Trong nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều của Alkire and Foster (2008). Thách thức chính trong đo lường nghèo đa chiều là xác định các chiều và các chỉ số con để đo lường nghèo. Dựa vào hướng dẫn trong Alkire and
Foster (2008), nghiên cứu này đã dùng 3 tiêu chí sau để lựa chọn chỉ số gồm: những chỉ số trực tiếp phản ánh nhu cầu và phúc lợi của hộ nghèo; những chỉ số đơn giản, dễ tính tốn theo phương pháp của Alkire và Foster (iii) những chỉ số phù hợp với dữ liệu RIMS sẵn có của dự án TNSP. Sau khi xem xét tài liệu dự án, dữ liệu sẵn có, cách chọn chỉ số của Alkire and Foster (2008) và các nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đa chiều, nghiên cứu này chọn 3 chiều giáo dục, sức khỏe và điều kiện sống với 9 chỉ số con như sau:
3.2.1 - Chỉ số nghèo đa chiều của hộ (MPIh)
Chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh về bản chất là chỉ số tổng hợp đo lường các thiết hụt của tất cả các chỉ số của hộ tiếp cận theo phương pháp của Alkire and Foster (2008). Chỉ số MPIh được tạo ra để giải quyết những hạn chế của đo lường nghèo đói đơn chiều dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Chỉ số này sẽ dựa theo phương pháp
Alkire and Foster (2008); Alkire and Santos (2010) chứa đựng những nhu cầu cơ bản về giáo dục, sức khỏe và điều kiện sống với 9 chỉ số con. Chỉ số MPIh có tính thực tiễn cao khi đo lường tình trạng nghèo vì dữ liệu thu thập cho chỉ số này đơn giản hơn dữ liệu về thu nhập hay chi tiêu. Cụ thể, dữ liệu đo lường nghèo đa chiều thể hiện thực tế tại thời điểm điều tra (so với câu hỏi về thu nhập có từ cách thời
điểm điều tra nhiều tháng trước, thường dữ liệu có độ tin cậy rất thấp), vấn đề ít
nhạy cảm hơn (hỏi về những thứ hiện có, hơn là những câu hỏi về thu nhập hay chi
tiêu) và do đó ít tốn kém về thời gian và cơng sức hơn.
Chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh thể hiện chất lượng cuộc sống của hộ gia đình theo nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi chỉ số con được xác định bởi 2 trạng thái là không thiếu hụt (giá trị 0) hoặc bị thiếu hụt (giá trị 1). Sau đó chỉ số thiếu hụt tổng hợp MPIh được tính tốn dựa trên giá trị và trọng số của từng chiều và từng chỉ số con. Về lý thuyết, chiều và lĩnh vực có thể tính trọng số bằng nhau hoặc khác nhau
ở tùy theo tính chất đóng góp quan trọng cho chỉ số tổng hợp. Trong nghiên cứu này đề xuất sẽ tính trọng số bằng nhau ở cả 3 chiều (1/3) và ở mỗi chỉ số con, trong số
bằng trọng số chiều chia cho số lượng chỉ số trong chiều đó. Chỉ số tổng hợp MPIh nhận giá trị liên tục trong khoảng từ 0 đến 1 thể hiện mức thiếu hụt mà một hộ gia
đình phải đối mặt. Nếu MPIh = 0 nghĩa là hộ gia đình khơng bị thiếu hụt khía cạnh
nào và ngược lại nếu MPIh =1 nghĩa là hộ gia đình hồn tồn bị thiếu hụt ở mọi khía cạnh của cuộc sống.
3.2.2 - Chiều "Giáo dục" và các chỉ số con
Giáo dục vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa là nhân tố giảm
nghèo đói. Do vậy, ở bình diện cá nhân hoặc hộ gia đình thì nền tảng giáo dục tốt sẽ
tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống nhất là tăng năng suất, gia tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Căn cứ Mục tiêu Thiên niên kỉ, Việt Nam đã
đưa ra đến năm 2015 phải đảm bảo cho mọi trẻ em hoàn thành đầy đủ chương trình
giáo dục tiểu học. Vì những lý do nêu trên, 2 chỉ tiêu giáo dục dưới đây được chọn
để xác định một hộ được xem là nghèo về giáo dục, nếu thiếu hụt một mức tối thiểu
về giáo dục cơ bản.
