Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

3.4. Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa chính sách tài khóa đến tà

3.4.1. Cơ sở lý thuyết

Từ những lý thuyết kinh tếđến thực tiễn nghiên cứu cụ thểđã được cống bố, cùng với thực trạng diễn biến của chính sách tài khóa và cán cán tài khoản vãng lai Việt Nam từ năm 1990 đến nay, rõ ràng chính sách tài khóa của một quốc gia có tác

động nhất định đến tình trạng cân bằng của cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên

khoản vãng lai mà thực tiễn tài khoản vãng lai chịu ảnh hưởng của các biến số kinh tế khác nữa.

Theo quan điểm của phương pháp tiếp cận các nhân tố ngắn hạn tác động

đến tài khoản vãng lai xuất hiện từ những năm 1980, Feldstein( (1992, 1994) sử

dụng đồng nhất thức kinh tế vĩ mô với quan điểm thu nhập quốc dân được sử dụng cho mục đích đầu tư và tiết kiệm, vậy cán tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tiết kiệm và đầu tư. Điều này có nghĩa rằng bất cứ một sự sụt giảm nào trong tổng tiết kiệm quốc gia sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong tổng đầu tư quốc gia và xuất khẩu rịng. Trong khi đó tổng tiết kiệm quốc gia ln bằng hiệu số giữa tiết kiệm khu vực tư

nhân và thâm hụt ngân sách nên bất cứ môt sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách dẫn đến sự sụt giảm trong tổng tiết kiệm quốc gia nếu khơng có sự bù đắp bằng gia tăng trong tiết kiệm khu vực tư nhân. Do đó bất cứ một sự gia tăng nào trong thâm hụt ngân sách mà không được bù đắp bằng mức tiết kiệm khu vực tư nhân cao hơn thì hoặc đầu tư khu vực tư nhân hoặc hay và xuất khẩu ròng sẽ sụt giảm. Sự sụt giảm trong tiết kiệm thường được bù đắp bởi vay từ nước ngồi hoặc từ các dịng vốn từ nước ngoài đưa vào nền kinh tế.

Feldstein và Horioka (1980) đã xem xét liệu rằng trong điều kiện vốn được ln chuyển hồn hảo thì đối với quốc gia có nền kinh tế nhỏ, mở thì nguồn vốn từ bên ngoài tài trợ cho nhu cầu đầu tư trong nước có co giãn hồn tồn theo tỷ suất lợi nhuận của thị trường quốc tế. Nếu điều này xãy ra thì bất cứ sự thay đổi nào

trong tiết kiệm trong nước cũng sẽ không ảnh hưởng đến đầu tư. Điều này có nghĩa rằng mối quan hệ tương quan của nhân tố tỷ lệ đầu tư trên GDP đến tỷ lệ tiết kiệm trên GDP là không đáng kể. Tuy nhiên, khi Feldstein và Horika tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về vấn đền này với số liệu của 16 quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế với số liệu thu thập từ năm 1960 - 1974 bằng mơ hình hồi quy với mẫu dữ liệu chéo để ước lượng mức độ dao động trong ngắn hạn có dẫn đến những tác động trong dài hạn hay khơng thì kết quả nhận được là bác bỏ giả thuyết này. Do vậy rõ ràng rằng tỷ lệ tiết kiệm trên GDP có tác động nhất định đến tỷ lệ đầu tư theo lý thuyết này. Với các nước thuộc OECD có nền kinh tế mở lớn qua

nghiên cứu thực nghiệm của Feldstein và Horika thì kết quả này có thể được chấp nhận với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm còn bị tác động bởi các nhân tố khác như xu hướng vận hành tự động chuyển dịch của cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn trong dài hạn, sự thay đổi của tỷ giá hối đối (Devereux 1996).

Do đó chúng tơi tiến hành xem xét các yếu tố có tác động đến cán cân tài khoản vãng lai gồm: thâm hụt ngân sách, tỷ lệ đầu tư và tỷ giá hối đối theo phương trình hồi quy có dạng

CAD = f(FDP, INV, LREER)

Cụ thể là:

CADt = ββββ1 + ββββ2FDPt + ββββ3INVt + ββββ4LREERt + Ut (3.1)

Trong đó:

CAD : Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai đo lường bằng tỷ lệ % thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai so với GDP; giá trị dương thể hiện thâm hụt trong tài khoản vãng lai, giá trị âm thể hiện thặng dư trong tài khoản vãng lai – Biến phụ thuộc FDP : Thâm hụt ngân sách đo lường bằng tỷ lệ % thâm hụt ngân

sách so với GDP; giá trị dương thể hiện thâm hụt ngân sách, giá trị âm thể hiện thặng dư ngân sách – Biến độc lập

INV : Tỷ lệ đầu tư tư nhân đo lường bằng tỷ lệ % đầu tư tư nhân

so với GDP – Biến độc lập

LREER : Tỷ giá hối đoái đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên của tỷ

giá hối đoái thực – Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)