Kết quả phản ứng đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 67)

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews.

Hình 4.5: Kết quả phản ứng đẩy của lạm phát với các cú sốc

Kết quả phản ứng đẩy trong hình 4.5 cho thấy cú sốc tác động lên lạm phát, giá vàng và tỷ giá có tác động cùng chiều đến lạm phát. Tuy nhiên, với một cú sốc

lên lạm phát, từ sau tháng thứ 5 trở đi, do khoảng giữa hai đƣờng sai số chuẩn có chứa giá trị 0, nên mức phản ứng của lạm phát với cú sốc lên lạm phát trong quá khứ không khác 0 tại mức ý nghĩa 5%. Nhƣ vậy, lạm phát chỉ có phản ứng với cú sốc lên nó trong quá khứ trong 5 tháng. Tƣơng tự, một cú sốc tác động lên lãi suất sẽ tác động cùng chiều đến sự thay đổi của lạm phát, tuy nhiên tác động này sẽ giảm dần và mất đi vào tháng thứ 2. Bên cạnh đó, kết quả phản ứng đẩy còn phát hiện giá vàng có tác động đến lạm phát. Theo đó, khi thay đổi giá vàng tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng CPI tăng lên 0,16%, tuy nhiên tác động này chỉ bắt đầu từ tháng thứ 2 và triệt tiêu ngay sau đó.

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews.

Ngƣợc lại, phản ứng của giá vàng với biến động lạm phát là không khác 0 tại mức ý nghĩa 5% (hình 4.6). Do đó, ta có thể kết luận giá vàng không chịu ảnh hƣởng bởi biến động lạm phát. Tƣơng tự, một cú sốc tác động lên tỷ giá và lãi suất hoàn toàn không ảnh hƣởng đến biến động giá vàng. Ngoài ra, kết quả phản ứng đẩy ở hình 4.6 còn thể hiện một cú sốc khiến giá vàng tăng trong quá khứ sẽ làm cho giá vàng tăng cao ngay lập tức sau 1 tháng. Tuy nhiên, đến tháng thứ hai, mức tác động này đã bị triệt tiêu.

Phân tích phản ứng đẩy thể hiện ở hình 4.7 chỉ ra, tỷ giá chịu tác động lớn bởi biến động tỷ giá trong quá khứ. Một cú sốc khiến giá vàng tăng sẽ tác động ngƣợc chiều đến tỷ giá. Tuy nhiên, tác động này cũng chì xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn vào tháng thứ 2.

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews.

Hình 4.8 cho thấy một cú sốc tác động lên lạm phát và giá vàng, lãi suất trong quá khứ đều tác động cùng chiều đến lãi suất. Tuy nhiên, tác động của biến động lạm phát sẽ kéo dài trong 5 tháng, trong khi đó mức tác động của biến động giá vàng đến lãi suất chỉ bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 2 và giảm dần rồi triệt tiêu vào tháng thứ 5. Trong khi đó, biến động lãi suất trong quá khứ có tác động mạnh mẽ đến lãi suất nhƣng chỉ kéo dài trong 4 tháng.

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews.

Hình 4.8: Kết quả phản ứng đẩy của lãi suất với các cú sốc

4.5.2. Kết quả phân rã phương sai

Kết quả phân rã phƣơng sai từ bảng 4.5 cho thấy, sự thay đổi của lạm phát phần lớn đƣợc giải thích bởi một cú sốc tác động lên chính nó. Tuy nhiên, sự thay đổi của lãi suất cũng góp phần giải thích khoảng 9% sự thay đổi của lạm phát. Kết

quả này giống với phân tích phản ứng đẩy và có hơi khác so với kết quả kiểm định Granger. Nguyên nhân có thể đƣợc lý giải bởi kiểm định Granger chỉ thể hiện tác động của các biến trễ của biến giải thích lên giá trị hiện tại biến phụ thuộc. Trong khi đó, kiểm định phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai lại cho kết quả tác động của cú sốc cả giá trị trễ và giá trị hiện tại của biến giải thích lên giá trị hiện tại của biến phụ thuộc. Điều này cho thấy có mối quan hệ đồng thời giữa lạm phát và tỷ giá, có nghĩa là biến hiện tại của tỷ giá tác động đến lạm phát, chứ không phải là biến trễ.

