4.2. Giải pháp mang tính chiến lược
4.2.2. Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, khoa học bám sát với thực
với thực tiễn trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội
Trong thời gian dài, hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả đặc biệt là
đầu tư công là phổ biến ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua hệ số ICOR của Việt
Nam rất cao so với các nước trong khu vực. Đểđạt được cùng một tỷ lệ tăng trưởng như các năm trước, thì phải có một mức đầu tư cao hơn. Nhằm tăng hiệu quả sử
dụng ngân sách, cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách đồng thời góp phần cải
thiện thiện trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, nên chú trọng:
- Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội.
- Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu cơng. Kiểm sốt chặt chẽ hoạt động đầu tư
của các dự án có nguồn vốn từ ngân sách. Thận trọng với những dự án
đầu tưđòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của những dự án đầu tư lớn đang triển khai và hạn chế khởi công mới những dự án đầu tư lớn để tránh rủi ro nếu không thu xếp được nguồn vốn.
- Đối với những dự án mới đòi hỏi vốn lớn cần phải có chiến lược và thẩm
định về hiệu quả kinh tế xã hội trước khi thực hiện. Rà soát lại các văn bản và ban hành các quy chế chính sách trong việc thẩm định tính hiệu quả của các dự án lớn.
- Đối với hoạt động chi ngân sách, cần thực hiện tiết kiệm và sử dụng có
hiệu quả cả trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên; tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tái cơ cấu chi ngân sách theo hướng tăng chi thường xuyên, giảm chi đầu tư. Tuy nhiên chú trọng vào việc tăng chi đầu tư cho các cơng trình cơng cộng, đặc biệt là các cơng trình sắp đưa vào sử dụng (giáo dục, y tế, đường sá,.); Tăng chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp. Đối với chi thường xuyên, phải chủ động sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi ngân sách; hạn chế các khoản chi mang tính phơ trương, lãng phí như hội họp, lễ hội, tổng kết; kiểm soát chặt chẽ dư nợ vay và đảm bảo trả nợ vay
đúng hạn. Cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ
khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách hiệu quả là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
- Đặc biệt đối với các gói hỗ trợ chính sách cho nhu cầu đầu tư và hỗ trợ
người lao động cần phải thận trọng và có những giải pháp cụ thể và ước lượng được hiệu quả đối với mục tiêu đặt ra trước khi thực thi. Đồng thời
để các gói chính sách thực thi hiệu quả, cần phải có quy định văn bản hướng dẫn thực hiện đồng bộ rõ ràng và minh bạch.
- Đối với hoạt động thu ngân sách cần phải tăng cường các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định; giảm hẳn tình trạng nợ
đọng thuế, gian lận thuế. Cần phải xây dựng quy định rõ ràng, cụ thể
trong việc phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm và quyền hạn đối với các nguồn thu. Tái cơ cấu nguồn thu để đảm bảo nguồn thu có tính chất dài hạn và ổn định trong trung hạn, đặc biệt là phải có lộ trình thay đổi cơ cấu các loại thuế trong tổng thu. Tăng dần tỷ trọng của các loại thuế như
thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụđặc biệt trong tổng nguồn thu từ thuế
trên cơ sở đảm bảo mục tiêu cải thiện đời sống của người dân.