CHƢƠNG 3 : XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu
3.1.1. Xác định các biến trong mơ hình
Bên cạnh mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát đƣợc tìm thấy, các nghiên cứu đƣợc khảo sát ở chƣơng 2 cũng chỉ ra rằng giá vàng có tác động đến lãi suất và tỷ giá hay ngƣợc lại.
Bên cạnh đó, lạm phát tại Việt Nam cũng chịu tác động của nhiều nhân tố. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) cho rằng lạm phát chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi qn tính lạm phát, đồng thời tỷ giá (hay nói cách khác là sự phá giá đồng nội tệ) cũng có tác động đến lạm phát. Ngồi ra, nghiên cứu cho thấy cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhƣng với độ trễ. Lê Quốc Hƣng (2012) đã chỉ ra rằng trong ngắn hạn, CPI chịu tác động phần lớn bởi chính nó, đồng thời lãi suất cũng góp phần giải thích sự thay đổi CPI nhƣng ở mức thấp. Theo Huỳnh Thế Nguyễn và Vũ Thị Tƣơi (2016), lạm phát chịu ảnh hƣởng bởi lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái.
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu trƣớc, ta thấy rằng tại thị trƣờng Việt Nam, tỷ giá VND/USD và lãi suất có mối quan hệ với cả giá vàng và lạm phát. Theo đó, bài nghiên cứu này sẽ thêm vào biến tỷ giá VND/USD để đánh giá chính xác hơn về mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng. Đồng thời, lãi suất huy động tiền đồng cũng
đƣợc đề xuất đƣa vào mơ hình nghiên cứu nhƣ một chi phí cơ hội mà nhà đầu tƣ phải bỏ ra khi đầu tƣ vàng và là nhân tố tác động đến lạm phát.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu, một sự kiện quan trọng xảy ra có thể ảnh hƣởng đến diễn biến của giá vàng và các biến trong mơ hình. Đó là sự ra đời của Nghị định 24/2012/NĐ - CP đánh dấu việc siết chặt quản lý thị trƣờng vàng thông qua việc tạo cơ chế thống nhất quản lý vàng, tạo điều kiện cho NHNN chủ động can thiệp thị trƣờng vàng, NHNN trở thành nhà sản xuất vàng miếng độc quyền. Do đó, một biến giả phản ánh việc siết chặt trong việc quản lý thị trƣờng vàng cũng đƣợc xem xét đƣa vào mơ hình để đánh giá tác động của nó đến các biến trong mơ hình.