Mơ hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Kenya

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN

2.3.2. Tiếp cận một số mơ hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu

2.3.2.4. Mơ hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Kenya

Nghiên cứu của Paul Rotich Teimet, Damianus Okaka Ochieng và Shem Aywa sử dụng dữ liệu thứ cấp của 44 NHTM tại Kenya trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2005 – 2009. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập lên hiệu qủa tài chính của các ngân hàng. Tác giả đưa ra kết quả có ý nghĩa thống kê khi kiểm tra mức độ đa dạng hóa và hiệu quả tài chính của ngân hàng và kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu tại Mỹ của Rumble (2006). Bên cạnh đó, ngân hàng có quy mơ lớn cũng có khả năng đa dạng hóa rủi ro tốt hơn khi so sánh với các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Hơn nữa, kết quả cũng cho rằng thu nhập hoạt động phi lãi có tương quan với thu nhập hoạt động từ lãi, tỷ lệ hiệu quả cho thu nhập lãi trên thu nhập phi lãi là 6:4. Ngiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau:

Thứ nhất, để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu này đãsử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) dựa trên tính kế thừa từ các nghiên cứu trước của Acharya và các tác giả (2002), Stiroh và Rumble (2003) và Stiroh (2004). Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương của tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập. Công thức cụ thể:

Thứ hai, để đánh giá mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của hệ thống NHTMCP ở Kenya, tác giả đánh giá mức độ đa dạng hóa thu nhập

thông qua thu nhập lãi và thu nhập phi lãi. Thu nhập lãi và phi lãi được tính tốn riêng biệt qua các mức độ khác nhau của sự đa dạng hóa thơng qua cơng thức sau:

(1)

Trong đó: HHI_NONII mơ tả mức độ đa dạng hóa riêng phần của thu nhập từ phi lãi và HHI_NII mơ tả mức độ đa dạng hóa riêng phần của thu nhập từ lãi.

Mặt khác, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong phương pháp tính tốn của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây, khi mà tác giả đã tính tốn chỉ số đa dạng hóa thu nhập từ hoạt động thu lãi và hoạt động ngoài lãi là đề cập đến chi tiết cấu phần của từng loại thu nhập giúp người đọc có thể dễ hình dung về mặt phương pháp cũng như áp dụng trên thực tế. Cụ thể, các thành phần trong công thức đo lường đa dạng hóa thu nhập phi lãi HHI_NONII bao gồm tử số là các yếu tố: FL là lệ phí và hoa hồng trên khoản vay và tạm ứng, OF là phí và hoa hồng khác, FOREX là thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, DIV là thu nhập từ cổ tức, ONONII là thu nhập phi lãi khác và mẫu số của công thức là NONII đại diện cho thu nhập phi lãi. Mặt khác, công thức đo lường đa dạng hóa thu nhập từ hoạt động thu lãi HHI_NII bao gồm tử số: L là các khoản cho vay, GOVT là trái phiếu chính phủ, DP là tiền gửi, ONII là thu nhập lãi khác và mẫu số là NII đại diện cho thu nhập lãi thuần.

Tiếp theo đó, tác giả tiếp tục xem xét liệuđa dạng hóa thu nhập có làm cải thiện hoạt động tài chính của các ngân hàng thông qua kiểm định các biến liên quan tới hiệu quả tài chính như là NOI, EBIT, ROA và ROE. Trong đó, NOI là ký hiệu cho thu nhập hoạt động ròng, thu nhập hoạt động ròng là kết quả của tổng thu nhập hoạt động thừ thu lãi và thu ngoài lãi. EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tác giả đã kiểm định

tương quan giữa các biến trong mơ hình bao gồm tương quan giữa chỉ số đa dạng hóa HHI và các biến đại diện hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy mức độ tương quan giữa các biến đã xảy ra ở các mức độ khác nhau và tất cả đều mang ý nghĩa thống kê. Vì

vậy,kết quả này đưa ra một hàm ý đó là khi gia tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập thì

hiệu quả tài chính cũng gia tăng và cũng hồn tồn nhất qn với kết quả của Rumble và Stiroh (2004) trong nghiên cứu các ngân hàng tại Mỹ. Chính vì thế, đây là lý do giải thích tại sao tác giả đã lựa chon NOI, EBIT, ROA và ROE như là biến đại diện cho hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Nhằm kiểm định mối tương quan giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính, tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định mối liên hệ riêng phần giữa các biến với chỉ số HHI đã được đề cập ở trên. Kết quả cho thấy các biến số ước lượng cho hiệu quả tài chính có mối quan hệ tuyến tính dương đối với biến số mức độ đa dạng hóa. Các thành phần trong biến phụ thuộc nằm trên báo cáo tài chính và do đó có hữu ích trong việc ra quyết định thực hiện đa dạng hóa. Việc đa dạng hóa thu nhập sẽ làm gia tăng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra ROA và ROE có mối quan hệ tuyến tính yếu với chỉ số đa dạng hóa trong khi hai biến cịn lại là NOI và EBIT lại cho có sự thay đổi tương ứng giữa các hệ số này với đa dạng hóa thu nhập. Cụ thể, kết quả hồi quy giữa biến ROA và biến ROE với chỉ số HHI trong nghiên cứu này của tác giả khơng có ý nghĩa thống kê. Trái lại, NOI và EBIT lại có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.

