Thực trạng tài sản của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Thực trạng hoạt động của ngành chế biến thực phẩm

2.2.2. Thực trạng tài sản của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

28

BNG 2.3: THNG KÊ TÀI SN BÌNH QUÂN CA 38 DOANH NGHIP NGÀNH CH BIN THC PHM ĐVT: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 1.Tổng tài sản 657,515 864,212 1,169,335 1,788,028 2.Tài sản ngắn hạn 390,404 511,321 671,010 886,896 2.1.Đầu tư ngắn hạn 86,219 75,365 108,076 43,515 2.2.Phải thu khách hàng 174,539 198,551 214,889 270,416 2.3.Hàng tồn kho 114,527 177,211 194,479 274,548 3.Tài sản dài hạn 267,111 352,892 498,325 901,132 3.1.TSCĐ 186,303 251,749 287,119 569,175 3.2.Tài sản dài hạn khác 80,808 101,143 211,206 331,957

(Ngun: Báo cáo tài chính các doanh nghip ngành chế biến thc phm niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

Tổng tài sản của 38 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

TP.HCM vào năm 2010 đạt 67.945 tỷ đồng. Tài sản bình quân doanh nghiệp đạt 1.788 tỷ vào năm 2010. Con số này gia tăng theo thời gian từ

657,5 tỷvào năm 2007 tăng lên 864 tỷ đồng năm 2008, 1.169 tỷnăm 2009

và 1.788 tỷnăm 2010. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản năm 2008 là 131%, năm 2009 là 135% và năm 2010 là 153%. Tốc độtăng trưởng tổng tài sản

năm 2010 là kết quả từ sự tăng trưởng đột biến của tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn năm 2010 tăng 181% so với năm 2009 trong khi năm 2008 tăng

29

HÌNH 2.2: BIỂU ĐỒ CU TRÚC TÀI SN CA DOANH NGHIP NGÀNH CH BIN THC PHM

(Ngun: Báo cáo tài chính các doanh nghip ngành chế biến thc phm niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

Đồ thị cho thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 60% giá trị tài sản của doanh nghiệp vào năm 2007, 2008 rồi tỷ trọng này giảm xuống vào

năm 2009 và đạt mức 50% vào năm 2010. Như vậy có thể thấy, sự gia tăng

tài sản trong 3 năm 2007-2009 là do sự gia tăng công suất dây chuyền sản xuất sản phẩm. Và vào năm 2010, sự gia tăng tài sản là do các doanh nghiệp gia tăng đầu tư tài sản cố định như nhà xưởng, dây chuyền công nghệ do tỷ trọng tài sản cốđịnh ngày càng gia tăng.

Qua đồ thị, chúng ta cũng nhận thấy đặc trưng tài sản của ngành chế

biến thực phẩm là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong ngành chủ yếu ở hàng tồn kho và phải thu khách hàng. Khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm từ 60%-70% tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. 390,404 511,321 671,010 886,896 267,111 352,892 498,325 901,132 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 TÀI SẢN DÀI HẠN TÀI SẢN NGẮN HẠN

30

BNG 2.4: S LIU THNG KÊ CU TRÚC TÀI SN VÀ VÒNG QUAY HÀNG TN KHO, VÒNG QUAY PHI THU

Tài sản dài hn/tng tài sn (%) Tài sản ngắn hn/ tng tài sản (%) Đầu tư cố định/tng tài sản (%) Vòng quay hàng tn kho Vòng quay phi thu Bình quân 0,400131 0,599869 0,298871 6,468947 18,37412 2008 0,406141 0,593859 0,308705 7,842105 18,18158 2009 0,390570 0,609430 0,283612 5,761053 18,02579 2010 0,403682 0,596318 0,304297 5,803684 18,91500

(Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thtrường chứng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

Sở dĩ, các doanh nghiệp thuộc ngành này sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn là do đặc trưng ngành nghề: lưu kho nguyên vật liệu lớn để đáp ứng yếu tố mùa vụ, bán hàng trả chậm. Vòng quay phải thu của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm thấp, bình quân 18 lần cho 1 năm, tương đương

20 ngày cho 1 kỳ thanh tốn. Vịng quay phải thu này khơng có nhiều biến

động qua các năm. Doanh nghiệp trong ngành chưa có các biện pháp cải thiện việc chiếm dụng vốn hợp pháp của khách hàng thơng qua việc trả

chậm để có thể sử dụng vốn lưu động hiệu quảhơn. Về vòng quay hàng tồn kho bình quân ngành 6,5 lần 1 năm, tương đương 56 ngày. Thời gian lưu

kho gần 2 tháng, so với vịng đời sản phẩm bình qn khoảng 1 năm, đây là

1 thời gian đáng kể. Hàng lưu kho chủ yếu là nguyên liệu đầu vào và thành phẩm. Việc lưu kho dài không chỉ làm ứ đọng vốn mà còn làm giảm chất

lượng sản phẩm.

Tài sản dài hạn chiếm 40% tài sản của doanh nghiệp, trong đó các

doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm đầu tư khoảng 30% vào tài sản cố định và 10% là đầu tư dài hạn khác (đầu tư vào công ty con và công ty liên

31

Đầu tư ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Phần

đầu tư ngắn hạn này ở các doanh nghiệp quan sát phần nhiều tập trung ở đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp không chỉ tập trung cho hoạt động kinh doanh mà còn dàn trãi sang lĩnh

vực chứng khoán. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn

có xu hướng giảm, từ chiếm 22% trong tài sản ngắn hạn vào năm 2007,

xuống 14,7% năm 2008 và 5% vào năm 2010. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang nhìn nhận lại hiệu quả của việc đầu tư dàn trãi này.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, tài sản của doanh nghiệp có đặc trưng là tài sản ngắn hạn có tỷ trọng lớn do đặc

điểm hoạt động của ngành. Do đó, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ

ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)