So sánh vai trò của người lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo chuyển dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên đài phát thanh truyền hình tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Lý thuyết chung về lãnh đạo và phong cách lãnh đạo

2.2.2.3. So sánh vai trò của người lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo chuyển dạng

dạng

Burns (1977) cho rằng chúng ta có thể phân biệt những người lãnh đạo chuyển dạng và người lãnh đạo nghiệp vụ. Người lãnh đạo nghiệp vụ ứng xử với các thuộc cấp theo cung cách thực tiễn, trao đổi, trò chuyện. Người lãnh đạo chuyển dạng là người lãnh đạo muốn tìm thấy ở nhân viên bản chất tốt đẹp hơn và đưa họ đạt đến những mức nhu cầu, mục đích cao hơn và phổ quát hơn. (Bolman và Deal).

Nói cách khác, theo mơ hình này, người lãnh đạo được xem như là nhân tố làm thay đổi.

Bảng 2.1 So sánh vai trò của người lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo mới về chất

Người lãnh đạo chuyển dạng Người lãnh đạo nghiệp vụ

- Nâng cao mức độ nhận thức, trình độ hiểu biết của nhân viên về ý nghĩa và giá trị của mục tiêu cần đạt đến và phương pháp nhằm đạt các mục tiêu này.

- Giúp cho nhân viên vượt qua những quan tâm về quyền lợi cá nhân để chú trọng vào quyền lợi của tập thể, tổ chức hay chính thể.

- Thay đổi suy nghĩ của nhân viên về những nhu cầu cần có (theo Maslow) và mở rộng tầm nhận thức về những nhu cầu và mong muốn của nhân viên.

- Nhận định xem nhân viên cần gì từ tổ chức và tìm cách bảo đảm rằng nhân viên sẽ được hưởng những điều đó nếu làm tốt cơng việc.

- Trao đổi phần thưởng và những lời hứa hẹn cho những cố gắng của nhân viên.

- Đáp ứng các quyền lợi cá nhân khi nhân viên làm xong việc.

 Phong cách lãnh đạo tự do (Laissez-faire)

Bass (1985); Bass và Avolio (1993) đã đưa ra phong cách lãnh đạo thứ ba được bổ sung vào mơ hình lãnh đạo tồn diện của Bass (Full Range Leadership) bên cạnh phong cách lãnh đạo chuyển dạng và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ. Đó là phong cách lãnh đạo tự do. Đây là phong cách lãnh đạo mang tính tiêu cực do nhà lãnh đạo tránh việc chịu trách nhiệm, thường hay vắng mặt khi cần thiết và các quyết định thường bị trì hỗn. Lãnh đạo khơng có bất kỳ cố gắng nào trong giải quyết vấn đề hay động viên nhân viên. Robbins (2007) giải thích các phong cách lãnh đạo tự do là "thoái vị trách nhiệm, tránh đưa ra quyết định”. Đây là phong cách lãnh đạo kém hiệu quả nhất khi nhà lãnh đạo không ra quyết định, vắng mặt khi tổ chức cần, né tránh trách nhiệm.

2.3. Lý thuyết về sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên đài phát thanh truyền hình tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)