CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.4 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
3.4.3.5 Chất lượng phê duyệt tín dụng
- Bảng số liệu:
Bảng 3.6: Chất lượng phê duyệt tín dụng
TT Năm
2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu
1 UBTD 0,56% 0,55% 0,43% 0,29%
2 BTD Doanh nghiệp Hội Sở 1,20% 1,19% 2,63% 1,05%
3 BTD Cá nhân Hội Sở 0,64% 0,63% 1,56% 0,70%
4 Trung tâm Phê duyệt tín dụng 0,35% 0,35% 0,70% 0,68%
5 Chuyên viên Chi nhánh/Phòng giao
dịch 0,34% 0,34% 0,62% 0,54%
6 BTD Chi nhánh/Phòng giao dịch 1,42% 1,41% 4,40% 10,18%
Tổng cộng 2,17% 1,29% 0,87% 0,7%
Nguồn: Báo cáo danh mục tín dụng ACB năm 2014 – 2017
- Biểu đồ:
Hình 3.7: Biểu đồ chất lượng phê duyệt tín dụng
Cơng tác phê duyệt tín dụng tại hầu hết các Cấp phê duyệt có nợ xấu tương đối thấp, chỉ dao động từ 0,29% đến 2,63%. Riêng cơng tác phê duyệt tín dụng tại BTD Chi nhánh, Phịng giao dịch trong giai đoạn 2014 – 2017 có tỷ lệ nợ xấu tính tăng cao từ 1,42% đến 10,18%, tiếp theo là BTD Doanh nghiệp Hội Sở với tỷ lệ nợ xấu vào năm 2016 là 2,63% nhưng đến cuối năm 2017 giảm còn 1,05%.
3.4.4 Đánh giá cơng tác quản lý rủi ro tín dụng
Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng được thể hiện theo bảng số liệu dưới đây phản ánh rõ nét nhất về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB:
Bảng 3.7: Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng
TT Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,77% 3,04% 2,12% 0,92% 2 Tỷ lệ nợ xấu 2,17% 1,29% 0,87% 0,7% 3 Tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu 20,68% 13,74% 10,17% 8,74% 4 Hệ số rủi ro tín dụng 64,12% 66,10% 69,09% 68,99% 5 Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng 0,50% 0,39% 0,78% 2,87%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm dần qua các năm, tương ứng là 0,92% và 0,7% vào năm 2017. Đây là tín hiệu tốt cho thấy ACB đã cải thiện đáng kể về chất lượng tín dụng trong tồn bộ danh mục cho vay.
Về tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này giảm dần từ 20,68% năm 2014 xuống còn 8,74% năm 2017. Điều này chứng tỏ mặc dù dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm sốt và khơng ảnh hưởng nhiều đến vốn chủ sở hữu của ACB.
Về hệ số rủi ro tín dụng, dư nợ tín dụng tăng qua các năm và tăng dần so với mức tăng của tổng tài sản, từ 64,12% năm 2014 đến năm 2017 là 68,99%, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Đến ngày 31/12/2017, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản tại ACB là 28.904 tỷ đồng và đến ngày 30/06/2018, dư nợ cho vay thuộc lĩnh vực này đạt 40.353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đến 18.42%,
gần chạm giới hạn kiểm soát của NHNN. Đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất khó kiểm sốt.
Ngồi ra, tỷ lệ dự phịng xử lý rủi ro tín dụng tăng dần trong giai đoạn 2014 – 2017. Nếu như năm 2014, tỷ lệ dự phịng xử lý rủi ro tín dụng chỉ với 0,50% thì đến cuối năm 2017 là 2,87%, tỷ trọng này khá cao và tương đương với con số 5.650 tỷ đồng đã được trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Mục đích của việc này là để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ACB do khách hàng khơng có khả năng chi trả.
Kết luận: Với thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB cho thấy ACB đã quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn. Tuy nhiên, nợ chỉ số quá hạn, nợ xấu giảm qua các năm chủ yếu là do ACB đã sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, khơng phải nợ q hạn, nợ xấu giảm là do bởi ACB quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn.
3.4.5 Thực trạng xây dựng các quy trình, quy định và hướng dẫn nội bộ
Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN về việc yêu cầu các NHTM phải đảm bảo tối thiểu các quy trình, quy định, hướng dẫn nội bộ theo Luật Các TCTD. Và hiện nay ACB chỉ đáp ứng được các yêu cầu sau:
3.4.5.1 Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng
ACB đã xây dựng các chiến lược về quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, tăng trưởng ổn định và bền vững cho những năm tiếp theo như sau: - Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu: mục tiêu mà ACB hướng đến là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
dưới 2% trong năm 2018.
- Nguyên tắc áp dụng biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng thơng qua “Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng”, “Quy định liên quan đến TSBĐ” và “Khung thẩm quyền phê duyệt của các Cấp phê duyệt tín dụng”.
