Giải pháp mang tính nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 72)

- Chính sách tài khóa cụ thể là thâm hụt ngân sách có tác động cùng hướng

đến diễn biến của cân bằng của tài khoản vãng lai. Bất cứ một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Trong những năm gần đây tỷ lệ thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam có ln ở mức khoảng 7% so với GDP, đây là một tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa tình hình kinh tế Việt Nam đang đứng trước thử thách của lạm phát,

giá cả leo thang, tín dụng tăng trưởng nóng, và lãi suất cao. Đây những dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam và là một vấn đề

nóng cần được quan tâm giải quyết ở tầm vĩ mơ.

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa của các nhà hoạch định chính

sách, các nhà nghiên cứu về các biến số vĩ mô của nền kinh tế cho điều kiện Việt Nam từđó thực hiện cơng tác dự báo mang tính chiến lược và khoa học cho quá trình định hướng và phát triển kinh tế của Việt Nam

nhằm mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế - xã hội cho những năm tới

4.2. Giải pháp mang tính chiến lươc

Trong năm 2009 – 2010, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức trên 7% so với GDP. Đây là mức thâm hụt cao so với các nước trong khu vực đồng thời với chỉ số lạm phát ở mức trên 11%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP có 6,8%. Điều này thật đáng lo ngại đối với nền kinh tế vĩ

mô của Việt Nam. Năm 2011 các chuyên gia kinh tế dự báo nền kinh tế Việt Nam

đang đứng những nguy cơ thử thách đáng báo động. Tăng trưởng GDP có thể đạt 7

- 7.5%, nhưng Việt Nam vẫn cần một tỷ lệđầu tư cao, vào khoảng 40% GDP, nhằm duy trì mức tăng trưởng này. Lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2011, do ảnh hưởng của tính chu kỳ và sức ép của sự tăng giá trên thế giới. Để kiểm soát lạm phát đồng thời với ổn định nền kinh tế với mức phát triển tương đối, ổn định cân bằng ngoại và giảm thâm hụt cho cán cân tài khoản vãng lai, chúng tôi xin gợi ý một số khuyến nghị:

4.2.1. Thực hiện nhất qn chính sách tài khóa, chủ động quản lý nhu cầu chi tiêu trước mắt và trong dài hạn theo định hướng đảm bảo kiềm chế

lạm pháp và ổn định vĩ mơ tình hình kinh tế xã hội

Một trong những nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong những năm qua là do chính sách tài khóa khơng được thực hiện nhất quán. Chính phủ Việt Nam chưa thật sự chủ động trong việc quản lý nhu cầu chi tiêu trước mắt

và trong dài hạn. Do vậy để thật sự phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa đối

với mục tiêu đặt ra:

- Nên thực hiện nhất quán chính sách tài khóa theo quan điểm định hướng đảm bảo kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện tiền đề cho tăng trưởng bền vững;

- Có kế hoạch và chiến lược đầu tư rõ ràng cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn để có cơ chế chuẩn bị nguồn lực một cách chủđộng nhằm tránh hiện tượng điều chỉnh chính sách khơng đồng bộ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng

- Xem xét đánh giá thực trạng nền kinh tế xét trên quan điểm tổng thể, tránh biến động lớn và thường xun trong mơi trường chính sách;

- Chỉ nên ban hành và thực hiện chính sách mới khi thực sựđã xem xét kỹ

các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực;

- Xác định rõ mức độ lạm phát mục tiêu vừa phải và ổn định nhằm tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi.

4.2.2. Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, khoa học bám sát với thực tiễn trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế với thực tiễn trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội

Trong thời gian dài, hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả đặc biệt là

đầu tư công là phổ biến ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua hệ số ICOR của Việt

Nam rất cao so với các nước trong khu vực. Đểđạt được cùng một tỷ lệ tăng trưởng như các năm trước, thì phải có một mức đầu tư cao hơn. Nhằm tăng hiệu quả sử

dụng ngân sách, cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách đồng thời góp phần cải

thiện thiện trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, nên chú trọng:

- Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội.

- Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu cơng. Kiểm sốt chặt chẽ hoạt động đầu tư

của các dự án có nguồn vốn từ ngân sách. Thận trọng với những dự án

đầu tưđòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của những dự án đầu tư lớn đang triển khai và hạn chế khởi công mới những dự án đầu tư lớn để tránh rủi ro nếu không thu xếp được nguồn vốn.

- Đối với những dự án mới đòi hỏi vốn lớn cần phải có chiến lược và thẩm

định về hiệu quả kinh tế xã hội trước khi thực hiện. Rà soát lại các văn bản và ban hành các quy chế chính sách trong việc thẩm định tính hiệu quả của các dự án lớn.

- Đối với hoạt động chi ngân sách, cần thực hiện tiết kiệm và sử dụng có

hiệu quả cả trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên; tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tái cơ cấu chi ngân sách theo hướng tăng chi thường xuyên, giảm chi đầu tư. Tuy nhiên chú trọng vào việc tăng chi đầu tư cho các cơng trình cơng cộng, đặc biệt là các cơng trình sắp đưa vào sử dụng (giáo dục, y tế, đường sá,.); Tăng chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp. Đối với chi thường xuyên, phải chủ động sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi ngân sách; hạn chế các khoản chi mang tính phơ trương, lãng phí như hội họp, lễ hội, tổng kết; kiểm soát chặt chẽ dư nợ vay và đảm bảo trả nợ vay

đúng hạn. Cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ

khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách hiệu quả là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

- Đặc biệt đối với các gói hỗ trợ chính sách cho nhu cầu đầu tư và hỗ trợ

người lao động cần phải thận trọng và có những giải pháp cụ thể và ước lượng được hiệu quả đối với mục tiêu đặt ra trước khi thực thi. Đồng thời

để các gói chính sách thực thi hiệu quả, cần phải có quy định văn bản hướng dẫn thực hiện đồng bộ rõ ràng và minh bạch.

- Đối với hoạt động thu ngân sách cần phải tăng cường các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định; giảm hẳn tình trạng nợ

đọng thuế, gian lận thuế. Cần phải xây dựng quy định rõ ràng, cụ thể

trong việc phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm và quyền hạn đối với các nguồn thu. Tái cơ cấu nguồn thu để đảm bảo nguồn thu có tính chất dài hạn và ổn định trong trung hạn, đặc biệt là phải có lộ trình thay đổi cơ cấu các loại thuế trong tổng thu. Tăng dần tỷ trọng của các loại thuế như

thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụđặc biệt trong tổng nguồn thu từ thuế

trên cơ sở đảm bảo mục tiêu cải thiện đời sống của người dân.

4.2.3. Tổ chức tốt công tác lập dự toán ngân sách, kiểm tra thường xuyên hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trên cở sở tăng cường công tác kiểm xuyên hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trên cở sở tăng cường cơng tác kiểm sốt của các bộ, ngành chuyên môn

Trong thời gian qua, công tác lập và chấp hành NSNN đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy cơng tác quản lý kinh tế - tài chính và đề cao trách nhiệm của các

ngành, các cấp, các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi Ngân sách. Tuy nhiên công tác dự tốn Ngân sách cịn nhiều hạn chế, việc cân đối tổng hợp trong khâu lập Ngân sách chưa thể hiện được mối quan hệ giữa kế hoạch thu chi tài chính với sự biến động giá cả gây khó khăn, bị động cho công tác điều hành Ngân sách.

Để chủđộng, thuận lợi trong điều hành , nên chú trọng:

- Cơng tác lập dự tốn ngân sách cần phải khoa học hơn, bám sát với thực tế trên cơ sở phải làm tốt công tác dự báo tình hình kinh tế xã hội. Trong quá trình lập dự toán cần phải thận trọng và phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, bảo đảm tốc độ tăng chi không cao hơn tốc độ tăng thu, có tích lũy cho đầu tư phát triển, giảm dần bội chi ngân sách để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia trong trung hạn

- Có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về

đặc biệt là khả năng vốn Ngân sách đầu tư cho XDCB và cân đối vật tư

cho những sản phẩm chủ yếu có tích luỹ tiền tệ cao.

- Tăng cường hoạt động kiểm soát của các bộ, ngành chuyên môn theo

hướng phân cấp trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng minh bạch

đối với việc quản lý sử dụng vốn ngân sách do các tập đồn, các doanh nghiệp có vốn ngân sách nắm giữ.

