Thực trạng tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 57)

Tài khoản vãng lai của Việt nam liên tục bị thâm hụt liên tục trong nhiều năm qua (trừ năm 1999 – 2001). Đáng chú ý là mức thâm hụt vào năm 1994 đạt đến mức báo động (hơn 11% so với GDP). Là một nước đang phát triển, Việt Nam rất cần các khoản đầu tư to lớn để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, tuy nhiên do nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, thu nhập thấp nên tổng tiết kiệm trong nước không

quân mỗi năm Việt Nam sẽ phải đi vay nước ngoài một khoản vay tương ứng

khoảng từ 4% - 7% GDP. Do vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong một thời gian dài là sự thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư. Đây cũng là một nguyên nhân chính khiến nợ cơng của Việt Nam đang ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực.

Hình 3.3: Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam (1990 – 2010)

(tỷ lệ phần trăm thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP)

-6.0% -4.0% -2.0% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm % th âm h ụ t T K V L s o v ớ i G D P Thâm hụt TK vãng lai (% so với GDP)

Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF

Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển khoản, còn cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập tương đối nhỏ. Xét về nội dung cấu thành trong cán cân tài khoản vãng lai, thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa. Điều này xảy ra là do nhu cầu nhập khẩu các máy móc thiết bị, nhu cầu nhập khẩu cho mục tiêu đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng tăng, năng lực sản xuất hàng hóa dịch vụ xuất khẩu bị hạn chế.

Hình 3.4: Cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và các cấu thành giai đoạn 1990 – 2010 -20,000 -15,000 -10,000 -5,000 0 5,000 10,000 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 T riu U S D Năm

Cán cân thương mại hàng hóa Cán cân dịch vụ

Cán cân chuyển giao vãng lai Cán cân thu nhập

Cán cân tài khoản vãng lai

Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF

Biểu đồ (Hình 3.4) cho thấy tỷ trọng đóng góp từ cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam không lớn. Tuy nhiên mức độ thặng dư của cán cân này có xu

hướng tăng dần trong những năm trở lại đây thặng dư trung bình hằng năm từ năm 2006 – 2010 ớ mức 6,6 tỷ USD/năm, với tỷ trọng đóng góp chủ yếu là kiều hối từ

nước ngồi chuyển về của khu vực tư nhân và nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA và FDI. Tỷ trọng vốn vay ODA kuôn chiếm tỷ trọng từ 70 – 75% trong tổng nợ nước

và cả cán cân thu nhập đầu tư rịng trong thời gian qua đều có tác động tiêu cực đến cán cân vãng lai: cán cân dịch vụ thường xuyên thiếu hụt 500 - 800 triệu USD trong giai đoạn 2000 – nay. Cán cân thu nhập âm từ mức trung bình 300 - 500 triệu USD từ năm 1990 - 2000, và tăng lên mức 2.345 triệu USD vào năm 1999 với biến động trung bình âm ở mức 500 triệu USD/năm từ 2000 – 2005. Từ 2006 – nay, cán cân này có xu hướng tăng liên tục và đạt mức thâm hụt trung bình khoảng 1.200 triệu USD. Tuy nhiên, mức độ tác động đến thâm hụt cán cân vãng lai của 2 nhân tố này có xu hướng giảm từ 70% trong những năm 1995 - 2000 xuống còn 42% trong những năm gần đây (2006 – 2010). Trong khi đó, thâm hụt thương mại ngày càng có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 1995 - 2006, thâm hụt thương mại bình quân

khoảng 4,5% GDP, nhưng con số này đã lên đến 14,3% GDP trong những năm 2007 - 2010. Thực tế cho thấy, cán cân vãng lai của Việt Nam trong thời gian qua chịu tác động chủ yếu từ tình trạng cán cân thương mại. Các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Vai trò cơ bản của thâm hụt thương mại trong thâm hụt cán cân vãng lai là một điểm yếu chủ chốt trong khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai và là

một trong những mầm móng đe dọa đến khả năng chịu đựng này.

Liệu rằng hiện tượng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam trong những năm qua phải chăng là do sự sụt giảm trong tiết kiệm tư nhân, gia tăng trong đầu tư và hay hoặc có sự thâm hụt trong ngân sách.