- Hạn mức cấp tín dụng tối đa theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực bất động sản, xây dựng, sản phẩm tín dụng, TSBĐ: ACB quy định các giới hạn cấp tín dụng tối đa theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực bất động sản, xây dựng, sản phẩm tín dụng, TSBĐ theo bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.8: Giới hạn cấp tín dụng
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Tiêu chí Hạn mức Giá trị
1 Giới hạn cấp tín dụng đối với 1 khách hàng trên
VTC của ACB Tối đa 15% 2.540
2 Giới hạn cấp tín dụng đối với nhóm KH có liên
quan trên VTC của ACB Tối đa 25% 4.233
3 Giới hạn dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu trên VĐL của ACB Tối đa 5% 644
4 Giới hạn dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh
doanh trái phiếu DN trên VĐL của ACB Tối đa 5% 644
5
Dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một đối tượng là công ty con/ công ty liên kết của ACB/ doanh nghiệp mà ACB nắm quyền kiểm soát quy định tại Điểm e) Khoản 1 Điều 127 trên VTC của ACB
Cty con, cty liên kết = Tối đa 10%
1.693
6
Dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với các đối tượng là công ty con/ công ty liên kết của ACB/ doanh nghiệp mà ACB nắm quyền kiểm soát quy định tại Điểm e) Khoản 1 Điều 127 trên VTC của ACB
Các Cty con, cty liên kết = Tối đa 20%
3.386
7
Dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a), b), c), d), đ) Khoản 1 Điều 127 Luật các TCTD 2010 trên VTC của ACB
Đối tượng khác
= Tối đa 5% 847
8 Giới hạn cho vay đối với nhóm Kiểm sốt cấp
tín dụng trên tổng dư nợ cho vay Tối đa 10% 22.764
9
Giới hạn cho vay đối với nhóm Cấp tín dụng bình thường có kiểm sốt hạn mức trên tổng dư nợ cho vay
TT Tiêu chí Hạn mức Giá trị
10 Giới hạn cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay
KHCN = 5% 11.382
KHDN = 10% 22.764
Nguồn: Giới hạn cấp tín dụng ACB năm 2018
- ACB chưa xây dựng các hạn mức và các quy định sau:
Tỷ lệ nợ xấu và cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế.
Giới hạn theo sản phẩm tín dụng, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng theo sản phẩm tín dụng.
Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro trong phương pháp tính tốn lãi suất và định giá sản phẩm tín dụng theo mức độ rủi ro tín dụng.
3.4.5.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
ACB đã xây dựng “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” theo yêu cầu của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN, làm cơ sở cho việc phân loại nợ và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Đây là mơ hình đo lường trên cơ sở xây dụng các bảng chấm điểm dựa vào các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro mà ACB có khả năng phải đối mặt, nhằm đánh giá khả năng khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết. Các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng được thể hiện theo Phụ lục 3.
3.4.5.3 Các quy trình, quy định và hướng dẫn nội bộ khác
Bên cạnh đó, ACB đã hồn thiện việc xây dựng các trình, quy định và hướng dẫn nội bộ khác theo yêu cầu của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN như sau:
- Hướng dẫn thẩm định người có liên quan đến khách hàng, trong đó yêu cầu truy xuất điểm xếp hạng tín nhiệm khách hàng để đánh giá uy tín thanh tốn của khách hàng và phân nhóm khách hàng theo “Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng”.
- Hướng dẫn đánh giá hồ sơ tín dụng có TSBĐ để đảm bảo đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý, khả năng thu hồi của TSBĐ và hướng dẫn thẩm định nghĩa vụ của bên bảo lãnh.
- Hướng dẫn kiểm tra chất lượng thông tin đầu vào, cụ thể từ CIC, Tổng cục thuế, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cục đăng ký giao dịch đảm bảo thuộc Bộ Tư pháp, Tổng cục hải quan. Đây là các kênh thông tin độc lập và đảm bảo về chất lượng thông tin.
- Xây dựng Quy định về xét cấp tín dụng và Khung thẩm quyền phê duyệt của các Cấp phê duyệt tín dụng đảm bảo nguyên tắc minh bạch căn cứ vào quy mô, mức độ phức tạp khoản cấp tín dụng. Chi tiết về Hệ thống phê duyệt tín dụng tại ACB được thể hiện theo Phụ lục 4.
- Hướng dẫn quản lý hồ sơ tín dụng, giải ngân vốn cho vay và giám sát mục đích sử dụng vốn vay.
- Hướng dẫn quản lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.
- Hướng dẫn quản lý TSBĐ, chính sách nhận và thẩm định TSBĐ, phương pháp
xác định giá trị TSBĐ, đánh giá TSBĐ định kỳ, tiếp nhận và bảo quản TSBĐ một cách an toàn.
- Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng theo định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu đột xuất về danh mục cho vay và nợ xấu trong phạm vi toàn hệ thống ACB
Nguồn: Hướng dẫn thẩm định, phân tích tín dụng KHCN và KHDN, Quy định liên quan đến TSBĐ, Quy định về xét cấp tín dụng, Hướng dẫn quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng, Phương thức giải ngân vốn cho vay, Quy định về việc tổ chức hoạt động quản lý và giám sát, xử lý nợ trong toàn hệ thống, Hướng dẫn quản lý hồ sơ TSBĐ, Danh mục tín dụng.
3.5 Những kết quả đạt được trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu TMCP Á Châu
3.5.1 An toàn vốn
ACB là một trong các ngân hàng được chọn thí điểm áp dụng Basel II trong năm 2019, do đó ACB đã chủ động cải thiện hệ số CAR thông qua các biện pháp như
phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu vốn cấp 2, theo dõi và quản lý danh mục cho vay theo ngành nghề cho vay và kỳ hạn cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số CAR.
Theo Basel II, mức tối thiểu hệ số CAR của các ngân hàng đến năm 2020 là 8%. Với nguồn vốn khá dồi dào cùng với dư địa huy động thêm từ nguồn cấp 2, ACB có thể duy trì hệ số CAR từ 11% - 12% trong các năm tiếp theo mặc dù có khả năng gia tăng chi phí đầu vào.
Bảng 3.9: Các chỉ số an toàn vốn TT Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 An toàn vốn 14,08% 12,80% 13,19% 11,49% 2 An toàn vốn cấp 1 9,76% 9,27% 8,26% 7,77% 3 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 6,9% 6,3% 6,02% 5,64%
4 Vốn chủ sở hữu/Tổng cho vay khách hàng
10,7% 9,5% 8,61% 8,08%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
Đến cuối năm 2017, hệ số CAR của ACB là 11,49%, đạt được mục tiêu về tỷ lệ an tồn tối thiểu theo Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN, trong đó vượt theo yêu cầu tối thiểu là 9% của NHNN. Hệ số CAR cao giúp cho việc tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ hồn thành mức 15% kế hoạch năm 2018 và duy trì tốt trong các năm tiếp theo.
3.5.2 Thành lập Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung
ACB thành lập Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung nhằm thực hiện cơng tác phê duyệt tín dụng trong phạm vi tồn hệ thống, thực hiện cơng việc giám sát quy trình phối hợp tác nghiệp nội bộ nhằm giảm được tình trạng vị nể, phê duyệt cho vay dựa trên các mối quan hệ quen biết. Qua đó, rủi ro trong hoạt động phê duyệt cho vay sẽ được quản lý tốt hơn và hoạt động cho vay sẽ hiệu quả hơn.
3.5.3 Hoàn thiện các quy định theo yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng
ACB tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định, quy trình và các hạn mức quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với các quy định của NHNN, các quy định này đáp ứng các yêu cầu về quản lý rủi ro nhằm giảm bớt các sai phạm, khả năng gây ra tổn
thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán như: Nhận dạng các rủi ro, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong quá trình tiếp cận, chọn lọc khách hàng và khi thực hiện nhận thế chấp TSBĐ; Nhận dạng các rủi ro và kiểm soát rủi ro trước và sau khi cho vay; Cảnh báo nợ để xác định các khoản cấp tín dụng có vấn đề nhằm có các hành động/ứng xử phù hợp,…
3.5.4 Các hành động liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Quản lý rủi ro đã triển khai một số hành động cụ thể như: Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng theo hướng tự động hóa các khoản vay có quy mơ nhỏ và ít rủi ro; Triển khai cơng tác phân tích ngành và tính đến yếu tố chu kỳ kinh tế của từng ngành; Tăng cường quy trình phối hợp rà sốt chất lượng tín dụng định kỳ của danh mục nợ Nhóm 2 – 5 nhằm đề xuất các hành động ứng xử phù hợp để kiểm soát tốt chất lượng danh mục tín dụng.
3.6 Những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Thơng qua việc phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những tồn tại sau:
3.6.1 Khung quản lý rủi ro tín dụng
Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Đây là yêu cầu về hệ thống quản lý rủi ro nhằm giảm bớt các sai phạm, khả năng gây ra tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán và sự đổ vỡ trong hệ thống các NHTM, yêu cầu các NHTM phải đảm bảo tối thiểu xây dựng đầy đủ các quy định nội bộ theo Luật Các TCTD, phù hợp với điều kiện, quy mô và độ phức tạp đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ACB vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn nội bộ trong khi thời hạn hiệu lực của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN sắp cận kề. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ nợ xấu và cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Giới hạn theo sản phẩm tín dụng, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng theo sản phẩm tín dụng.
- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro trong phương pháp tính tốn lãi suất