Bảng 4.5: Kết quả phân rã phƣơng sai của CPI Phân rã phƣơng sai của ΔCPI

Kỳ hạn

S.E. ΔCPI ΔGP ΔER ΔIR

Thứ tự I II I II I II I II 1 0,66 100,00 90,20 0,00 2,14 0,00 0,18 0,00 7,47 2 0,78 98,05 86,29 1,42 4,61 0,49 0,55 0,03 8,55 3 0,81 97,78 85,57 1,62 5,02 0,55 0,56 0,05 8,85 4 0,82 97,67 85,31 1,69 5,16 0,56 0,57 0,06 8,96 5 0,83 97,64 85,22 1,73 5,21 0,56 0,57 0,06 9,00 6 0,83 97,62 85,18 1,74 5,23 0,57 0,57 0,07 9,02 7 0,83 97,62 85,17 1,74 5,23 0,57 0,57 0,07 9,03 8 0,83 97,62 85,16 1,74 5,24 0,57 0,57 0,07 9,03 9 0,83 97,62 85,16 1,74 5,24 0,57 0,57 0,07 9,03 10 0,83 97,62 85,16 1,74 5,24 0,57 0,57 0,07 9,03

Ghi chú: Thứ tự I: D(CPI) D(GP) D(ER) D(IR); Thứ tự II: D(IR) D(ER)

D(GP) D(CPI)

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews. Theo kết quả từ bảng 4.6, biến động giá vàng hầu nhƣ chỉ đƣợc giải thích bởi một cú sốc tác động lên chính nó. Tác động của cú sốc lên các biến còn lại không ảnh hƣởng đáng kể đến biến động giá vàng.

Trong khi đó, kết quả phân rã phƣơng sai từ bảng 4.7 chỉ ra rằng biến động tỷ giá phần lớn đƣợc giải thích bởi cú sốc tác động lên chính nó. Tuy nhiên, sự biến động giá vàng cũng đƣợc giải thích bởi biến động tỷ giá ở mức thấp chỉ 7%.

Bảng 4.6: Kết quả phân rã phƣơng sai của giá vàng Phân rã phƣơng sai của ΔGP

Kỳ hạn

S.E. ΔCPI ΔGP ΔER ΔIR

Thứ tự I II I II I II I II 1 134,13 2,87 0,00 97,13 95,59 0,00 2,91 0,00 1,50 2 135,10 3,21 0,47 95,75 94,23 0,94 3,82 0,09 1,48 3 135,20 3,28 0,58 95,63 94,09 0,95 3,82 0,13 1,49 4 135,23 3,31 0,61 95,60 94,07 0,95 3,82 0,14 1,49 5 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49 6 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49 7 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49 8 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49 9 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49 10 135,24 3,31 0,62 95,59 94,06 0,95 3,82 0,14 1,49

Ghi chú: Thứ tự I: D(CPI) D(GP) D(ER) D(IR); Thứ tự II: D(IR) D(ER)

D(GP) D(CPI)

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews.

Bảng 4.7: Kết quả phân rã phƣơng sai của tỷ giá Phân rã phƣơng sai của ΔER

Kỳ hạn

S.E. ΔCPI ΔGP ΔER ΔIR

Thứ tự I II I II I II I II 1 0,19 0,01 0,00 3,66 0,00 96,33 96,70 0,00 3,30 2 0,20 0,29 0,00 7,00 3,42 91,94 92,26 0,76 4,32 3 0,20 0,33 0,00 7,05 3,49 91,66 91,99 0,96 4,52 4 0,20 0,36 0,01 7,07 3,51 91,57 91,90 1,01 4,58 5 0,20 0,37 0,01 7,07 3,52 91,54 91,87 1,02 4,60 6 0,20 0,38 0,02 7,07 3,52 91,53 91,85 1,02 4,61 7 0,20 0,38 0,02 7,07 3,52 91,52 91,85 1,02 4,61 8 0,20 0,38 0,02 7,07 3,52 91,52 91,85 1,02 4,61 9 0,20 0,38 0,02 7,07 3,52 91,52 91,85 1,02 4,61 10 0,20 0,38 0,02 7,07 3,52 91,52 91,85 1,02 4,61

Ghi chú: Thứ tự I: D(CPI) D(GP) D(ER) D(IR); Thứ tự II: D(IR) D(ER)

D(GP) D(CPI)

Bảng 4.8: Kết quả phân rã phƣơng sai của lãi suất Phân rã phƣơng sai của ΔIR

Kỳ hạn

S.E. ΔCPI ΔGP ΔER ΔIR

Thứ tự I II I II I II I II 1 0,70 7,47 0,00 0,59 0,00 2,82 0,00 89,11 100,00 2 0,81 14,60 2,61 4,34 4,21 2,13 0,17 78,93 93,02 3 0,84 17,87 4,40 5,25 5,49 1,97 0,20 74,91 89,90 4 0,86 19,28 5,32 5,49 5,89 1,91 0,20 73,32 88,59 5 0,86 19,86 5,74 5,55 6,01 1,89 0,20 72,70 88,06 6 0,86 20,09 5,92 5,56 6,04 1,89 0,19 72,47 87,85 7 0,86 20,17 5,97 5,57 6,05 1,89 0,19 72,38 87,76 8 0,86 20,20 6,01 5,57 6,06 1,88 0,19 72,35 87,73 9 0,86 20,21 6,02 5,57 6,06 1,88 0,19 72,34 87,72 10 0,86 20,22 6,03 5,57 6,06 1,88 0,19 72,33 87,72

