vững chắc trên các điều kiện khách quan quy định chính nó. Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế, mức tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế và sự chủ động của Chính phủ chính là các quá trình đẩy nhanh quá trình hồn thiện này.

1.5.2.3 Cơng nghệ thơng tin được hiện đại hóa

- HTTT tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn . Ngay từ khi mới bắt đầu đi vào giao dịch, TTCK Trung Quốc đã quá giản tiện trong trang thiết bị hệ thống xử lý giao dịch nhận lệnh, truyền lệnh, xử lý lệnh... nên các giao dịch rất chậm, người đầu tư thấy lãng phí thời gian nên không mặn mà ; hơn nữa, tình trạng thủ cơng cịn nặng nề trong khi sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thơng tin trên thế giới nên vơ hình trung rơi vào sự tụt hậu và lãng phí. Đối với Việt Nam, trong điều kiện TTCK phát triển muộn, tuy chúng ta có được lợi thế so sánh như chi phí cho hệ thống tự động hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống, nhưng phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán . Các thiết bị khơng nên q giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mơ TTCK phát triển . Song, khơng chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ . Chúng ta cần chú ý đến trạng thái mở để khi khối lượng giao dịch tăng lên có thể nâng cấp, mở rộng công suất xử lý của hệ thống. Cách làm như vậy sẽ cho phép tiết kiệm được các chi phí ban đầu, đồng thời vẫn bảo đảm tính liên tục của hệ thống khi TTCK phát triển.

- Nên có một chiến lược phát triển HTTT từ phía Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Bài học thực tế từ TTCK Trung Quốc lúc đầu được giao phó cho các sở giao dịch tự tổ chức HTTT của mình theo những quy chế của địa phương khác nhau nên chất lượng thông tin kém, hiệu quả hoạt động của thị trường thấp. Vì vậy bài học cần rút ra là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt nam phải theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, HTTT có sự thơng suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thơng tin đầu ra có độ tin cậy cao.

- Cần chú ý đến vấn đề mạng truyền thông giữa các bộ phận thị trường. Thông tin trên TTCK cần phải thông suốt và có sự thống nhất. Ở TTCK Trung Quốc, vấn đề mạng truyền thông lúc đầu chưa được chú trọng gây nên tình trạng lộn xộn thơng tin, sai lệch thơng tin, nay đã kịp thời điều chỉnh.

- Khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển, có thị trường phi tập trung. Tại TTCK Trung Quốc, do đội ngũ thông tin chuyên nghiệp mỏng nên việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong nước còn kém, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến TTCK Trung Quốc, nhất là khi cần quan sát TTCK Trung Quốc thông qua những kênh chun nghiệp cũng trở nên rất khó khăn. Vì thế điều đó trực tiếp hạn chế rất nhiều đến việc thu hút vốn của Trung Quốc. Do vậy, khi TTCK Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngồi thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thơng tin chun nghiệp có những đầu tư về thơng tin chứng khốn.

Tóm lại, kinh nghiệm của thế giới là nhiều vẻ . Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của họ song quan trọng hơn là cần biết sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, giới thiệu một cách tổng quan về CTCK và MGCK đi từ các khái niệm cơ bản đến các hoạt động chủ yếu tại một CTCK đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của một CTCK. Và cuối cùng ta xem xét một số kinh nghiệm về hoạt động mơi giới tại NYSE nhằm góp phần phục vụ cho những gợi ý trong chương 3.Nhưng trong thực tế thị trường chứng khốn Việt Nam cịn non trẻ với các khó khăn tất yếu thì mơi giới tại SeASecurities đã hoạt động như thế nào? Những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động môi giới tại SeASecurities trong bối cảnh thực tế của TTCK Việt Nam . Chương 2, phần về thực trạng hoạt động môi giới tại SeASecurities sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCP CHỨNG KHỐN

ĐƠNG NAM Á (SEASECURITIES)

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP chứng khốn SeASecurities 2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của SeASecurities

§ Ngày 22/12/2006, Chủ tịch UBCKNN đã có quyêt định số 34/UBCK-GPHĐKD cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khốn cho Cơng ty CP Chứng khốn Đơng Nam Á với tên chính thức là CTCP chứng khốn ngân hàng TMCP Đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)