Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ GIÁ VÀNG

2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Từ trƣớc đến nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện trải dài trên nhiều quốc gia với những khoảng thời gian khác nhau. Bên cạnh một số nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng, một số nghiên cứu khác lại đƣa ra kết quả chứng minh giữa giá vàng và lạm phát khơng có mối quan hệ hay tác động nào.

Theo Tkacz (2007), nếu xét từ quan điểm kinh tế vĩ mô, các nhà đầu tƣ quan tâm đối với giá vàng khi nó đƣợc gắn với lạm phát kỳ vọng. Các nhà đầu tƣ muốn xác định rằng liệu sự thay đổi trong giá vàng có thể tác động khiến cho lạm phát trong tƣơng lai thay đổi hay không. Tác giả cho rằng về lý thuyết, lạm phát kỳ vọng tăng sẽ làm giảm sức mua của tiền, khi đó các nhà đầu tƣ sẽ tăng nắm giữ vàng. Nhu cầu vàng tăng sẽ khiến giá vàng tăng lên, giá vàng tăng lại là một tín hiệu tác động trở lại khiến lạm phát trong tƣơng lai tăng. Nhằm kiểm định giả thiết đã đƣa ra, tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn. Bộ số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ tháng 9/1994 đến tháng 12/2004 trên 14 quốc gia đƣợc chia thành ba nhóm: nhóm các nƣớc OECD có đề ra lạm phát mục tiêu (Úc, Canada, nhóm các nƣớc Châu Âu sử dụng Euro là tiền tệ chính, Mexico, New Zealand, Nauy, Thụy Điển, Vƣơng quốc Anh), nhóm các nƣớc OECD không thực hiện lạm phát mục tiêu (Nhật và Mỹ), nhóm các nƣớc khơng thuộc OECD (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Isreal). Kết quả nghiên cứu cho thấy, vàng tác động đến lạm phát tại nhiều quốc gia. Tại các nƣớc thuộc nhóm OECD có đặt ra lạm phát mục tiêu, vàng là một chỉ số thống kê quan trọng trong việc tác động đến lạm phát, cịn tại các nƣớc thuộc nhóm OECD khơng đề ra lạm phát mục tiêu, vàng cũng là một yếu tố giải thích sự biến động của lạm phát nhƣng ở một mức độ yếu hơn. Lý giải cho kết quả nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc đề ra mục tiêu lạm phát có thể đã hình thành lạm phát kỳ vọng của các nƣớc này, và do đó khi các sai sót kỳ vọng đã giảm đi, giá tài sản tài chính (trong đó có vàng) có thể trở thành các

chỉ số dự báo đáng tin cậy của lạm phát. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại nhóm các nƣớc khơng thuộc OECD, giá vàng cũng có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến lạm phát, tuy nhiên tác giả lƣu ý rằng kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc có thể ảnh hƣởng bởi tỷ giá hối đoái tại Trung Quốc trong thời gian nghiên cứu.

Ozturk và Acikalin (2008) lại tiến hành phân tích mối quan hệ giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá thông qua kiểm định nhân quả Granger. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên bộ số liệu giá vàng, tỷ giá, CPI của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 01/1995 đến 11/2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng tác động đến lạm phát và tỷ giá.

Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện dựa trên số liệu giá vàng và các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ tăng trƣờng, lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng khoán) tại Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2011. Nghiên cứu này thực hiện phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng tối thiểu (OLS) và kiểm định nhân quả Granger cho kết quả rằng giá vàng tác động đến lạm phát và lãi suất (Bapna, Totala và Saluja 2012). Nhóm tác giả cho rằng khi vàng tăng giá, do vàng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nên các nhà đầu tƣ sẽ lập tức thanh lý, bán vàng và chuyển số vốn này vào thị trƣờng nợ. Điều này khiến cho một lƣợng tiền lớn sẽ đổ vào thị trƣờng, tác động đến tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Đồng thời nghiên cứu còn chỉ ra tỷ giá hối đối và thâm hụt ngân sách cũng có tác động lớn đến giá vàng.

