CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Các biến tác động trong mơ hình
Dựa trên các nghiên cứu trước đây đã thực hiện, và hai nghiên cứu
điển hình của Stanford Itua ở Anh và của Zeitun, Titan ở Jordan cũng như
dựa trên việc phân tích Dupont chỉ số ROE, bài viết đề xuất các yếu tố tác
động đến hiệu quả doanh nghiệp như sau:
a) ROE: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (hiệu quả tài chính)
Các nghiên cứu đã đư ợc thực hiện ở các nước, trong đó có
nghiên cứu của Standford Itua và Zeitun, đã sử dụng nhiều chỉtiêu để đo lường hiệu quả doanh nghiệp về cả hai phương diện (hiệu quả tài
39
chính và hiệu quả thị trường) với các chỉ số như ROE, ROA, PROF,
Tobin’s Q, MBVR, MBVE, P/E. Nhưng do điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện, việc tiếp cận chỉ
tiêu hiệu quả thị trường sẽ hạn chế nên chỉ số hiệu quả doanh nghiệp chỉ đề cập đến hiệu quả tài chính. Do giới hạn về thời gian nên chỉ
tiêu này ởđây được đề cập là ROE. Vì đây là chỉtiêu được nhà đầu tư
quan tâm nhất khi có quyết định đầu tư.
ROE được tính dựa trên số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:
ROEit = EAITit x 100% [EQit + EQi(t-1)]/2
Trong đó
- ROEit là tỷ suất sinh lợi trên vốn cố phần của doanh nghiệp i vào
năm t.
- EAITit là lợi nhuận sau thuế & lãi vay của doanh nghiệp i vào năm t
- EQit là vốn chủ sở hữu vào năm t của doanh nghiệp i
- EQi(t-1) là vốn chủ sở hữu vào năm (t-1) của doanh nghiệp i b) ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (hiệu quả hoạt động)
Do ROE được dùng đểđo lường hiệu quả doanh nghiệp mà ROE theo phân tích Dupont là một chỉtiêu được suy ra từROA và địn bẩy tài chính. Vì vậy, ROA được đưa vào như là một biến ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp ROE. Đây là điểm khác biệt so với các mô hình trước đây. Biến này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng thếnào đến hiệu quả doanh nghiệp.
ROA được xác định dựa trên các số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:
40
ROAit = EAITit + LIit x (1-T) x 100% [TAit + TAi(t-1)]/2
Trong đó:
- ROAit là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp i vào thời điểm t
- EAITit là lợi nhuận sau thuế & lãi vay của doanh nghiệp i vào năm t
- LIit là lãi vay của doanh nghiệp i vào năm t
- T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- TAit và TAi(t-1) là tổng tài sản doanh nghiệp i vào năm t và t-1 c) TDTA: Tổng nợ trên tổng tài sản
Biến giải thích quan trọng nhất của mơ hình là cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Stanford Itua và Zeitun, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được tính tốn trên nhiều chỉtiêu như
STDTA, LTDTA, TDTA. Tuy nhiên, mơ hình chỉ đề cập đến TDTA
như là một biến thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Vì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp chủ yếu được thể hiện bởi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ dài hạn ở các doanh nghiệp Việt Nam và ở các doanh nghiệp được quan sát là rất thấp. Nên việc sử dụng chỉ tiêu TDTA để phán ánh được tác động của nợ ngắn hạn
đến hiệu quả của doanh nghiệp (tương tự nghiên cứu của Nikolaos Eriotis, 2007 tại Hy Lạp).
Tổng nợ trên tổng tài sản doanh nghiệp được xác định như sau:
TDTAit = TDit/TAit
Trong đó:
41
- TDit là tổng nợ phải trả của doanh nghiệp i vào năm t
- TAit là tổng tài sản của doanh nghiệp i vào năm t
d) TDPT: Tốc độ phát triển doanh thu (cơ hội mở rộng thị trường)
Các nghiên cứu trước đây đều đề cập đến TDPT như là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp (theo Stanford Itua và Zeitun). Khi doanh nghiệp phát triển nhanh, nắm bắt được nhiều cơ
hội thì lợi nhuận đạt được cũng gia tăng theo. Do đó, chỉ tiêu TDPT
được đưa vào mơ hình đ ể giải thích sự thay đổi của hiệu quả doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển của doanh nghiệp được xác định bằng nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tốc độ phát triển của doanh nghiệp được xác định thông qua sự phát triển doanh thu của doanh nghiệp.
TDPTit = REVit - REVi(t-1) x 100% REVi(t-1)
Trong đó:
- TDPTit là tốc độ phát triển của doanh nghiệp i vào năm t,
- REVit là doanh thu của doanh nghiệp i vào năm t
- REVi(t-1) là doanh thu của doanh nghiệp i vào năm trước đó (i-t) e) SIZE: Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp cũng được đưa vào mơ hình vì khi doanh nghiệp có quy mơ lớn, doanh nghiệp có lợi thế trong việc tiếp cận thị trường, rủi ro thấp do đa dạng hố, hạn chế việc vấn đề thơng tin bất cân xứng giúp gia tăng hiệu quả doanh nghiệp. Biến quy mô doanh nghiệp cũng đã được đưa vào mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động
42
đến hiệu quả hoạt động ở các nghiên cứu trước đây mà điển hình là nghiên cứu của Stanford Itua và Zeitun.
Quy mô doanh nghiệp thể hiện qua quy mô tài sản của tài sản của doanh nghiệp. Nhưng do số liệu thống kê tổng tài sản của doanh nghiệp khơng có phân phối chuẩn nên chỉ tiêu tính quy mơ doanh nghiệp là hàm logarit của tổng tài sản doanh nghiệp.
SIZEit = log(TAit)
Trong đó:
- SIZEit là quy mơ doanh nghiệp i vào năm t
- TAit là tổng tài sản của doanh nghiệp i vào năm t theo báo cáo tài
chính