CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
2.3.2. Tiếp cận một số mơ hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu
2.3.2.3. Mơ hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Bangladesh
Nghiên cứu xem xét tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Bangladesh, bằng cách sử dụng số liệu của 43 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan dương giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu được xem xét khi mà có sự khác biệt so với hai trường hợp ở trên, mức độ đa dạng hóa thu nhâp được đo lường thơng qua chỉ số tập trung FOCUS, có cơng thức như sau:
Trong đó, là chỉ số danh nghĩa của ngân hàng thứ i ở năm t. FOCUS index hay còn gọi chỉ số tập trung là chỉ số ngược của chỉ số đa dạng hóa dùng để đo lường mức độ tập trung vào một sản phẩm hay một hoạt động nào đó. Cụ thể, chỉ số này bằng
1 nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một hoạt động và bằng 1/n nếu các cấu phần của đa dạng hóa thu nhập là như nhau, chỉ số này càng thấp cho thấy mức độ đa dạng hóa ngân hàng càng cao. Chỉ số FOCUS được cấu thành từ 2 chỉ tiêu đó là FOCUS-A và FOCUS-L. Thứ nhất, chỉ tiêu FOCUS-A bao gồm các yếu tố khác nhau như: (1) tiền và các khoản tương đương tiền, (2) đầu tư vào cổ phiếu và chứng khoán, và (3) các khoản cho vay. Thứ hai, chỉ tiêu FOCUS-L đo lường mức độ đa dạng hóa các khoản vay trong sáu lĩnh vực chính: (1) nơng nghiệp và DNNVV, (2) sản xuất, (3) bất động sản, (4) thị trường vốn và phi ngân hàng tổ chức tài chính, (5) dịch vụ và (6) lĩnh vực khác.
Mơ hình cơ bản được biểu thị ở dạng sau:Yit = α + βFOCUSit +δZit +ϒDt + uit
Trong đó, Y là biến phụ thuộc mô tả cho lợi nhuận của ngân hàng, ở đây nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) làm đại diện
Z là các vector của biến kiểm soát, D là các biến giả, với i biểu thị ngân hàng và t biểu thị thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng tỷ lệ lãi biên (NIM) là một biến đo
lường thu nhập ngân hàng, tỷ lệ này là thước đo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đo lường hiệu quả chi phí bằng tỷ lệ tổng chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản. Rủi ro chủ yếu được đo bằng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPL) được đề cập bởi vì về cơ bản tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nên có mức độ rủi ro lớn, có thể khiến cho ngân hàng mất vốn các khoản vay nên rủi ro tín dụng cần được quan tâm đúng mức trong hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng. Chính vì vậy, nhóm tác giả cho rằng rủi ro tín dụng có tầm quan trọng và có thể xảy ra thường xuyên đối với ngân hàng. Thêm vào đó,Z-score (ZSCORE) được biết đến như là chỉ số phá sản của ngân hàng, chỉ số
này được sử dụng như là hệ số đo lường rủi ro của ngân hàng. Vì thế, nếu chỉ số này cao thể hiện khả năng phá sản thấp và ngược lại chỉ số này thấp thể hiện khả năng phá sản cao. Ngoài ra tác giả cịn sử dụng các biến kiểm sốt là các nhân tố đặc thù của ngân hàng. Những biến được đưa vào mơ hình như là cấu phần của biến kiểm sốt đó là biến SIZE nhằm thể hiện quy mơ của ngân hàng được tính bằng logarit tổng tài sản, tài sản sẽ gia tăng khi ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận và rủi ro là hai đại lượng tương tác cùng chiều với nhau, rủi ro sẽ gia tăng khi lợi nhuận gia tăng và ngược lại, vì vậy, gia tăng tài sản để tiềm kiếm lợi nhuận đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro, biến EQUITY bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tính trên giá trị sổ sách chia cho tổng tài sản chỉ số này được sử dụng để đo lường khả năng thanh khoản, tỷ lệ này cao cho thấy khả năng đối phó với rủi ro tốt hơn và ngược lại nên nó có tác động âm với rủi ro, biến NII bằng thu nhập lãi trên tổng thu nhập cho biết cấu phần của thu nhập được tạo ra có bao nhiêu phần trăm là đóng góp từ thu nhập lãi, tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ rủi ro cũng cao hơn, biến RISK dùng để đo lường rủi ro của ngân hàng, sử dụng chỉ số phá sản Z-score hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản đã được đề cập ở trên và ngoài ra, tác giả đưa thêm biến giả theo năm bằng 1 nếu năm này
có các tác động từ các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng và bằng 0 cho các trường hợp cịn lại tức khơng có tác động yếu tố kinh tế đến hiệu quả ngân hàng trong những năm này. Kết quả hồi quy cho thấy thực tế có mối liên hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Ngồi ra, thu nhập từ hoạt động ngoài lãi bao gồm cả hoạt động ngoại bảng như thu phí hay tiền hoa hồng cũng tác động tích cực tới lợi nhuận.