Seemuang và Romprsert (2013) đã chỉ ra rằng lạm phát có tác động tích cực đến giá vàng sau khi tiến hành nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến giá vàng tại Mỹ. Trong khi đó, chỉ số đồng đơ la Mỹ, GDP thực tế, lãi suất thực và mức cung tiền M2 đều tác động ngƣợc chiều đến giá vàng. Nhóm tác giả sử dụng kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson để kiểm định mức độ tƣơng quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, phƣơng pháp hồi quy OLS để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến giá vàng.

Trong khi đó, cũng tiến hành nghiên cứu với mục tiêu xác định các nhân tố tác đến giá vàng tại Malaysia trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012. Ibrahim, Kamaruddin và Hasan (2014) kết luận rằng tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối

đối có tác động ngƣợc chiều đến giá vàng sau khi sử dụng phƣơng pháp hồi quy OLS.

Tại Trung Quốc, Dee và Zheng (2013) đã tiến hành phân tích chuỗi dữ liệu về giá vàng, giá chứng khoán và chỉ số CPI cả trong dài hạn và ngắn hạn. Nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy phân vị và mơ hình probit biến nhị phân nhằm kiểm định liệu vàng có đóng vai trị là một tài sản bảo hiểm rủi ro chống lạm phát hữu hiệu. Nghiên cứu cho kết quả lạm phát tác động đến giá vàng trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giữa lạm phát và giá vàng khơng có mối quan hệ nào.

Một nghiên cứu khác của Levin, Montagnoli và Wright (2006) cũng phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM), phân tích phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai. Kết quả cho thấy ở Mỹ, lạm phát tác động đến giá vàng trong dài hạn và ngắn hạn. Trong khi đó, lãi suất thực và chỉ số đồng USD tác động ngƣợc chiều đến giá vàng trong ngắn hạn.

Wang, Lee và Thi (2013) đã thực hiện nghiên cứu kiểm định khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của vàng tại Mỹ và Nhật. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các số liệu CPI và giá vàng từ tháng 1/1971 đến 1/2010 bằng phƣơng pháp kiểm định đồng tích hợp của Engle và Granger, hồi quy và kiểm định nhân quả mơ hình vector sai số hiệu chỉnh có ngƣỡng (TVECM) với ngƣỡng đồng tích hợp. Thơng qua nghiên cứu này, nhóm tác giả kết luận trong ngắn hạn, vàng khơng có tác động đến lạm phát và ngƣợc lại ở Nhật và Mỹ. Trong dài hạn, vàng và lạm phát có mối quan hệ tại Mỹ, tuy nhiên tại Nhật thì mối quan hệ này khơng có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣng khơng tìm ra mối liên hệ nào giữa lạm phát và giá vàng. Điển hình, Sukri, Mohd Zain và Zainal Abidin (2015) nghiên cứu các biến số vĩ mô và giá vàng tại Malaysia từ năm 2005 đến năm 2014 bằng phƣơng pháp phân tích mơ hình hồi quy bội chuỗi dữ liệu thời gian (MLR). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa lạm phát và giá vàng khơng có mối

quan hệ nào, trong khi giá dầu thô và GDP thực tế có mối quan hệ cùng chiều đến giá vàng. Tƣơng tự, nghiên cứu của Blose (2010) cho thấy chỉ số CPI khơng có tác động đến giá vàng. Theo Blose (2010), các nhà đầu tƣ không thể xác định đƣợc tỷ lệ lạm phát kỳ vọng khi xem xét đánh giá giá vàng, đồng thời các nhà đầu tƣ sẽ đề ra các chiến lƣợc đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán khi dự đoán lạm phát kỳ vọng có sự thay đổi hơn là đầu tƣ vào thị trƣờng vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)