Những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.6 Những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á

Thơng qua việc phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những tồn tại sau:

3.6.1 Khung quản lý rủi ro tín dụng

Thơng tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Đây là yêu cầu về hệ thống quản lý rủi ro nhằm giảm bớt các sai phạm, khả năng gây ra tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán và sự đổ vỡ trong hệ thống các NHTM, yêu cầu các NHTM phải đảm bảo tối thiểu xây dựng đầy đủ các quy định nội bộ theo Luật Các TCTD, phù hợp với điều kiện, quy mô và độ phức tạp đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ACB vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn nội bộ trong khi thời hạn hiệu lực của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN sắp cận kề. Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ nợ xấu và cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Giới hạn theo sản phẩm tín dụng, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng theo sản phẩm tín dụng.

- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro trong phương pháp tính tốn lãi suất và định giá sản phẩm tín dụng theo mức độ rủi ro tín dụng.

Ngồi ra, theo yêu cầu tại Điều 16, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN thì “Hoạt động cấp tín dụng phải được kiểm sốt xung đột lợi ích theo ngun tắc cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng: Quan hệ khách hàng; Thẩm định lại; Phê duyệt quyết định cấp tín dụng; Kiểm sốt hạn mức rủi ro tín dụng; quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng”. Tuy nhiên, hiện nay ACB quy định công việc của chức danh Quan hệ khách hàng là tìm kiếm, phát triển nguồn khách hàng để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh và thực hiện thẩm định, đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập giữa thẩm định và quan hệ khách hàng nên dễ gây ra xung đột lợi ích.

3.6.2 Tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Mặc dù NHNN đã có cảnh báo từ đầu năm 2018 về việc hạn chế mức độ tập trung cho vay đối với lĩnh vực khơng khuyến khích, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản. Việc cho vay lĩnh vực bất động sản ln có tài sản thế chấp, nhu cầu vốn lớn và lãi suất vay vốn cao hơn lãi suất vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh nên dòng vốn thường được bơm mạnh vào bất động sản và các dự án kết cấu hạ tầng giao thơng. Đặc biệt, đang có tình trạng chuyển sang cho vay tiêu dùng với mục đích xây dựng, thuê, mua nhà để ở, nhưng về bản chất khoản vay này có liên quan đến bất động sản. Đây là động thái nhằm loại trừ khỏi giới hạn kiểm soát của NHNN về lĩnh vực này.

Lĩnh vực bất động sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có hiện tượng đầu cơ, đẩy giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn, đặc biệt tại các địa điểm chuẩn bị hình thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt như Phú Quốc, Vân Phong và Vân Đồn. Một khi dòng vốn được bơm mạnh vào bất động sản sẽ đẩy giá bất động sản tăng và gây nguy cơ “bong bóng” bất động sản.

3.6.3 Cho vay thế chấp lô hàng nông sản

Việc nhận thế chấp các lô hàng nông sản như Điều, Cao su, Gạo, Cà phê,… với khối lượng lên đến hàng chục nghìn tấn về mặt quản lý thì rất khó cân, đo, đong đếm hết được số lượng lơ hàng tại các kho. Ngồi ra, việc xác định chất lượng của lơ hàng hóa được nhận thế chấp là việc khơng hề đơn giản và không khả thi về mặt kinh tế, chưa kể đến là có thể hàng hóa sẽ bị hư hỏng do thay đổi q trình sinh hóa tự nhiên. Cho nên việc xác định chất lượng các lô hàng chủ yếu được thẩm định chất lượng một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, sẽ rủi ro cao khi nhận thế chấp lơ hàng hóa mà khơng am hiểu về loại hàng hóa này. Ngoài ra, đã xuất hiện tình trạng khách hàng cố ý gian lận, cấu kết với một số cán bộ nhằm vận chuyển lô hàng Điều để bán mà chưa được sự đồng ý Cấp có thẩm quyền.