Nhìn vào biểu đồ (Hình 3.5) ta thấy trong những năm 1990 – 1992, cán cân tài khoản vãng lai nhỏ. Các giao dịch trên tài khoản vãng lai bị thu hẹp do tình hình các nước Đông Âu bị sụp đổ, cán cân tài khoản vãng lai chuyển dần từ thâm hụt sang cân bằng vào năm 1992. Trong khi đó thâm hụt ngân sách cũng có dấu hiệu giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so tốc độ giảm của thâm hụt tài khoản vãng lai. Sở dĩ có hiện này này là do trong những năm 1990 – 1992, chính phủ đã thực thi chính sách tài khóa thặt chặt để kiểm soát lạm phát phi mã vào những năm từ 1986 – 1898, đồng thời chính phủ có những động thái kiểm soát chặt chẽ về quản lý các khoản giao dịch vãng lai một chiều, kiểm soát đầu tư do vậy tỷ lệ đầu tư giảm và

kim ngạch xuất nhập khẩu ròng được cải thiện. Nhờ đó tình hình nền kinh tế ổn định, khắc phục được khủng hoảng và lạm phát đã được kiểm soát ở mức 2 con số (tỷ lệ lạm phát từ 1986 – 1989 ở mức giá tăng 3 chữ số).

Hình 3.5: Thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, đầu tư khu vực tư nhân Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010

-10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm % s o vi G D P

Thâm hụt ngân sách (% so với GDP) Thâm hụt TK vãng lai (% so với GDP)

Đầu tư tư nhân/GDP (% so với GDP)

Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF

Từ năm 1993 – 1997, hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện liên tục và đạt mức khá cao – đáng báo động. Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm

kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn cho đến năm 1996, mức thâm hụt lên tới 9,9% so với GDP. Trong giai đoạn 1993 – 1997, mức thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP

thông qua cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tỷ lệ khoảng 63% tổng chi ngân sách nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chuẩn trang thiết bịđổi mới công nghệ cho cơng cuộc hiện đại hóa nền kinh tế. Do vậy nhu cầu nhập khẩu tăng cao, mức tăng trưởng nhập khẩu khá lớn, chủ yếu là nhập thiết bị và nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Cán cân thương mại trong giai đoạn này tăng đột biến với mức thâm hụt trung bình trên 2 tỷ USD/năm. Tỷ lệ đầu tư trên GDP giai

đoạn này đạt mức 30%/năm. Giai đoạn này mức tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ

tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,8%/năm, lạm phát đã được kiểm soát tỷ lệ lạm phát giảm còn 8,32%/năm, đặc biệt vào năm 1997, tỷ lệ lạm phát ở mức 5,8%. (Xem bảng 3.5)

Từ năm 1998 – 2001, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998. Xuất nhập khẩu với các nước đều có xu hướng giảm, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt cũng giảm rõ rệt. Dịng vốn đầu tư nước ngồi FDI vào Việt Nam, số lượng và mức giải ngân các dự án FDI mới giảm mạnh kéo theo tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị thuộc khối FDI cũng giảm theo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp

để thúc đẩy kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, kiểm soát nhập khẩu đặc biệt là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, kích thích xuất khẩu. Do vậy, sau một thời gian dài

ở trong tình trạng thâm hụt, tài khoản vãng lai đã được cải thiện đáng kể. Vào

những năm 1999 – 2001, cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam đã có thặng dư

tuy rất nhỏ chỉ khoảng độ 2% đến 4%. Tuy vậy tình hình kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng GDP bình quân chỉ đạt 6%/năm trong giai đoạn từ 1998 – 2001. Lạm phát đã được kiểm soát một cách tốt nhất, mức lạm phát trung bình

6,3%. (Xem bảng 3.6)

Trong thời kỳ 2002 – 2004, thâm hụt ngân sách chính phủ có xu hướng tăng kể từ năm 2000, và tốc độ tăng cung VND ở mức cao. Tài khoản vãng lai của Việt Nam lại tiếp tục bị thâm hụt, có lúc lên tới 4.9% GDP (năm 2003), trong khi đó ở

các nước đang phát triển nói chung khác là thặng dư liên tục từ năm 2000. Nói cách khác, tăng trưởng xuất khẩu khơng đủ bù đắp được sự tăng mạnh mẽ của nhập khẩu

