CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
5.1. Thuận lợi và thách thức trong việc đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng
hàng TMCP Việt Nam
5.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, hệ thống mạng lưới được xây dựng rộng lớn.
Trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên tất cả tỉnh thành của cả nước. Không chỉ mở chi nhánh ở các tỉnh, thành phố lớn mà các Ngân hàng thương mại còn chú trọng mở các chi nhánh cấp 2,3 hoặc các phòng giao dịch ở khắp các quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch. Việc tương tác thường xuyên với khách hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng một cách dễ dàng nhất.
Thứ hai, ngân hàng có nguồn khách hàng truyền thống lớn và trung thành.
Ngoại trừ một số ít ngân hàng thương mại được thành lập sau thì đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có thời gian hoạt động lâu dài. Nhờ vậy, các ngân hàng đều có nguồn khách hàng truyền thống lớn và trung thành. Khi phát sinh nhu cầu mới liên quan đến ngân hàng thì các khách hàng này đều sẵn sàng chọn dịch vụ của ngân hàng mình đang giao dịch để sử dụng. Mặt khác, khi các ngân hàng có phát triển thêm sản phẩm mới thì chính các khách hàng truyền thống sẽ là người sẵn sàng trải nghiệm trước tiên và cho ngân hàng những nhận xét, góp ý hữu ích để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, từ đó giúp ngân hàng phát triển nguồn thu nhập từ các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng.
Thứ ba, hội nhập quốc tế giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn, trình độ cơng nghệ kỹ thuật cao, kinh nghiệm lâu năm và trình độ quản lý cao cấp của các ngân hàng nước ngoài.
Theo cam kết hội nhập đã ký kết, các ngân hàng nước ngoài được phép mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, khi các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện tăng vốn điều lệ để đáp ứng quy định về quy mô vốn của ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và đương nhiên khi đã trở thành cổ đơng thì các ngân hàng nước ngồi sẽ đưa trình độ cơng nghệ kỹ thuật cao cũng như sử dụng trình độ quản lý tiên tiến của mình để giúp ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh để đem lại lợi nhuận cao cho chính bản thân các cổ đơng là các ngân hàng nước ngồi.
Không những thế, kể cả các ngân hàng thương mại chưa có cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài cũng chú trọng thuê những quản lý cấp cao là chuyên gia nước ngoài để được tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm trong quản trị điều hành đồng thời sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại để quản trị ngân hàng.
Bên cạnh đó, sự tham gia của các cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài đã buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải công khai thông tin, minh bạch hóa q trình hoạt động, tồn bộ các hoạt động quản trị hay kế tốn, tài chính đểu phải áp dụng theo chuẩn mực thông lệ quốc tế. Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ được nâng cao và bảo đảm.
5.1.2. Thách thức
Thứ nhất, sự cạnh tranh ngày càng tăng cao trong thị trường ngân hàng.
Không chỉ số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam đang khá cao mà số lượng các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tăng cao cũng tạo nên một áp lực cạnh trạnh rất lớn cho mỗi một ngân hàng thương mại của Việt Nam. Số lượng khách hàng là có giới hạn và số lượng khách hàng mới tăng không nhiều trong khi các ngân hàng đều muốn phát triển tăng nguồn khách hàng của bàn thân. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm lâu năm và trình độ cơng nghệ cao
ln có một chất lượng phục vụ tốt hơn hản các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chính điều này vừa trở thành một động lực khiến các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình để tăng hiệu quả hoạt động, vừa trở thành một thách thức lớn của các ngân hàng thương mại trong việc đa dạng hóa thu nhập của mình.
Thứ hai, năng lực tài chính cịn khiêm tốn, trình độ quản lý và cơng nghệ chưa phát triển tương đồng so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy đã được cải thiện tăng không ngừng trong những năm gần đây nhưng nguồn vốn kinh doanh hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, trình độ quản lý cũng như cơng nghệ kỹ thuật cịn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng là rào cản khi các ngân hàng thương mại Việt Nam muốn đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình trong môi trường cạnh tranh cao với các ngân hàng nước ngoài như hiện nay.
Thứ ba, hội nhập quốc tế làm nguồn nhân lực chất lượng cao bị dịch chuyển và gây ra nguy cơ bị thơn tính.
Với trình độ quản lý tiên tiến và chính sách đãi ngộ tốt để thu hút và giữ chân nguồn nhân tài thì nguồn nhân lực trình độ cao đang dần chuyển qua các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình phát triển, đa dạng hóa nguồn thu nhập vì nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển được đa dạng các sản phẩm dịch vụ với mục đích đa dạng hóa nguồn thu nhập.
Mặt khác, khi các ngân hàng thương mại Việt Nam đểu đang hướng tới con đường niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán và việc hội nhập quốc tế giúp tỷ lệ sở
hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam được tăng cao thì các ngân hàng nước ngồi có thể nhân cơ hội này thực hiện các vụ thơn tính thơng qua việc mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là cách giúp các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh nhất. Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần chú trọng đến việc kiểm sốt nguồn vốn nếu khơng việc bị thơn tính là khơng tránh khỏi.