3.6.4 Cho vay để thanh toán khoản vay của khách hàng tại TCTD khác

NHNN đã ban hành Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 quy định một trong những điều kiện tiên quyết chủ yếu là phải xác định bên thụ hưởng có hay chưa có tài khoản thanh tốn tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giải ngân cho phù hợp. Tuy nhiên, khi giải ngân vốn cho vay để thanh toán khoản vay của khách hàng đang có dư nợ tại TCTD khác theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN thì bên thụ hưởng chính là các TCTD khác. Khi đó, ACB phải sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt để thanh toán cho bên thụ hưởng, nhưng thực tế tại ACB đang áp dụng hai phương thức giải ngân như sau:

- Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt, sau đó nhân viên của ACB vận chuyển tiền mặt sang TCTD khác để thanh toán khoản nợ của khách hàng. Điều này dễ phát sinh rủi ro thất thốt trong q trình vận chuyển tiền từ nơi này đến nơi khác cộng với việc phát sinh thêm chi phí vận chuyển, hoặc

- Giải ngân chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại TCTD khác. Điều này dễ phát sinh rủi ro khi khách hàng không sử dụng tiền vay để trả nợ cho TCTD khác mà tiền vay có khả năng được sử dụng vào mục đích khác có rủi ro cao hơn.

3.6.5 Hướng dẫn bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay

ACB yêu cầu khách hàng cung cấp các hóa đơn/chứng từ để chứng minh rằng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và thanh tốn đúng cho bên thụ hưởng theo thỏa thuận cho vay. Thực tế hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu trong kinh doanh hiện đại và ngày càng được các doanh nghiệp, người tiêu dùng sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay ACB chưa có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra tính xác thực đối với chứng từ là hóa đơn điện tử. Đây là chứng từ có chức năng và cơng dụng tương tự như các loại hóa đơn thơng thường, chỉ khác nhau là hóa đơn điện tử được sử dụng và lưu trữ trên phương tiện điện tử.

Chính vì chưa có hướng dẫn cụ thể, nhân sự tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch sẽ lúng túng trong việc thu thập từ khách hàng, chưa kể một số cán bộ tín dụng vì áp lực chỉ tiêu kinh doanh mà xem nhẹ cơng việc kiểm tra tính xác thực các chứng do khách hàng cung cấp. Đây chính là khe hở tạo điều kiện cho khách hàng lạm dụng để cung cấp các chứng từ/hóa đơn khơng có giá trị sử dụng/chứng từ giả và sử dụng vốn vay vào các hoạt động khác có rủi ro hơn dẫn đến thua lỗ hoặc để thực hiện các phương án không khả thi, khơng tạo ra dịng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ.

3.6.6 Cơng tác phê duyệt tín dụng

Chi nhánh và Phòng giao dịch được UBTD giao quyền và hạn mức nhất định cho các thành viên trong BTD để phê duyệt tín dụng căn cứ vào quy mơ, mức độ phức tạp của từng khoản vay. Ngoài ra, đây là các đơn vị kinh doanh, được Hội sở giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhiệm vụ chính của Chi nhánh, Phòng giao dịch là phải hồn thành. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các thành viên tham gia phê duyệt hồ sơ tín dụng “kết hợp” với nhau để phê duyệt các hồ sơ tín dụng chưa đạt chuẩn của các Chi nhánh và Phòng giao dịch, đẩy mạnh dư nợ cho vay nhằm hồn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao. Kết quả cơng tác phê duyệt tín dụng tại BTD Chi nhánh, Phòng giao dịch trong giai đoạn 2014 – 2017 có tỷ lệ nợ xấu tăng cao từ 1,42% năm 2014 đến 10,18% vào năm 2017.

3.6.7 Hệ thống quản lý thơng tin tín dụng

Các dữ liệu liên quan đến hồ sơ tín dụng của khách hàng được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chi tiết sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại ACB như xây dựng Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng, Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, Giới hạn và hạn mức tín dụng,…

Tuy nhiên, tại ACB hệ thống quản lý thơng tin tín dụng chưa phục vụ cho cơng việc khai thác dữ liệu một cách chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, loại tiền cho vay, sản phẩm tín dụng, thơng tin về TSBĐ,…để tiến hành thu thập, xử lý, dự báo và phân tích dữ liệu để đưa ra những giải pháp phù hợp với những thay đổi của pháp luật, thị trường và định hướng kinh doanh của ACB.

