CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
3.1. Thực trạng tình hình đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại cổ
3.1.1. Thực trạng đa dạng hóa thu nhập ngân hàng
Để có cái nhìn chi tiết hơn về đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, trong phần này nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng với ba nhóm ngân hàng chính là nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, nhóm các ngân hàng thương mại có nguồn gốc là những ngân hàng thương mại nhà nước, và nhóm các ngân hàng có nguồn gốc là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Nguyên nhân là do khi có nguồn vốn đầu tư khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn từ nhà nước thì cách thức điều hành và chính sách quản lý sẽ khác hẳn so với các ngân hàng có nguồn vốn tư nhân. Đặc biệt là các ngân hàng có nguồn gốc là ngân hàng thương mại nơng thơn do mục đích hoạt động trước đây chủ yếu là cho vay phục vụ nông nghiệp nên khi chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đơ thị thì việc đa dạng hóa thu nhập cũng sẽ được thực hiện theo một chính sách khác. Vì vậy, luận văn đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo 03 nhóm ngân hàng sau đây:
Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng
Nhóm Nhóm Viết tắt Bao gồm các ngân hàng
1 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCP Hầu hết các NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn gốc nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn gốc là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
2 Ngân hàng thương mại có nguồn gốc là những những ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMNN BIDV, VCB, CTG, MHB
3 Nhóm các ngân hàng có nguồn gốc là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
NHTMCPNT SHB, Oceanbank,Trustbank, Navibank, PVCombank, PGBank, KienLongBank
Để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập áp dụng cho trường hợp tại Việt Nam, tác giả sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) có cơng thức:
HHI = 1 – [(NII/NOI)2 + (NONII/NOI)2]
Trong đó, NII là thu nhập lãi thuần; NONII là thu nhập phi lãi thuần và NOI là tổng thu nhập hoạt động.
Bảng 3.2: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 NHTMCP 26,19 27,52 28,18 30,38 33,69 31,61 27,14 NHTMNN 11,23 11,85 12,06 22,36 20,28 27,10 21,56 NHTMCPNT 14,26 16,74 18,35 45,33 29,42 28,11 20,75 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMCP 24,38 24,35 26,88 27,40 27,69 27,85 NHTMNN 15,08 18,01 25,31 28,79 28,63 28,76 NHTMCPNT 11,49 12,86 13,81 15,09 12,51 14,05
Nguồn: tính tốn của tác giả
Theo lý thuyết, chỉ số đa dạng hóa thu nhập dao động trong khoảng [0,5; 1], chúng đạt giá trị bằng 1 khi ngân hàng tập trung hoàn tồn và bằng 0,5 khi ngân hàng
dạng hóa ngân hàng là càng cao. Thực tế, mức độ đa dạng hóa của các ngân hàng tại Việt Nam dao động không quá lớn khi chỉ số này nằm trong khoảng 24% - 32%. Nhìn chung, chỉ số đa dạng hóa này nằm khoảng mức giữa trên để thấy được mức độ đa dạng hóa của hệ thống ngân hàng tuy đã đạt được một vài thành cơng đáng kể nhưng vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Tuy có những hạn chế nhất định trong mức độ đa dạng hóa so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhưng nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đã có những cải thiện đáng ghi nhận khi chênh lệch mức độ giữa hai nhóm này ngày càng thu hẹp và trong một vài năm chỉ số này còn vượt qua mức trung bình của hệ thống ngân hàng để thấy được sức mạnh cũng như những nỗ lực của nhóm ngân hàng này trong thời gian qua.
