Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo sở hữu năm 2005 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực nhà nước % 47,1 45,7 37,2 28,5 37,2 38,1 Khu vực ngoài nhà nước % 38,0 38,1 38,5 40,0 38,5 36,1 Khu vực có vốn FDI % 14,9 16,2 24,3 31,5 24,3 25,8

Tổng % 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng cục thống kê

Khu vực FDI đã và đang đóng góp ngày càng tích cực hơn cho nền kinh tế. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP tăng từ 13,3% năm 2000 lên 17,1% năm 2006, 18,0% năm 2007, và 19,5% năm 2010. Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khơng tính xuất khẩu dầu thô) tăng từ 22,2% năm 2000 lên 36,9% năm 2006, 39,7% năm 2007, nhưng năm 2008 giảm nhẹ xuống còn 38,8% và đến năm 2010 đạt mức 47,3%.

FDI tăng không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngồi, mà cịn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào

chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phịng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương

hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Nhìn chung, quá trình tăng trưởng kinh tế Việt nam có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn tăng trưởng cao (1991 - 1996): Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân trên 8%/năm và đạt mức cao nhất vào năm 1995 với tốc độ tăng trưởng là 9,5%.

Giai đoạn suy thoái (1997 – 2001): Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực năm 1997, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam

trong những năm này giảm xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999.

Giai đoạn phục hồi (2002 – 2007): Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 – 2007 đạt

8,04%/năm.

Năm 2008 - 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn so với các năm trước đạt ở mức 6,2% năm 2008, 5,3% năm 2009 và ước đạt 6% năm

2010. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu thì đây lại là mức tăng trưởng tương đối.

3,0% 4,0% 5,0% 6,0% 7,0% 8,0% 9,0% 10,0% 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Tỷ lệ tăng trưởng Năm Tăng trưởng GDP (%)(giá cố định) Nguồn: Tổng cục thống kê

So sánh với các nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

đứng thứ hai sau Trung Quốc, cao hơn các nước ASEAN khác như Malaysia, Philipin, Indonesia và Thái Lan. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh kế cao, quy mô GDP của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, năm 2005 đã gấp 3 lần năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 118 USD (năm 1990) lên 1.074 USD (năm 2009). Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Có thể nhận thấy, từđầu thập niên 90 đến nay mặc dù có những dao động về

tốc độ tăng GDP nhưng nhìn chung tăng trưởng kinh tế của Việt Nam của cả giai

đoạn 1990 – 2010 vẫn tương đối ổn định và vượt qua những đợt suy thoái. Một

trong những yếu tố góp phần sự tăng trưởng ổn định và vượt qua suy thối có sự tác

động sâu sắc từ chính sách tài khóa của chính phủ. Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục;

năm 1994, lên vị trí thứ 109/177 nước trên thế giới năm 2010; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên đến 73 tuổi năm 2008, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống 14,75% năm 2007 (tương đương 2,7 triệu hộ nghèo), ước tính cịn khoảng trên 13% vào cuối

năm 2008.

Các chuyên gia khẳng định, kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn đáy suy thối và đang có xu hướng phục hồi. Giới phân tích nước ngồi đánh giá Việt

Nam đã lập được kỳ tích khi đạt mức tăng trưởng GDP 5,32% vào năm 2009, trong giai đoạn kinh tế tồn cầu suy thối.

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 13/4/2010 vừa qua nhận định, “nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ, Việt Nam đã vượt qua suy thối kinh tế tồn cầu năm 2009, dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 và 2011”. Theo dự báo, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP khoảng 6,5% năm 2009 và 6,8% năm 2010.

3.2. Thực trạng chính sách tài khóa Việt Nam giai đoạn 1990 -2010

Trong những năm trước 1986, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ, lưu thơng hàng hóa khơng thơng suốt, ngân sách nhà nước thâm hụt một cách trầm trọng, thu khơng đủ chi thường xun, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngồi là chính, tình trạng quan liêu bao cấp chi phối các hoạt động trong xã hội. Ý thức được điều này, Đảng đã chủ trưởng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Trong hơn 20 năm đổi mới, hàng loạt các chính sách của chính phủ, trong đó có chính sách tài khóa đã được ban hành và

điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, hòa nhập với thế giới.