ở Việt Nam trong mấy năm qua. Điều này là do tiền VND đã bị lên giá ở mức nhẹ

trong thời kỳ 2002-2004, trong khi đồng bản tệ của đa phần các nước đang phát triển bị phá giá, ở các cấp độ khác nhau. Hơn nữa trong giai đoạn này nhu cầu đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng đạt mức trung bình 35%/năm so với GDP, trong

khi đó tỷ lệ tiết kiệm so với GDP có phần giảm hơn so với những năm trước. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tưở âm 3,7%/năm, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai xấu hơn giai đoạn trước. Với chính sách tài khóa mở rộng, các mức thuế suất thuế GTGT được điều chỉnh giảm, thực hiện mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hay miễn giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư, cắt giảm thuế nhập khẩu trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN với

95% tổng số các mặt hàng đã được cắt giảm thuế với mức thuế suất tối đa không quá 20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN. Trong giai đoạn này thâm hụt ngân sách có tăng hơn so với giai đoạn trước tuy không nhiều là nhờ vào các biện pháp đồng bộ trong việc kê khai và nộp thuế một cách minh bạch và rõ ràng. Tuy nhiên với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh

đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cho sản xuất tăng ở mức

20%/năm nên thâm hụt tài khoản vãng lai có xu hướng tăng nhanh hơn so với thâm hụt ngân sách. Tuy vậy tốc độ tăng GDP hàng năm cao hơn so với giai đoạn trước

đạt mức trung bình 7,4%/năm mặc dù tỷ lệ lạm phát có dấu hiệu tăng ở mức trung

bình 7,5% nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Trong những năm từ 2005 – nay, nền kinh tế Việt Nam được mở rộng và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh hơn vốn và hàng hoá trung gian. Kim ngach nhập khẩu tăng từ 36,76 tỷ USD (năm 2005) lên 84 tỷ USD (năm 2010) trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,45 tỷ USD (năm 2005) và 71,6 tỷ USD (năm 2010), đã dẫn đến thâm hụt thương mại liên tục gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến, đạt mức kỉ lục là 11,92% so với GDP vào năm 2008. Bên cạnh đó do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài

khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Hơn thế nữa nhu cầu đầu tư trong giai đoạn

hội nhập tăng cao với tỷ lệ đầu tư so với GDP trung bình giai đoạn này ở mức 40%/năm và chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư vẫn còn thiếu hụt ở mức âm 9,4%/năm. Nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu (gồm cả máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu), phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng kể cả hàng tiêu dùng xa xỉ (một bộ phận dân cư cải thiện được thu nhập) … trong những năm qua tăng nhanh đáng kể. Tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 70% - 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và có xu hướng tăng do nhu cầu thúc đẩy xuất khẩu cũng như nhu cầu đáp ứng sản xuất – kinh doanh trong nước. Do vậy mức

thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này tăng đạt mức khoảng 6,29%/năm. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, được coi là đáng báo động vì theo chuẩn mực quốc tế (khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai nằm trong khoảng 5% GDP). Tương tự, cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua cũng ở mức 14-15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực quốc tế là 10%. Thâm hụt lớn về thương mại và cán cân vãng lai trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng bền vững của nền kinh tế, đặc biệt sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ.

Nhìn chung, tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng thâm hụt ở cán cân thương mại trong thời gian qua tại Việt Nam là do năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam còn quá thấp so với khu vực, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với giá trị gia tăng thấp, nhu cầu nhập khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng (tăng theo FDI) làm cho tăng trưởng nhập khẩu Việt Nam luôn vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Trong thời gian tới kim ngạch nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng nhanh hơn khả năng xuất khẩu nếu năng lực sản xuất của Việt Nam không được cải thiện theo hướng chú trọng vào giá trị tăng thêm khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong WTO về việc cắt giảm thuế nhập khẩu trung bình từ 17,4% xuống cịn 13,4% trong vòng 5 – 7 năm

kể từ ngày gia nhập. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam chưa thực sự

tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngồi. Hơn thế nữa nhu cầu đầu tư nhắm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế còn thấp cũng là một nhân tố quan trọng làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai trong thời gian qua ở Việt Nam.

Bắt nguồn sâu xa từ những nguyên nhân kể trên là do chính sách điều hành của chính phủ. Chính sách tài khóa cũng sẽ tác động đến thâm hụt tài khoản vãng

lai. Tùy theo mục tiêu tăng trưởng hay yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mơ, chính phủ sẽ

có những biện pháp thích hợp như mở rộng hay thắt chặt chính sách tài khóa làm

ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhu

cầu đầu tư hay tiết kiệm của nền kinh tế và như thế sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến diễn biến của cán cân tài khoản vãng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)