Bảng 2.1: Tổng hợp các mơ hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

TT Đề tài Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 1 Mơ hình nghiên Vicenzo Chiorazz o, Carlo

Nghiên cứu tại Italia giai đoạn 1993 - 2003 nhằm mục đích kiểm tra đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng thông qua

Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ

cứu trường hợp Italia Milani và Francesc a Salvini (2008)

phương trình hồi quy bao gồm các biến sau: biến phụ thuộc Yi,t nhằm mô tả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như các chỉ số ROA và ROE, SHROA và SHROE. Các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng: đa dạng hóa thu nhập, thu nhập lãi ròng, logarit của tổng tài sản (mô tả cho quy mô ngân hàng), tỷ lệ tăng trưởng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, nợ xấu trên tổng tài sản, biến sở hữu ngân hàng sẽ bằng 1 nếu ngân hàng chỉ có 1 chi nhánh trên lãnh thổ Italia và bằng 0 nếu ngược lại.

đồng biến giữa đa dạng hóa thu nhập và suất sinh lời đã hiệu chỉnh rủi ro, việc gia tăng thu nhập phi lãi liên quan tới sự gia tăng của lợi nhuận trên rủi ro được tính trên 1 đơn vị 2 Mơ hình nghiên cứu trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ Ali Osman Gurbuz, Serhat Yanik và Yusuf Ayturk (2013)

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của 26 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005 – 2011 bằng phương pháp System-GMM. Nghiên cứu sử dụng chỉ số đa dạng HHI để đo lường mức độ đa dạng hóa cho thu nhập rịng của các ngân hàng. Các biến giải thích và các biến kiểm soát như là RAROAt-1 và RAROEt-1 là hai biến trễ mô tả hiệu quả đã được hiệu chỉnh rủi ro được quan sát ở thời kỳ trước đó, logarit tự nhiên của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng

Kết quả mơ hình cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

hàng năm của tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, lãi suất liên ngân hàng.

3 Mơ hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Bangla desh Lee, C- C, Hsieh, M-F & Yang, S- J (2014)

Nghiên cứu xem xét tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Bangladesh, bằng cách sử dụng số liệu của 43 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014. Mức độ đa dạng hóa thu nhâp được đo lường thông qua chỉ số tập trung FOCUS.

. Các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng: tỷ lệ lãi biên (NIM), Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPL), Z-score (ZSCORE) là chỉ số phá sản của ngân hàng, SIZE nhằm thể hiện quy mô của ngân hàng được tính bằng logarit tổng tài sản, EQUITY bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tính trên giá trị sổ sách chia cho tổng tài sản, NII bằng thu nhập lãi trên tổng thu nhập, RISK dùng để đo lường rủi ro của ngân hàng, biến giả theo năm bằng 1 nếu năm này có các tác động từ các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng và bằng 0 cho các trường hợp còn lại

Kết quả hồi quy cho thấy thực tế có mối liên hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của các ngân hàng 4 Mơ hình Paul Rotich

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 44 NHTM tại Kenya trong khoảng thời gian 5

Kết quả cho thấy các biến

nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Kenya Teimet, Damianu s Okaka Ochieng và Shem Away (2010)

năm, từ 2005 – 2009. Để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI). Tác giả xem xét liệu đa dạng hóa thu nhập có làm cải thiện hoạt động tài chính của các ngân hàng thông qua kiểm định các biến liên quan tới hiệu quả tài chính như là NOI, EBIT, ROA và ROE. Tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định mối liên hệ riêng phần giữa các biến với chỉ số HHI đã được đề cập ở trên.

số ước lượng cho hiệu quả tài chính có mối quan hệ tuyến tính dương đối với biến số mức độ đa dạng hóa

Các nghiên cứu ở trên đã nghiên cứu khá chi tiết về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở nước ngồi. Vì vậy, cần có một nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam để đánh giá chi tiết mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Ngoài ra, các nghiên cứu ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thống kê số liệu của các ngân hàng trong một khoảng thời gian đủ dài để có cái nhìn khái qt về đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Đây là một lỗ hổng nghiên cứu để tác giả có thể chọn đề tài “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)