Mọi nền kinh tế khi chuyển đổi đều đòi hỏi phải kịp thời có những chính sách tài chính phù hợp. Đồng thời những chính sách phù hợp, năng động tích cực đóng vai trị là tác nhân quan trọng thúc đẩy nền kinh tế chuyển đổi nhanh theo

hướng thị trường hơn. Qua mười lăm năm đổi mới, chính sách tài khóa của Việt

Nam mang những dấu hiệu riêng phản ánh nhu cầu kinh tế xã hội của từng giai

đoạn. Chính sách tài chính, vì thế vừa là động lực vừa là sản phẩm của hoạt động kinh tế xã hội.

Trong những năm đầu của thời kỳđổi mới (1987 – 1990), nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội, chính sách tài khóa mở rộng được thực thi, đẩy mạnh tiêu dùng kích thích cung cầu của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này còn

khá cao. Thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm trong giai đoạn này ở mức 7,3% so với GDP

Bảng 3.4: Thâm hụt ngân sách nhà nước năm 1987 - 1990 Chỉ tiêu Đơn vị 1987 1988 1989 1990

Thâm hụt ngân sách Tỷđồng 130,4 1.072 1.081 3.033

Tỷ lệ so với GDP % 4,9 8,1 8,1 7,9

Nguồn: Bộ Tài chính

Ở giai đoạn sau (1991 – 1997), tình hình Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thơng hàng hố đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản, lạm phát siêu mã đã được đẩy lùi, tuy nhiên lạm phát cao vẫn còn. Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực.

Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Hệ thống thuế của Việt Nam đã bắt đầu cải cách, đổi mới tương đối đồng bộ, cơ cấu tương đối hợp lý, bước đầu đã phát huy được nhiều tác dụng tích cực nhưđảm bảo ổn định và phát triển nguồn thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế tham gia

đóng thuế. Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực thi chính sách tài khóa thắt chặt

– lượng thu mà chi – khống chế bội chi ở mức thấp nhất để kiểm soát lạm phát. Thâm hụt ngân sách giảm đáng kể là do kết quả của những biện pháp cứng rắn như

cấp qua giá, lương, trợ cấp cho xí nghiệp quốc doanh. Nhờ đó, tình hình tài chính và kinh tế vĩ mơ đã được duy trì ổn định; tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao, lạm phát

được đẩy lùi từ lạm phát phi mã với mức tăng giá 3 chỉ sô của những năm 1986 – 1989, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này được khống chế ở mức trung bình 8,4%.

Thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm từ 1991 đến 1997 ở mức 3,7% so với GDP.

Bảng 3.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng GDP và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1991 - 1997 Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP % 2,50 3,80 4,30 4,70 4,10 3,00 4,00 Tỷ lệ tăng GDP % 5,80 8,70 8,10 8,80 9,50 9,30 8,20 Tỷ lệ lạm phát % 6,00 8,70 8,10 8,80 9,60 9,30 5,80

Nguồn: Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên những năm cuối thập kỷ, bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi do ảnh hưởng tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Việt Nam gặp khơng ít khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (giảm dần từ năm 1996, đến năm 2000 nền kinh tế mới có dấu hiệu tăng), chính sách tài chính thắt chặt đã tỏ ra khơng phù hợp và có dấu hiệu kìm hãm sự phát triển. Để chặn đà giảm sút của tốc

độ tăng trưởng, hạn chế sự suy giảm của qui mô và tốc độ đầu tư, tiêu dùng, chính sách tài khóa giai đoạn 1998 – 2001 đã được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng – đẩy mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng – bằng các biện pháp tăng tỷ lệ và mức chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, tăng mức bội chi, tăng lương tối thiểu. Thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm ở giai

đoạn này (từ 1997 đến 2001) ở mức 4,5% so với GDP

và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1998 – 2001 Năm Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP % 3,80 4,90 4,98 4,67 Tỷ lệ tăng GDP % 5,80 4,80 6,80 6,90 Tỷ lệ lạm phát % 4,80 6,80 6,80 7,00