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu nhập từ lãi và phi lãi của hệ thống ngân hàng Việt Nam Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Năm NHTMCP NHTMNN NHTMNT Tỷ lệ thu nhập lãi Tỷ lệ thu nhập phi lãi Tỷ lệ thu nhập lãi Tỷ lệ thu nhập phi lãi Tỷ lệ thu nhập lãi Tỷ lệ thu nhập phi lãi 2004 73,56 26,44 87,84 12,16 86,14 13,86 2005 75,48 24,52 89,16 10,84 88,64 11,36 2006 79,75 20,25 93,37 6,63 89,88 10,12 2007 74,57 25,43 87,29 12,71 67,69 32,31 2008 79,57 20,43 84,51 15,49 78,64 21,36 2009 60,32 39,68 76,84 23,16 81,86 18,14 2010 80,95 19,05 81,40 18,60 87,33 12,67 2011 84,64 15,36 87,26 12,74 94,10 5,90 2012 82,86 17,14 87,03 12,97 91,08 8,92 2013 83,09 16,91 81,32 18,68 93,29 6,71
2014 78,70 21,30 79,64 20,36 90,41 9,59
2015 76,48 23,52 79,11 20,89 93,41 6,59
2016 75,86 24,14 78,54 21,46 92,18 7,82
Nguồn: tính tốn của tác giả
Nguyên nhân chính dẫn đến mức độ đa dạng hóa của hệ thống ngân hàng ta chưa cao, cũng như sự dao động khơng theo chiều hướng nhất định đó là sự bất cân xứng của tỷ lệ thu nhập lãi và tỷ lệ thu nhập phi lãi. Nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam quá phụ thuộc vào hoạt động thu nhập lãi mà có thể là do hoạt động tín dụng, điều này đã được chứng minh khi hầu như tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng chiếm trên 74% trong khi tỷ lệ thu nhập phi lãi thuần chỉ dao động xung quanh 26%. Chính vì thế, dường như những hoạt động thu nhập phi lãi khác có những đóng góp rất hạn chế vào thu nhập chung ngân hàng. Tuy nhiên, một cách nhìn khách quan được ghi nhận ở đây là tỷ lệ thu nhập của các ngân hàng thương mại nhà nước dịch chuyển đáng kể theo chiều hướng tích cực khi tỷ lệ thu nhập phi lãi tăng từ mức 12,16% lên 21,46% trong giai đoạn 2004 – 2016. Ở một chiều hướng ngược lại, tỷ lệ này của nhóm ngân hàng có nguồn gốc từ nơng thơn dao động ở mức từ 10% đến 18% trong giai đoạn 2004 – 2010, thậm chí năm 2007 cịn đạt 32% nhưng xu hướng này tồi tệ hơn xảy ra trong giai đoạn còn lại khi chỉ số này rơi xuống thấp dưới 10%. Nhìn chung, trong giai đoạn này, hầu hết các ngân hàng thương mại đều thấu hiểu được chiến lược đa dạng hóa là xu hướng tất yếu khơng thể tránh khỏivà họđã có những nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ thu nhập lãi sang thu nhập phi lãi nhằm hướng đến phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại nhưng nhìn chung nội lực của các nhóm ngân hàng là ngun nhân chính dẫn đến mức độ đa dạng hóa của các nhóm ngân hàng khác nhau và điều này đã được chứng minh khi so sánh mức độ đa dạng hóa của các nhóm ngân hàng với nhau.
Nhóm NHTM có nguồn gốc từ ngân hàng nhà nước nhìn chung có mức độ đa dạng hóa thấp hơn hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên mức độ chênh lệch là
không đáng kể, điều này phần nào chứng minh được phần nào thành công trong chiến lược đa dạng hóa của nhóm ngân hàng này trong thời gian qua mà cụ thể là mục tiêu gia tăng tỷ lệ thu nhập hoạt động phi lãi và kìm hãm tỷ lệ thu nhập lãi và những nhà tiên phong hàng đầu trong đa dạng hóa hoạt động phải kể đến đó là BIDV, VCB và CTG. Về cơ bản những ngân hàng có nguồn gốc từ NHTMNN thật sự là ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao so với phần còn lại trong nướccũng như khả năng ứng dụng những sản phẩm mới vào hoạt động kinh doanh bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao cộng thêm vào đó là năng lực khoa học cơng nghệ đang có, ngồi ra họ nhận được sự ưu ái nhất định trong quá trình tiên phong ứng dụng những sản phẩm mới nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Nhóm ngân hàng có nguồn gốc từ ngân hàng NHTMCP đơ thị có mức độ đa dạng hóa khá thấp so với các nhóm ngân hàng khác, có lẽ đây khơng phải là điều khó hiểu khi mà họ gặp khá nhiều áp lực cũng như trở ngại từ khi chuyển đổi từ NHTMCPNT sang NHTMCP đô thị mà cụ thể nhất là áp lực tăng vốn điều lệ liên tục để đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, cũng như áp lực từ bùng nổ nguồn vốn buộc họ không dám hoặc hạn chế thay đổi “khẩu vị rủi ro” trong việc chi tiêu cho những khoản mục sản phẩm hiện đại, ngoài ra, khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học cơng nghệ trong việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng của họ cũng hạn chế hơn so với thành phần cịn lại. Vì thế, việc bám vào hoạt động tín dụng là yếu tố sống cịn đối với họ và chính những nội dung và quan điểm như trên nên nhóm ngân hàng này khó để có sự cải thiện tích cực trong đa dạng hóa. Ngồi ra, cịn một vấn đề nổi trội liên quan đến nhóm ngân hàng này, tuy quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng nhưng một số ngân hàng xuất phát điểm từ ngân hàng nông thôn dần dần tạo được sự ổn định và nâng cao vị thế cạnh tranh cho riêng mình nhưng ở một viễn cảnh khác một số ngân hàng trong nhóm này ln ln được xem là những ngân hàng yếu kém và được xem như là đối tượng đầu tiên được nhắm đến để hợp nhất, sát nhập theo đề án tái cơ cấu của NHNN.
