Những hạn chế yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 64)

2.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai

2.3.2 Những hạn chế yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong thời gian qua cịn một số tồn tại nhƣ cơng tác cấp CNQSDĐ vẫn còn chậm; việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai từ cấp Thành phố đến huyện, xã chƣa đồng bộ; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, nhƣ: lấn chiếm đất đai, SDĐ sai mục đích và khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, vẫn còn là vấn đề phức tạp diễn ra ở một số địa phƣơng, một số cơng chức địa chính làm chƣa hết trách nhiệm hoặc hạn chế năng lực. Thực trạng công tác quản lý đất đai ở nhiều địa phƣơng có nhiều sai phạm về đất đai chƣa đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý dứt điểm, hoặc thiếu cƣơng quyết do nể nang, sợ động chạm mà không tuân thủ quy định của pháp luật, thậm chí có nơi cịn bng lỏng quản lý.

Về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai: chƣa xây dựng văn bản đất đai thống nhất điều chỉnh trực

tiếp mà chỉ dừng lại ở một số văn bản quản lý các yếu tố cấu thành nhƣ thuế, cho thuê đất, giao đất, bồi thƣờng, thu hồi đất,…Nhiều văn bản ban hành chồng chéo chƣa thống nhất để lĩnh vực đất đai phát triển hiệu quả. Khu vực nơng thơn thực

hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất vẫn còn manh mún. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai vẫn chƣa liên tục và thƣờng xuyên.

Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai:cập nhật dữ liệu ở các quận

huyện khơng thƣờng xun dẫn đến khó kiểm sốt; đƣờng truyền dữ liệu chậm, quá tải không thể truy cập đƣợc; cần nhiều nhân lực quản trị hệ thống.

Về đo đạc, lập bản đồ: văn phòng đăng ký đất mới cập nhật, chỉnh lý biến

động đất trên bản đồ địa chính số nhƣng tài liệu chƣa cập nhật, chỉnh lý từ giai đoạn trƣớc lƣu trữ dƣới dạng bản đồ dạng giấy gây khó khăn cho cơng tác thực hiện.

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: chất lƣợng công tác quy hoạch, kế hoạch

SDĐ cịn thấp, tính phối hợp giữa các ngành trên địa bàn quy hoạch chƣa đồng bộ, chƣa hiệu quả. Việc chấp hành các quy định về quy hoạch chƣa nghiêm, sử dụng đất sai mục đích. Việc phân bổ quỹ đất thiếu khoa học, mang tính bất hợp lý, đất đai bị sử dụng lãng phí đối diện với nguy cơ giảm về quy mơ và chất lƣợng.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi thu hồi đất: tình trạng chậm ban

hành quyết định bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất vẫn chƣa đƣợc khắc phục, tiến độ bàn giao mặt bằng của phần lớn dự án còn chậm so với thời điểm đã xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ dẫn đến phát sinh tăng chi phí bồi thƣờng, chi phí đầu tƣ xây dựng. Cơ chế quản lý về tài chính và đầu tƣ chƣa đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; khó khăn, vƣớng mắc trong phối hợp giữa các sở - ngành và quận - huyện trong việc ban hành các quyết định, văn bản liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ của UBND Thành phố, UBND quận - huyện phải cùng một ngày hoặc cùng thời điểm hoặc đồng thời với quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

Về thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai: kết quả thanh tra,

kiểm tra cịn chậm, có nơi tồn tại vài năm có nơi chục năm khiếu nại về quy hoạch, bồi thƣờng chƣa giải quyết dứt điểm (KĐT Thủ Thiêm, Thanh Đa). Chƣa thực hiện tốt công tác tổ chức việc giám sát ở địa phƣơng do phải tập trung xử lý nhiều công việc tồn đọng ở cơ quan. Công tác kiểm tra dự án chƣa đƣợc quan tâm dẫn đến

nhiều dự án đất đầu tƣ trì trệ, bỏ hoang gần hàng chục năm gây nên bức xúc cho ngƣời dân có đất thuộc phạm vi dự án nhƣ quận Bình Tân có hơn 50 lơ đất do cơ quan Trung ƣơng quản lý, trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại.

Về công tác quản lý tài chính về đất và giá đất: giá đất có tính biến động

mạnh, bảng giá đất đƣợc áp dụng cả năm, giá đất công bố đầu năm áp dụng cho bồi thƣờng ở cuối năm không phù hợp. Công tác định giá chƣa sát với thực tế, giá đất do Nhà nƣớc quy định chỉ bằng 30% - 50% giá đất thực tế chuyển nhƣợng. Sự chênh lệch giữa bảng giá đất của UBND thành phố và giá đất trên thị trƣờng gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc đối với nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí có liên quan tới đất đai. Khơng có thời gian cụ thể, chính xác để chi trả tiền bồi thƣờng đất đai; giá đất bị giới hạn bởi trần giá đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)