Ghi chú: Thứ tự I: D(CPI) D(GP) D(ER) D(IR); Thứ tự II: D(IR) D(ER)

D(GP) D(CPI)

Nguồn: Trích xuất kết quả từ Eviews. Ngoài ra, biến động lãi suất mặc dù phần lớn đƣợc giải thích bởi cú sốc tác động lên chính nó (bảng 4.8). Tuy nhiên, sự biến động của lạm phát cũng góp phần đáng kể gây nên biến động của lãi suất. Môt cú sốc tác động lên lạm phát giải thích 20% biến động của lãi suất sau 6 tháng. Bên cạnh đó, cú sốc lên giá vàng chỉ tác động lên lãi suất khoảng 6%.

Nhu vậy, kết quả phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai chỉ ra rằng sự thay đổi giá vàng đều có tác động đến sự thay đổi của lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên tác động trên chỉ xảy ra nhất thời trong tháng thứ hai với tỷ lệ giải thích nhỏ, không đáng kể (từ 5% – 7%). Trong khi đó, sự thay đổi giá vàng đƣợc giải thích phần lớn bởi chính nó trong quá khứ. Tƣơng tự, sự thay đổi của lạm phát cũng đƣợc giải thích phần lớn bởi biến động lạm phát trong quá khứ, đồng thời sự thay đổi của lãi suất cũng góp phần giải thích khoảng 9% sự thay đổi của lạm phát. Ngƣợc lại, sự

thay đổi của lãi suất cũng đƣợc giải thích bởi 20% sự thay đổi của lạm phát, còn lại phần lớn là do ảnh hƣởng của biến động lãi suất trong quá khứ.

4.6. Phân tích kết quả và thảo luận

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến động giá vàng có tác động đến sự thay đổi của lạm phát, tuy nhiên mức tác động này rất thấp và chỉ duy trì nhất thời trong tháng thứ 2. Kết quả này cho thấy giá vàng mặc dù có tác động đến lạm phát nhƣng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên biến động lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự biến động lạm phát không có tác động đến giá vàng. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc phát hiện trong nghiên cứu của Bùi Kim Yến và Nguyễn Khánh Hoàng (2014), Blose (2010), Wang, Lee và Nguyen (2013), Sukri, Mohd Zain và Zainal Abidin (2015).

Kết quả trên đƣợc cho rằng đã phản ánh đúng biến động của lạm phát và giá vàng tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả trên có thể đƣợc lý giải bởi những đặc trƣng của thị trƣờng vàng và tình hình lạm phát tại Việt Nam trong thời gian này.

Đầu tiên, thị trƣờng vàng Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN. Đặc biệt, NHNN quản lý thị trƣờng vàng không phải qua kênh chính sách tiền tệ mà qua các biện pháp hành chính. Điều này đƣợc chứng minh khi biến giả trong mô hình tác động đến giá vàng với mức ý nghĩa thống kê cao, trong khi đó tỷ giá và lãi suất không có tác động đến giá vàng. Cụ thể, vào đầu năm 2008, hiện tƣợng giá vàng tăng cao là do nguồn cung vàng trong nƣớc không đủ đáp ứng lƣợng cầu. Lƣợng vàng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2008 là 43 tấn trong khi NHNN chỉ cấp hạn ngạch cả năm là 73,5 tấn vàng. Đặc biệt, giữa tháng 05/2008, NHNN ngừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng nhằm thực hiện theo chủ trƣơng giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Bên cạnh đó, NHNN còn điều chỉnh thị trƣờng vàng thông qua việc yêu cầu các NHTM chấm dứt kinh doanh vàng tài khoản tại nƣớc ngoài, chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng. Các chính sách trên có tác động rất lớn đến thị trƣờng vàng và giá vàng. Ngoài ra, từ sau khi NĐ

24/2012/NĐ-CP đƣợc ban hành, thị trƣờng vàng càng bị quản lý chặt chẽ hơn. NHNN trở thành nhà sản xuất vàng miếng độc quyền, SJC trở thành thƣơng hiệu vàng miếng quốc gia. Bên cạnh đó, NHNN độc quyền xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công và quy định mọi hoạt động mua bán vàng chỉ đƣợc phép thực hiện tại các TCTD và doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc cấp phép. Điều này đã giúp NHNN khống chế nguồn cung vàng vào thị trƣờng thông qua các phiên đấu thầu vàng. Nhƣ vậy, giá vàng đã chịu tác động mạnh mẽ từ các chính sách quản lý.

