Diễn biến lãi suất huy động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 4 : TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mơ tả và tình hình diễn biến các biến số

4.1.2.3. Diễn biến lãi suất huy động tại Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ IMF

Hình 4.3: Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại Việt Nam từ năm 2007 – 2016

Trong năm 2007, lãi suất huy động có xu hƣớng giảm nhẹ từ 7,7% vào tháng 1/2007 xuống còn 7,2% vào cuối năm 2007. Bƣớc sang năm 2008, lãi suất huy động có diễn biến phức tạp hơn do NHNN bắt đầu sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành văn bản 75/TTg - KTTH ngày 15/01/2008 về kiềm chế lạm phát, chống tăng giá khi nền kinh tế đang đối mặt với trình trạng lạm phát ngày càng tăng cao. Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tập trung ở công cụ lãi suất. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, NHNN 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản (từ 8.25% lên 14%), lãi suất tái chiết khấu (từ 4,5% lên 13%) và lãi suất tái cấp vốn (từ 6,5% lên 15%). Thêm vào đó, vào tháng 2, NHNN ra Quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành Tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị là 20.300 tỷ đồng nhằm rút tiền khỏi lƣu thông trong nền kinh tế. Các động thái trên của NHNN đã tác động lên thanh khoản của các NHTM, một cuộc chạy đua lãi suất huy động bắt đầu diễn ra. Lãi suất huy động kì hạn 3 tháng tăng lên gần 9% vào tháng 2/2008. Các tháng sau đó, lãi suất liên tục tăng cao, đỉnh điểm là vào tháng 8/2008 với mức trên 17%.

Tuy nhiên, lãi suất huy động đã giảm vào các tháng cuối năm 2008. Nhằm đối phó với tình hình nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, NHNN đã thực hiện nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích các NHTM mở rộng tín dụng. Theo đó, NHNN 5 lần điểu chỉnh giảm lãi suất cơ bản (còn 8,5%), lãi suất tái chiết khấu (còn 7,5%) và lãi suất tái cấp vốn (còn 9,5%). Cuối năm 2008, lãi suất huy động đã giảm chỉ còn ở mức 7,8%. Mức lãi suất sau đó tiếp tục giảm vào 4 tháng đầu năm 2009.

Tuy nhiên, từ tháng 5/2009 đến hết năm 2011, lãi suất huy động có xu hƣớng tăng. Đặc biệt, từ cuối năm 2010, lãi suất đặc biệt tăng cao và có diễn biến vơ cùng căng thẳng trong bối cảnh lạm phát tăng và NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Trong khoảng thời gian này, NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng lên 9% (Quyết định 2619/2010/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010), lãi suất tái chiết khấu tăng lên 13%

(Quyết định 2210/2011/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011). Đặc biệt, một cuộc đua lãi suất bắt đầu khi các tổ chức tín dụng phải hồn thành việc tăng vốn pháp định giai đoạn hai, với mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (Bùi Thị Phƣơng Thảo và Trần Thị Quế Giang 2013). Tháng 11/2010, Hiệp hội ngân hàng đứng ra kêu gọi các NHTM cam kết giữ mức lãi suất 12%, thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận theo Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện tƣợng vƣợt trần lãi suất vẫn thƣờng xuyên khiến NHNN phải thống nhất mức đồng thuận lãi suất là 14% và có các biện pháp chế tài đối với các NHTM lách trần lãi suất. Mặc dù vậy, hiện tƣợng chi ngồi cho khách hàng vẫn cịn xảy ra trong thời gian này nhằm gia tăng huy động. Đến năm 2011, NHNN đã ban hành Thông tƣ 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vƣợt quá 14%/năm, nhằm ổn định mức lãi suất huy động trên thị trƣờng. Tuy nhiên, lãi suất động vẫn giữ ở mức cao gần 17 -18%.

Từ năm 2012 – 2015, lãi suất huy động có xu hƣớng giảm rõ rệt theo định hƣớng chính sách của NHNN. Trong khoảng thời gian này, tình hình lạm phát ổn định, NHNN đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bao gồm: 8 lần công bố điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu giảm còn 5% và lãi suất tái cấp vốn giảm còn 7% theo Quyết định 1073/2013/QĐ-NHNN), giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND xuống cịn 8% vào năm 2012. Theo đó, lãi suất huy động đã giảm dần qua các tháng. Đến tháng 12/2015, lãi suất huy động chỉ còn ở mức 4,7%.

Đến năm 2016, lãi suất có xu hƣớng tăng nhẹ lên 5,25% vào các tháng đầu năm rồi sau đó lại giảm xuống 4,8% vào các tháng cuối năm. Nguyên nhân là do nợ xấu một số ngân hàng tăng cao, các ngân hàng phải tăng huy động để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo Thông tƣ 36/2016/TT-NHNN ra đời quy định thắt chặt về tỷ lệ cho vay VND trung dài hạn (LPBResearch, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)