Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

phẩm niêm yết trên HOSE

BNG 2.5: S LIU THNG KÊ TNG TÀI SN, N, VN CH S HU BÌNH QUÂN CÁC DOANH NGHIP QUAN SÁT

ĐVT: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 1.Tổng tài sản 657,515 864,212 1,169,335 1,788,028 2.Tổng nợ 237,122 375,526 584,293 1,004,666 2.1.Nợ ngắn hạn 197,308 328,348 505,055 780,365 2.2.Nợ dài hạn 39,814 47,178 79,239 224,301 3.Vốn chủ sở hữu 412,980 459,871 660,316 919,784

(Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khốn TP.HCM năm 2008-2010)

32

HÌNH 2.3: CU TRÚC TÀI CHÍNH HÌNH THÀNH TNG TÀI SN

(Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thtrường chng khoán TP.HCM năm 2008-2010)

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua tỷ lệ các

nguồn hình thành nên vốn hoạt động của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu và

vốn vay. Nhìn vào hình trên, tài sản cơng ty hình thành phần lớn từ nguồn

vốn chủ sở hữu, kế đến là nợ ngắn hạn, và rất ít từ nợ dài hạn. Tuy nhiên,

cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm đang thay đổi.

Bằng chứng là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2007 chiếm

trên 60% giảm xuống 50% vào năm 2010. Và một điều dễ nhìn thấy qua

hình 2.3 là tỷ trọng nợ dài hạn cũng đang dần gia tăng trong nguồn hình

thành tài sản của doanh nghiệp dù tỷ trọng còn rất thấp, từ 6% năm 2007 lên 12% vào năm 2010. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang nổ lực cơ

cấu lại cấu trúc tài chính cho hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm sử dụng nợ ngắn hạn rất lớn để tài trợ tài sản lưu động. Nợ ngắn hạn chiếm khoảng 40% giá trị tài sản

của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ ngắn hạn cao sẽ dẫn đến các khoản lãi phải trả

197,308 328,348 505,055 780,365 39,814 47,178 79,239 224,301 412,980 459,871 660,316 919,784 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

33

trong tương lai là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược sử dụng

vốn lưu động có hiệu quả, hạn chế sử dụng nợ ngắn hạn.

Tài sản của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm hình thành chủ

yếu từ vốn chủ sở hữu, nhất là tài sản cố định và tài sản dài hạn. Minh

chứng cho điều này là 50% giá trị tài sản của doanh nghiệp được hình

thành từ vốn chủ sở hữu. Bằng chứng là trên thị trường chứng khốn ln có các đợt phát hành cổ phiếu mới để thu hút vốn mà hiếm thấy các đợt

phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hầu như không sử dụng vốn vay để tài trợ cho các

chiến lược dài hạn, đầu tư mở rộng sản xuất. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài

sản chỉ đạt bình quân khoảng 8%, số liệu này chỉ thay đổi nhỏ trong 3 năm

từ 6% năm 2008 lên 12% năm 2010. Trong khi quyết định cấu trúc tài

chính của doanh nghiệp chính là tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Theo phân tích thực trạng ở trên , hiện nay cấu trúc tài chính của

doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm còn nhiều bất hợp lý: tỷ trọng nợ

ngắn hạn cao, chủ yếu sử dụng vốn cổ phần để đầu tư phát triển, tỷ trọng

nợ dài hạn chưa đủ phát huy vai trị của địn bẩy tài chính. Các bất hợp lý

này xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Việc sử dụng nợ ngắn hạn lớn là do doanh nghiệp ngành chế biến

thực phẩm hoạt động có tính mùa vụ nên địi hỏi nhiều vốn lưu động khi vào mùa cao điểm (chủ yếu tập trung vào hàng tồn kho và khoản phải thu

khách hàng). Vì vậy, các khoản vay ngắn hạn luôn được sử dụng để bù đắp

cho khoản hàng tồn kho và phải thu khách hàng. Mà số ngày tồn kho và

phải thu khách hàng cộng lại bình quân lên đến 76 ngày. Điều này làm cho

chi phí sử dụng vốn cho khoản hàng tồn kho và phải thu khách hàng và áp

lực trả lãi trong tương lai là rất lớn. Việc quản trị vốn lưu động ở các doanh

34

quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng

giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.

- Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản ít thay đổi qua các năm. Điều

này cho thấy nhà quản trị và chủ doanh nghiệp chưa thấy được vai trò của

cấu trúc tài chính trong việc phát triển doanh nghiệp cũng như chưa có tầm

nhìn dài hạn. Trong điều kiện chi phí sử dụng vốn cổ phần lớn hơn chi phí

sử dụng vốn vay, việc các công ty thâm dụng vốn cổ phần sẽ khơng tối ưu hóa được cấu trúc tài chính, vì chưa tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn

bình qn.

- Việc sử dụng các cơng cụ tài chính để tìm kiếm nguồn vốn cho

doanh nghiệp thiếu linh hoạt và hạn chế. Nói đến nguồn vốn để huy động

tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nhà quản trị chỉ chú trọng đến việc phát

hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại hoặc vay nợ ngân hàng mà không hề sử

dụng chứng khoán nợ như trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.

- Các doanh nghiệp chưa tận dụng được các lợi thế về quy mô tài

sản, tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh cấu trúc tài chính sát với cấu trúc tài chính của thị trường, nhằm tận dụng các cơ hội đầu tư có hiệu quả do giá

chứng khoán biến động mang lại.

- Thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện:

o Việc điều hành thị trường tài chính cịn bị chia cắt, chưa đồng bộ: thị trường tiền tệ do Ngân Hàng Nhà nước quản lý, thị trường bảo hiểm do Bộ tài chính điều hành, thị trường Chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước giám sát. Điều này làm

35

cho việc luân chuyển vốn giữa các thị trường kém hiệu quả. Việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ hạn chế.

o Nguồn cung cấp cho doanh nghiệp trên thị trường chưa đa

dạng, nhất là việc cung cấp vốn trung và dài hạn. Ngoài thịtrường vốn trung dài hạn truyền thống từ các ngân hàng, các nguồn vốn trung dài hạn khác còn nhiều hạn chế.

Thịtrường chứng khốn nợ đang từng ngày hồn thiện. Hiện nay chủ yếu trên thị trường chứng khốn chỉ có trái phiếu chính phủ. Trái phiếu doanh nghiệp chưa được phổ biến nên nhà đầu tư chưa

mặn mà với hình thức này. Nếu doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn thì gặp phải những bất cập như chưa có

các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu như dịch vụđịnh mức tín nhiệm, dịch vụ định giá trái phiếu, dịch vụlưu ký, tính thanh khoản thấp…

Thịtrường thuê mua tài chính mới phát triển bước đầu. Nhà quản trị chưa có nhiều hiểu biết về phương án tài trợ từ việc th tài chính. Hình thức, đối tượng và tài sản cho thuê tài chính chưa đa

dạng; chi phi giao dịch đối với hình thức này còn cao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TPHCM trường hợp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)