Tổng quan ngành chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổng quan ngành chế biến thực phẩm

2.1.1. Đặc trưng ngành

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành công nghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp để chế

biến thành những sản phẩm cơng nghiệp có giá trị. Sản phẩm của ngành có thời gian sử dụng ngắn từ vài tháng đến hơn 1 năm và mang yếu tố mùa vụ (cao điểm vào quý 1 và quý 4 hàng năm). Do đó, đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến là không ổn định, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu và thịtrường tiêu thụ, rào cản gia nhập ngành thấp, cạnh tranh cao.

Công nghiệp chế biến thực phẩm rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, về quy trình cơng nghệ, mức độ chế biến, …Căn cứ vào sự giống nhau về công dụng cụ thể của sản phẩm cũng như nguyên liệu chế biến thì cơng nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các ngành kinh tế – kỹ thuật sau:

- Ngành chế biến lương thực: xay sát, mì ăn liền, bánh, bún; - Ngành chế biến thuỷ sản;

- Ngành chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa;

- Ngành chế biến nước giải khát: bia, nước ngọt, nước khoáng, chè,..; - Ngành chế biến đường, bánh kẹo;

- Đồ hộp rau, quả; và

23

2.1.2. Vị trí, vai trị của ngành chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành cơng nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm

gần đây. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến như gạo, tôm, cá, cà phê, chè...sang các nước trên thế giới.

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay. Năm 2010, giá trị sản xuất của ngành chế biến chiếm 89,5% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, chiếm 25% GDP cả nước. Vào năm 2009 cảnước có 44.015 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong đó có tới 6826 doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, chiếm 15,5% về số đơn vị cơ sở

của các ngành công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thực phẩm năm 2009 đạt 466.165 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 23,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Lao động làm việc trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống đạt 526 ngàn

lao động. Tổng kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng thực phẩm chế biến

và đồ uống chiếm 18,5% kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến chế tạo và 14,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành thu hút nhiều lao động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và thành thị, gia tăng thu nhập của

người lao động, giúp cải thiện đời sống người dân.

Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khơng địi hỏi lượng vốn lớn như các ngành công nghiệp nặng, song lại sớm đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội.

24

Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trị rất quan trọng khơng chỉ với bản thân ngành công nghiệp mà đặc biệt đối với phát triển của nông nghiệp, nông thôn: thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo

hướng sản xuất hàng hố lớn, hình thành các vùng thâm canh, sản xuất tập trung, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện quan trọng cho thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn.

Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm góp phần nâng cao tiềm lực của nền kinh tế, tạo ra cơ cấu kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn do phát huy được lợi thế so sánh của đất nước.

Phát triển công nghiệp chế biến góp phần vào phát triển nền cơng nghiệp sạch và bền vững: trước yêu cầu của việc sản xuất tập trung, thâm canh, công tác quy hoạch sẽ tránh được việc phân tán, manh mún trong

chăn ni, giết mổ, chế biến như hiện nay, hình thành nên các khu vực sản xuất tập trung, khép kín giúp cho việc sử dụng hiệu quả sản phẩm phụ, xử

lý triệt để ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)