Nguồn: Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê

Giai đoạn từ 2002 - 2007, Chính phủ đang thực thi chính sách tài khóa với quan điểm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao tiềm lực tài chính quốc gia, chính sách tài chính gắn liền với hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế. Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm đạt 18,5%. Thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm ở giai

đoạn này (từ 2002 đến 2007) ở mức 4,9% so với GDP

Trong năm 2008 với tình hình lạm phát có xu hướng tăng cao liên tục, chính phủđã thực thi một loạt các gói chính sách từ tiền tệđến tài chính với mục tiêu kìm hãm và giảm lạm phát. Chính sách tài khóa được điều hành theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và

đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ

quan nhà nước, đi đơi với triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách

đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu... bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ, thúc đẩy

lẫn nhau đểđạt hiệu quả cao. Thâm hụt ngân sách năm 2008 ở mức khoảng 4,5% so với GDP.

Vừa trải qua nhiệm vụ chống lạm phát trong năm 2008, sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam lại phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm từ kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 - đầu năm 2009, cộng với những diễn biến phức tạp của

thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh …, chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa mở rộng

hiện một cách linh hoạt và đồng bộ. Năm 2009, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt mức kỷ lục - 161 nghìn tỷ đồng và có xu hướng giảm trong năm 2010 -

đạt 141,6 nghìn tỷđồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư cả nước.

Trước tình hình kinh tế gặp nhiều bất lợi, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm kích thích kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân. Tháng 11/2008, “năm nhóm giải pháp” nhằm hỗ trợ hoạt động kinh tế được cơng bố. Gói kích thích kinh tế bao gồm miễn, giảm và hỗn nộp các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đã được thực hiện. Tổng số thuế miễn, giảm, giãn trong năm 2009 ước tính đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Gói kích cầu này cũng bao gồm biện pháp trợ cấp tiền mặt cho các hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên

đán, thời điểm những người lao động di cư trở về nhà đón Tết. Các biện pháp kích cầu tiếp theo được đưa ra vào tháng 2/2009, bao gồm chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn được áp dụng để tái cấp vốn cho các khoản nợ mà doanh nghiệp đã phải vay với các điều khoản khó khăn trong giai đoạn bình ổn. Đồng thời Bộ Tài chính

đã tập trung ứng trước ngân sách nhà nước, tăng chi từ vốn trái phiếu Chính phủ, chuyển vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2008 sang năm 2009. Nhờ đó nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy khủng hoảng vào quý 1/2009 với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% từ 23% năm 2008,

đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế có cao hơn đạt 6,8% nhưng tỷ lệ lạm phát

cũng có dấu hiệu tăng ở mức 9,19%; thị trường chứng khốn và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước.

(tỷ lệ phần trăm thâm hụt ngân sách so với GDP)

Thâm hụt ngân sách (% so với GDP)

2,0% 3,0% 4,0% 5,0% 6,0% 7,0% 8,0% 9,0% 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm Thâm hụt ngân sách (% so với GDP)

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính

Rõ ràng rằng việc thực thi chính sách tài khóa thắt chặt hay mở rộng với những qui mô, biện pháp khác nhau ở từng giai đoạn đều hướng tới xây dựng một nền tài chính an tồn, lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống,

ổn định xã hội.

3.3. Thực trạng tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010

Tài khoản vãng lai của Việt nam liên tục bị thâm hụt liên tục trong nhiều năm qua (trừ năm 1999 – 2001). Đáng chú ý là mức thâm hụt vào năm 1994 đạt đến mức báo động (hơn 11% so với GDP). Là một nước đang phát triển, Việt Nam rất cần các khoản đầu tư to lớn để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, tuy nhiên do nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, thu nhập thấp nên tổng tiết kiệm trong nước không

quân mỗi năm Việt Nam sẽ phải đi vay nước ngoài một khoản vay tương ứng

khoảng từ 4% - 7% GDP. Do vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong một thời gian dài là sự thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư. Đây cũng là một nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)