Chỉ tiêu 1: Khả năng đọc - viết tiếng Việt của những thành viên trên 6 tuổi.
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng đọc viết có dễ dàng hay khơng của các thành viên trên 6 tuổi của hộ gia đình. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1
người trên 6 tuổi gặp khó khăn khi đọc và viết tiếng Việt. Khả năng đọc viết của trẻ
em trên 6 tuổi và người lớn trong hộ phản ánh mức học vấn của hộ. Mức học vấn của hộ càng thấp thì cơ hội cải thiện năng suất và thu nhập để thoát khỏi nghèo đói càng nhỏ.
Chỉ tiêu 2: Tình trạng đi học của những trẻ em từ 6 đến 20 tuổi của hộ.
Chỉ tiêu này phản ảnh tình trạng giáo dục của trẻ em trong độ tuổi đi học ở mỗi hộ
gia đình. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không được đi học. Một hộ đầu tư cho trẻ em từ 6 đến 20 tuổi đi học đầy đủ thì có nhiều cơ hội để giúp hộ gia đình thốt khỏi nghèo đói trong tương lai.
3.2.3 - Chiều "Sức khỏe" và các chỉ số con
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người lao động. Người có sức khỏe tốt sẽ làm việc với năng suất lao động cao hơn, kết quả làm việc tốt
hơn. Người có sức khỏe tốt sẽ là nhân tố quan trọng đóng góp cho hộ gia đình trong
quá trình giảm nghèo, giảm bớt chi tiêu y tế cho bản thân và hộ gia đình. Nghiên cứu này sử dụng 2 chỉ tiêu y tế sau để đo lường.
Chỉ tiêu 3: Tình trạng dinh dưỡng của hộ gia đình trong năm.
Chỉ tiêu này được tính tốn dựa vào số tháng đói ăn của hộ trong năm. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 tháng bị đói ăn trong năm. Một hộ gia
đình bị đói ăn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất của thành viên trong hộ
làm giảm năng suất lao động, sức khỏe kém, hay bị bệnh tật. Những yếu tố trên tác
động trực tiếp đến khả năng thoát khỏi đói nghèo của hộ gia đình.
Chỉ tiêu 4: Tình trạng vệ sinh của nguồn nước ăn mà hộ gia đình sử dụng
Chỉ tiêu này xem xét nguồn nước ăn chính mà hộ sử dụng, nguồn nước ăn có đảm bảo vệ sinh hay khơng tác động rất trực tiếp đến các thành viên trong hộ. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh lấy nguồn nước không được bảo vệ như giếng đào, trực tiếp từ sông suối, ao hồ không
được bảo vệ. Một hộ gia đình sử dụng nguồn nước ăn khơng đảm bảo vệ sinh sẽ
làm cho các thành viên trong hộ dễ bị ốm đau, bệnh tật làm giảm năng suất lao
động, sức khỏe kém, hay bị bệnh tật. Những yếu tố trên tác động trực tiếp đến khả năng thốt khỏi đói nghèo của hộ gia đình.
3.2.4 - Chiều "Điều kiện sống" và các chỉ số con
Chỉ tiêu 5: Loại nhiên liệu mà hộ gia đình thường sử dụng để đun nấu
Chỉ tiêu này kiểm tra xem hộ gia đình sử dụng loại nhiên liệu nào để đun nấu cho bữa ăn hàng ngày, sử dụng loại nhiên liệu nào đun nấu thể hiện mức sống của hộ
gia đình. Hộ gia đình có mức sống cao nếu sử dụng nhiên liệu đun nấu bằng điện,
than củi hoặc rơm rạ để đun nấu.
Chỉ tiêu 6: Tình trạng nhà vệ sinh của hộ gia đình
Chỉ tiêu này kiểm tra xem hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh như thế nào. Hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh đảm bảo an tồn vệ sinh sẽ có sức khỏe tốt hơn và có mức sống
cao hơn những hộ sử dụng nhà vệ sinh không đạt chuẩn. Nếu hộ sử dụng nhà về sinh đào hố có thơng hơi, 1 ngăn hoặc 2 ngăn thì được coi là đạt chuẩn. Ngược lại
hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu khơng có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh mở không đào hố.
