4.2. Giải pháp mang tính chiến lược
4.2.7. Thống nhất mục tiêu trong việc thực hiện chính sách điều hành tỷ giá theo
giá theo hướng linh hoạt có phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác có liên quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Tăng trưởng của nhập khẩu và xuât khẩu cịn có quan hệ tương đối chặt chẽ
với sự biến động của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá VND/USD. Khi tỷ giá tăng, có nghĩa là đồng tiền nội tệ trở nên mất giá do vậy sẽ làm cho giá cả hàng nội địa trở nên rẻ hơn và xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng hàng trong nước thay cho hàng nhập khẩu làm cho nhập nhẩu có xu hướng giảm và xuất khẩu có xu hướng tăng. Vì thế khi tỷ giá tăng sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai và ngược lại. Trong thời gian vừa qua chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam đã tạo ra những hệ lụy cho nền kinh tế. Thứ nhất, việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. Điều này được chứng minh bằng một thực tế là nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở
lại đây. Thứ hai, nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngồi, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với
năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm giữ USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng. Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng (từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 15 tỷ USD vào quý 4/2010), mặt khác khiến áp lực giảm giá VND tiếp tục. Do vậy để cải thiện tình hình thâm hụt tài khoản vãng lai trong nhiều năm qua, cùng với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn
định tình hình kinh tế xã hội, việc điều hành chính sách tỷ giá của Chính phủ,
chúng tơi xin gợi ý khuyến nghị:
- Về cơ chếđiều hành tỷ giá: ngân hàng nhà nước cần tiếp tục điều hành tỷ
giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá VND cần được xác định theo
một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo theo đồng USD. Trong bối cảnh như hiện nay thì cơ chếđiều hành tỷ giá khống chế biên độ như hiện nay là hợp lý, dần dần lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi theo lộ trình cụ thể để
đảm bảo ổn định thị trường tài chính.
- Thống nhất mục tiêu trong việc thực hiện chính sách điều hành tỷ giá có phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác có liên quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như kiềm chế lạm phát, như thắt chặt tiền tệ thơng qua kiềm chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế chi tiêu công, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư … để kiểm soát lạm phát với định hướng
kiểm sốt dịng vốn vào sẽ hiệu quả hơn thông qua công cụ tỷ giá.
- Ngân hàng nhà nước cần đảm bảo nhất quán xuyên suốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ như lãi suất, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỷ giá … để tác động tới kỳ vọng của thị trường thông qua từng bước điều chỉnh tỷ giá USD/VND sẽđóng vai trị hết sức quan trọng trong việc làm gia tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND nên sẽ tác động cân