Tái cấu trúc lại các NHTM trong thời gian qua phần nào ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa, đa phần các ngân hàng trước sáp nhập, mua bán là những ngân hàng yếu kém và vì chính sự yếu kém này nên họ không thể phát triển được các sản phẩm dịch vụ hiện đại mà họ chỉ tập trung phát triển hoạt động tín dụng nhằm gia tăng thu nhập để đảm bảo sự hoạt động của ngân hàng vì thế tỷ lệ thu nhập lãi của nhóm ngân hàng này khá cao và mức độ đa dạng hóa khá thấp. Có lẽ mức độ đa dạng hóa của nhóm ngân hàng này ngày càng được gia tăng sau khi sát nhập, mua bán bởi vì năng lực cạnh tranh của nhóm ngân hàng này càng gia tăng cũng chính vì thế họ sẽ dễ dàng hơn trong đa dạng hóa. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt khi chỉ số đa dạng hóa ngày càng tồi tệ hơn sau khi hợp nhất sát nhập khi nguồn thu nhập của đối tác sáp nhập 100% đến từ thu nhập tín dụng và đó là trường hợp sát nhập đối với Cơng ty tài chính. Chính vì thế, để cải thiện mức độ đa dạng hóa thì họ phải cần nhiều thời gian hơn để tái cơ cấu lại thu nhập cũng như cơ cấu lại hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả trước khi nghĩ đến chiến lược đa dạng hóa.
Bảng 3.4: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của một số quốc gia
Đơn vị tính: % STT Quốc gia Giai đoạn Tỷ lệ thu
nhập lãi
Tỷ lệ thu
nhập phi lãi HHI
1 Hồng kông 1999 - 2004 73,38 26,62 39,07 2 Indonesia 1999 - 2004 77,87 22,13 34,47 3 Hàn Quốc 1999 - 2004 66,07 33,93 44,84 4 Malaysia 1999 - 2004 66,49 33,51 44,56 5 Phi Líp pin 1999 - 2004 59,93 40,07 48,03 6 Thái Lan 1999 - 2004 65,01 34,99 45,49 7 Anh 1986 - 2012 47,93 52,17 49,81 8 Thổ Nhĩ Kỳ 1988 - 2009 70,17 29,83 41,86
9 951 ngân hàng
châu Âu 1996 – 2002 62,46 37,54 46,89
Nguồn: Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016)
Khi tiến hành so sánh tỷ lệ thu nhập lãi và phi lãi của hệ thống ngân hàng các quốc gia trong khu vực và thế giới, có thể thấy được rằng chỉ số này đang dần có sự thay đổi qua thời gian theo hướng tích cực tức là hướng về mức cân bằng giữa hai cấu phần. Mặt khác, mức độ đa dạng hóa của các ngân hàng ở các quốc gia này cũng nằm trong khoảng trên dưới 40%, điều này cho thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập của các quốc gia là cao. Trong khi đó, trong khi tỷ lệ thu nhập lãi và phi lãi trong tổng thu nhập của các NHTM tại Việt Nam dao động lên xuống liên tục, khơng có xu hướng nhất định và thể hiện sự chênh lệch khá lớn giữa hai cấu phần tạo nên thu nhập ngân hàng đều này là nguyên nhân gây ra sự biến động lớn trong đa dạng hóa và nhìn chung mức độ đa dạng hóa của ta cũng khá khiêm tốnkhi so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã thể hiện được phần nào tương quan sự phát triển ngành công nghiệp ngân hàng của nước ta và các quốc gia khác trên thế giới, mà tiêu biết nhất là hệ thống ngân hàng tại các quốc gia đã phát triển.