Thứ hai, biến động lạm phát tại Việt Nam chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi tình hình lạm phát trong quá khứ. Mô hình VAR và các kiểm định cũng cho thấy, lạm phát bị tác động bởi biến trễ của chính nó. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011, trang 20) chỉ ra rằng “công chúng có khuynh hƣớng lƣu giữ ấn tƣợng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tƣơng lai. Đây là hai yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại”. Tuy nhiên, kết quả phản ứng đẩy cho thấy, tác động này chỉ kéo dài trong 5 tháng và lạm phát sẽ ổn định hơn ở mức cân bằng mới. Ngoài ra, phản ứng phân rã phƣơng sai và phản ứng đẩy chỉ ra rằng ngoài biến động lạm phát trong quá khứ, lạm phát còn chịu tác động bởi lãi suất, tuy nhiên mức tác động này không cao. Kết quả này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011), Lê Quốc Hƣng (2012).

Tuy nhiên, biến động giá vàng cũng đƣợc tìm thấy là có ảnh hƣởng đến biến động lạm phát nhƣng chỉ giải thích ở mức 5% trong một khoảng thời gian ngắn sau 2 tháng. Điều này có thể giải thích là do giá vàng thay đổi sẽ có ảnh hƣởng đến lãi suất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến động giá vàng tác động đến sự thay đổi của lãi suất, tuy nhiên mức tác động không đáng kể và chỉ xảy ra trong tháng thứ hai. Nguyên nhân đƣợc giải thích là khi vàng tăng giá, ngƣời dân sẽ có tâm lý đổ xô đi mua vàng tích trữ do lo sợ lạm phát sẽ tăng hoặc do hiệu ứng đám đông. Một số ngƣời sẽ rút các khoản tiết kiệm gửi trong ngân hàng để mua vàng. Nếu việc này kéo dài có thể sẽ khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hạn chế việc rút tiền diễn ra tiếp tục. Khi lãi suất tăng, sẽ tác động đến lạm phát. Ngoài ra, nhiều

ngƣời thƣờng có tâm lý lạm phát và giá vàng có mối quan hệ với nhau, do đó, khi giá vàng tăng, kỳ vọng lạm phát tăng sẽ khiến lạm phát tăng. Nhƣ vậy, giá vàng không tác động trực tiếp đến lạm phát mà chỉ tác động gián tiếp thông qua lãi suất và kỳ vọng lạm phát.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy biến động lãi suất chịu ảnh hƣởng bởi cú sốc lạm phát. Điều này cho thấy rằng, Chính phủ đã có những hành động kiềm chế lạm phát thông qua chính sách tiền tệ với khoảng thời gian cũng kéo dài trong 5 tháng.

Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt với nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Lê Thị Thu Hồng (2014), Nguyen và Siregar (2013). Nguyên nhân có thể là do khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau. Nguyen và Siregar (2013) thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian trƣớc khi Nghị định 24 (2012) ra đời. Trong khi đó, Thân Thị Thu Thủy và Lê Thị Thu Hồng (2014) nghiên cứu từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2013, tức là chỉ sau khi Nghị định 24 (2012) có hiệu lực hơn 6 tháng, tác động của Nghị định này đến thị trƣờng vàng chƣa đáng kể. Khoảng thời gian này, tuy NHNN cũng có thực hiện kiểm soát thị trƣờng vàng nhƣng vẫn chƣa chặt chẽ. Đặc biệt, trƣớc năm 2009, thị trƣờng vàng có thể coi là thị trƣờng tự do. Trong khi giá nhiều loại hàng hóa khác trên thị trƣờng bị kiểm soát chặt chẽ nhƣ giá dầu phải tuân theo quy định về giá cả, giá chứng khoán bị kiểm soát bởi biên độ dao động giá, biên độ lãi suất và lãi suất cơ bản điều chỉnh lãi suất của các NHTM thì giá vàng hầu nhƣ không có bất cứ ràng buộc nào trong thời gian này (Phạm Minh Chính và Vƣơng Quân Hoàng, 2009). Đồng thời, thị trƣờng vàng vô cùng sôi động khi các hoạt động mua bán vàng diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức nhƣ kinh doanh vàng tài khoản tại nƣớc ngoài, mua bán thông qua các sàn giao dịch vàng và hình thức mua bán truyền thống. Do đó, giá vàng giai đoạn này sẽ có sự tƣơng quan với lạm phát.

Tóm tắt chƣơng 4

Sau khi thực hiện các kiểm định và ƣớc lƣợng mô hình bằng phần mềm Eview. Các kết quả kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả Granger và ƣớc lƣợng mô hình VAR, kết quả phản ứng đầy và phân rã phƣơng sai đƣợc trình bày và phân tích trong chƣơng 4. Về tổng quan, thống kê mô tả cho thấy lạm phát, tỷ giá, lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)