Một khi hệ thống quản lý thơng tin tín dụng chưa hỗ trợ việc khai thác dữ liệu một cách chi tiết, nhanh chóng thì đơi khi các Cấp có thẩm quyền chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế, quyết định dựa theo cảm tính về việc quản lý rủi ro, khơng dựa vào cơ sở dữ liệu lịch sử mặc dù ACB sở hữu đầy đủ thông tin của khách hàng.

3.6.8 Ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý rủi ro tín dụng nhằm đổi mới hoạt động quản lý rủi ro là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đổi mới và hiện đại hoá trong hoạt động kinh doanh tại ACB.

Thực tế, khi có phát sinh nhu cầu phát triển hệ thống ứng dụng nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm soát theo yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng thì đa phần là tiến độ thực hiện và thời gian hồn thành thơng thường phải đợi từ 6 tháng đến 12 tháng, trong khi thực tế đội ngũ nhân sự phụ trách phát triển các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ tại ACB đều có kinh nghiệm, và cũng không phải thiếu nguồn nhân lực.

Nếu thực trạng này kéo dài, việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ bị ảnh hưởng trong việc theo dõi các giới hạn, hạn mức về tín dụng, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý biến động tỷ giá,… đặc biệt là việc theo dõi và giám sát các giới hạn theo yêu cầu kiểm soát của NHNN về lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng.

Tóm tắt Chương 3

Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM được trình bày trong Chương 3 là nêu ra các khái niệm, các vấn đề mang tính nguyên tắc khi tiến hành xây dựng chính sách và những nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Ngồi ra, nội dung trong Chương 3 có khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam và trên thế giới với mục đích hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, nhận thấy những tồn tại cần được giải quyết hoặc tìm ra những điểm mới của các đề tài nghiên cứu trước đây để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Từ cơ sở lý luận nêu trên chính là nền tảng lý thuyết để nhận định, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB nhằm tìm ra những khe hở, những tồn tại về việc quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, nội dung chính trong Chương 4 sẽ nêu ra những giải pháp tốt nhất để quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được hiệu quả.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 4.1 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu 4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

ACB ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, các dự án lớn và khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng, phát triển ổn định và tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính.

Giai đoạn năm 2018 – 2020, ACB tiếp tục tuân thủ tốc độ tăng trưởng tín dụng là 15% theo hạn mức được phân bổ của NHNN và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

4.1.2 Triển khai áp dụng Khung quản lý rủi ro tín dụng

Xây dựng lộ trình đáp ứng Khung quản lý rủi ro tín dụng theo yêu cầu của Basel II, yêu cầu về hệ thống kiểm sốt nội bộ theo Thơng tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN. Cụ thể là hồn thiện đầy đủ các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn nội bộ và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và tiếp cận thơng lệ quốc tế.

Rà sốt cơ cấu danh mục cấp tín dụng theo định hướng mục tiêu tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% trên cơ sở báo cáo tài chính theo Thơng tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 và tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn, dài hạn tiếp tục giảm đến 31/12/2018 là 45% và giảm dần về mức 40% bắt đầu từ năm 2019 theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của NHNN.

4.1.3 Xây dựng mơ hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng

ACB đang áp dụng mơ hình phân loại nợ theo Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN, đây là cơ sở cho việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Kể từ năm 2018, ACB tiến hành thu thập dữ liệu để tiến đến việc áp dụng các nguyên tắc quản trị theo Basel II nhằm thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bằng cách xây

dựng công cụ đo lường PD – xác suất vỡ nợ để ước lượng xác suất khách hàng không trả được nợ. Từ giai đoạn năm 2010 – 2022, ACB tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng các công cụ LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính và EAD – tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khơng trả được nợ. Mơ hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng được thể hiện chi tiết theo Phụ lục 5.

4.2 Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Dựa vào thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được đề xuất như sau:

4.2.1 Hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng

Để đáp ứng theo yêu cầu về hệ thống quản lý rủi ro nhằm giảm bớt các sai phạm, khả năng gây ra tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán và sự đổ vỡ trong hệ thống các NHTM theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN, ACB cần nhanh chóng xây dựng các quy định, hạn mức sau:

- Tỷ lệ nợ xấu và cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Giới hạn theo sản phẩm tín dụng, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng theo sản phẩm tín dụng.

- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro trong phương pháp tính tốn lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)