- Đặc biệt đối với các gói hỗ trợ chính sách cho nhu cầu đầu tư và hỗ trợ

người lao động cần phải thận trọng và có những giải pháp cụ thể và ước lượng được hiệu quảđối với mục tiêu đặt ra trước khi thực thi. Đồng thời

để các gói chính sách thực thi hiệu quả, cần phải có quy định văn bản

hướng dẫn thực hiện đồng bộ rõ ràng và minh bạch.

- Phối hợp chặt chẽ công tác điều hành vay bù đắp bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ với cơng tác điều hành chính sách cung tiền tệ, chính sách lãi suất, nhằm đảm bảo ổn định vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo huy động đủ nguồn cho nhu cầu chi

ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Xây dựng một ngân sách bền vững và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Trong trường hợp cần phải thực thi chính sách tài khóa mở rộng để kích cầu nhưng phải

thực hiện từng bước, có chọn lọc; chọn cơng cụ hợp lý và hiệu quả; Chỉ

thực hiện trong một thời gian ngắn để tránh gánh nặng trong tương lai. Khi thực hiện cần linh hoạt, chọn thời điểm phù hợp, kịp thời.

4.2.4. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, phối hợp thực hiện đồng bộ, hài hịa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định hiện đồng bộ, hài hịa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai

Tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực

phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Mặt khác, trong hai năm 2008 -2009, chính sách tiền tệ, tài khóa đã được thực thi theo hướng mở rộng để

ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng tưởng kinh tế trong thời gian qua đã làm cho thâm hụt ngân sách tăng, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trong. Công cụ kinh tế

vĩ mơ có thể sử dụng để điều chỉnh sự mất cân đối bên trong cũng như bên ngồi thơng qua hai kênh chính, đó là áp dụng chính sách tài khố và chính sách tiền tệ.

- Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng, lạm phát có nguy cơ

gia tăng, chính sách tài tài khóa thắt chặt được thực thi nhằm kiểm sốt kiểm soát lạm phát, giảm nhu cầu đầu tư giảm nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên với điều kiện cụ thể nền kinh tế Việt Nam chính sách tài khóa thắt chặt nên điều tiết giảm chi tiêu của Chính phủ là chủ yếu.

Việc tăng thu từ thuế sẽ không phải là giải pháp hữu hiệu, nếu có chẳng cũng chỉ tăng thu từ thuế đối với một vài loại thuế ít tác động đến quá trình tăng trưởng và ổn định nền kinh tế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế có liên quan đến hoạt động chuyển bất động sản vì mục tiêu đầu tư, thuế

thu nhập cá nhân trên cơ sở tính tốn cho thích hợp với mục tiêu là điều tiết thu thập trong một bộ phận dân cư.

- Cẩn trọng trong công tác ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ cho các dự án; Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đồn

kinh tế, tổng cơng ty nhà nước.

- Thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần tập trung vào tái cơ

cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNN, theo hướng rà soát

lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách. Nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng cao. Cần có chính sách ưu đãi cho các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế để giảm dần mức độ phụ thuộc của nền kinh tế với thế về công nghệ về kỹ thuật.

- Phối hợp thực hiện với chính sách tiền tệ một cách hài hòa, đồng bộ và linh hoạt để giảm tốc độ tăng tổng cầu bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thắt chặt chi tiêu công để từng bước giảm sức ép lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, kiểm soát thị trường

ngoại tệ và thị trường vàng

- Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm khơi dậy sản xuất nên tính tốn trước mức độ tăng thêm của thâm hụt và ước lượng được mức độ tác động đến mức thay đổi của tình trạng cán cân tài khoản vãng lai.

4.2.5. Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu thực hiện giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai

Về bản chất thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa do đó cải thiện thâm hụt cán cân này sẽ có tác động khơng nhỏ đến việc cải thiện thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai. Nguyên nhân xâu xa của thâm hụt này do năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn kém, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Chính vì thế Chính phủ trong cơng tác điều hành chính sách, nên chú trọng

- Xây dựng những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian ngắn để tăng cường tiềm năng xuất khẩu cho các doanh nghiệp này.

- Thực hiện định hướng chiến lược mang tính mục tiêu về cơ cấu nền kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)