Thực trạng doanh thu, lợi nhuận, tốc độ phát triển của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Thực trạng hoạt động của ngành chế biến thực phẩm

2.2.1. Thực trạng doanh thu, lợi nhuận, tốc độ phát triển của ngành

Bảng 2.1 cho thấy doanh thu bình quân của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm qua các năm không ngừng gia tăng từ 868,9 tỷ đồng

năm 2007 lên 1.171,6 tỷ đồng năm 2008 và đạt 1.880 tỷ đồng năm 2010.

Doanh thu của ngành chế biến thực phẩm được đóng góp chủ yếu từ hoạt

động xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trên thế giới như Nhật, Mỹ, Singapore, Châu Âu…Do đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình kinh tế

thế giới. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2008 đạt 135%, năm 2008 đạt

115% và năm 2010 là 140%. Nguyên nhân có sự sụt giảm doanh thu vào

25

năm 2010, khi nền kinh tế dần hồi phục, tốc độ tăng trưởng doanh thu dần cải thiện.

BNG 2.1: THNG KÊ DOANH THU & LI NHUN BÌNH QUÂN CA 38 DOANH NGHIP NGÀNH CH BIN THC PHM

ĐVT: triệu đồng

2007 2008 2009 2010

Doanh thu 868.891 1.171.677 1.341.821 1.880.264

Lợi nhuận sau thuế 75.678 61.621 126.532 241.453

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 135% 115% 140%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 81% 205% 191%

Lợi nhuận sau thuế/doanh thu 5% 9% 13%

(Ngun: Báo cáo tài chính các doanh nghip ngành chế biến thc phm niêm yết trên thị trường chứng khốn TP.HCM năm 2008-2010)

HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ DOANH THU VÀ LI NHUN BÌNH QUÂN CÁC DOANH NGHIP NGÀNH CH BIN THC PHM

(Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thtrường chứng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

868,891 1,171,677 1,341,821 1,880,264 75,678 61,621 126,532 241,453 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 2007 2008 2009 2010 DOANH THU LN SAU THUẾ

26

Doanh thu gia tăng qua các năm kéo theo lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp trong 4 năm 2007-2010 cũng gia tăng theo: năm 2008 đạt 61, 6 tỷ đồng, năm 2009 đạt 126,5 tỷđồng và năm 2010 đạt 241,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định khoảng 100% mỗi năm. Tuy nhiên

cần lưu ý, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của ngành rất thấp nhưng dần đang được cải thiện. Năm 2008 lợi nhuận đạt 5% trên doanh thu, năm 2009 đạt

9% trên doanh thu và năm 2010 đạt 13% trên doanh thu. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp nguyên nhân là do ngành này chủ yếu chế biến thực phẩm thô rồi phân phối ra thị trường nên giá trị gia tăng thấp. Chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm không phân phối trực tiếp ra thị trường nước ngoài mà chủ yếu cung cấp cho nhà sản xuất khác để chế biến thành thành phẩm rồi mới cung cấp ra thịtrường.

BNG 2.2: KT QU THỐNG KÊ ROA, ROE 3 NĂM

ROA (%) Bình quân 2008 2009 2010 Trung bình 8,48 6,25 8,67 10,51 Tối đa 40,97 40,97 37,12 37,56 Tối thiểu -28,83 -28,83 -23,32 -13,47 ROE (%) Bình quân 2008 2009 2010 Trung bình 17,99 7,14 10,56 20,46 Tối đa 96,09 96,09 51,34 49,53 Tối thiểu -286,26 -195,19 -286,26 -45,57

(Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thtrường chứng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

Bảng trên cho thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA bình quân của ngành trong giai đoạn 2008-2010 là 8,5% năm. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

bình quân của ngành chế biến thực phẩm như vậy là tương đối thấp. Trong

27

tài sản hết sức hiệu quả, với mức sinh lợi trên tổng tài sản lên đến 40,9%. Nhưng cũng tồn tại doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tỷ suất sinh lợi

trên tài sản âm 28,8%. Qua số liệu thống kê cho thấy ngành đang từng bước cải thiện ROA, bằng chứng là chỉ số này mỗi năm đều tăng, từ 6,3% năm 2008 lên 8,7% năm 2009 và 10,5% năm 2010. Như vậy có thể thấy,

các doanh nghiệp trong ngành đang cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng tài

sản.

Về tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE bình quân trong giai đoạn năm 2008-2010 là 18%. Đây là mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đáng mong đợi. Chỉ số bình qn ROE cao nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa

các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp đạt ROE đến 96% năm, nhưng cũng có

doanh nghiệp thua lỗ nặng, ROE -286%. Số liệu thống kê 3 năm cho thấy, ROE tăng đáng kể từ 7,1% năm 2008 lên 20,6% năm 2010. Sở dĩ có sự gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu như vậy là do vào năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình hoạt động của các doanh

nghiệp rất khó khăn. Sang năm 2009, chính phủ áp dụng nhiều chính sách

giúp hồi phục nền kinh tế đã cải thiện tình hình hoạt động của các doanh

nghiệp và năm 2010 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Như vậy, số liệu thống kê chứng minh ngành chế biến thực phẩm là

một ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ phát triển cao, tỷ suất

sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên, ngành này vẫn chưa khai thác

hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Mức sinh lợi trên tài sản còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)