Chỉ tiêu 7: Tình trạng sử dụng điện trong sinh hoạt của hộ gia đình
Chỉ tiêu này kiểm tra xem hộ gia đình có sử dụng điện trong sinh hoạt hay khơng, hộ gia đình có sử dụng điện sẽ giúp các thành viên trong hộ được hưởng thụ cuộc sống ở mức độ cao hơn với các vật dụng trong sinh hoạt, những vật dụng này giúp thành viên trong hộ nâng cao trình độ hiểu biết (như có ánh sáng đọc sách, có thêm thơng tin nhờ nghe đài hoặc xem TV). Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu
khơng có điện.
Chỉ tiêu 8: Vật liệu làm sàn nhà của hộ gia đình
Chỉ tiêu này kiểm tra xem sàn nhà của hộ gia đình làm bằng loại vật liệu gì. Sàn nhà làm bằng vật liệu phù hợp sẽ giúp cho hộ đảm bảo được điều kiện về vệ sinh và giúp cho thành viên trong hộ khỏe mạnh hơn. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu sàn nhà làm bằng đất, cát tự nhiên hay những vật liệu tạm bợ khác .
Chỉ tiêu 9: Sở hữu vật dụng sinh hoạt trong hộ gia đình
Chỉ tiêu này kiểm tra xem hộ gia đình sở hữu những vật dụng thơng dụng trong gia
đình gồm: TV, tủ lạnh, điện thoại, xe máy. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này
nếu có ít hơn 2 trong số những vật dụng thông dụng trên.
3.2.5 - Trọng số các chiều và chỉ số con
Vấn đề quan trọng và thường gây tranh cãi trong tổng hợp các chỉ số đói nghèo là trọng số được gán cho các chỉ số và chiều đo lường. Khơng có quy trình chuẩn
trong việc xác định trọng số cho các chỉ tiêu và chiều của nghèo đa chiều. Đo lường
nghèo đa chiều sử dụng trọng số phụ thuộc vào các ưu tiên của quốc gia, vùng
miền, tỉnh-thành phố. Trọng số cho các chiều và các chỉ số của mỗi chiều có thể
được phân bổ bằng nhau hoặc khác nhau. Theo đó việc phân bổ cân bằng nhau là phương pháp thông thường được sử dụng nhất. Lợi thế của phương pháp này là dễ dàng để giải thích và trình bày kết quả (Le Viet Ha và cộng sự 2014).
Vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng trọng số cân bằng giữa các chiều và cân bằng của tất cả các chỉ số trong các chiều theo như phương pháp gốc của Alkire-Foster và cũng giống như hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm khác. Sử dụng trọng số cân bằng cho các chiều và các chỉ số giúp việc tính tốn đơn giản hơn mà khơng làm giảm tính tổng quát. Các chiều và các chỉ tiêu con đo lường nghèo đa chiều cấp hộ MPIh được tóm tắt trong Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 - Chỉ số, ngưỡng nghèo và trọng số đo lường nghèo đa chiều
Chiều, trọng số
Chỉ số con và trọng
số của từng chỉ số Ngưỡng thiếu hụt của chỉ số
Trọng số tổng
Giáo dục (1/3)
1. Khả năng đọc viết của
người trên 6 tuổi (1/2)
Bị thiếu hụt nếu có ít nhất 1 người trên 6
tuổi khơng thể đọc - viết dễ dàng 1/6 2. Tình trạng đi học trẻ
em từ 6 đến 20 tuổi(1/2)
Bị thiếu hụt nếu có bất kỳ trẻ em nào trong độ tuổi đi học từ 6 đến 20 tuổi mà
không đi học 1/6 Sức khỏe (1/3) 3. Tình trạng dinh dưỡng (1/2)
Bị thiếu hụt nếu gia đình bị đói ăn ít nhất
1 tháng trong năm 1/6
4. Tình trạng nước cho
ăn uống (1/2)
Bị thiếu hụt nếu nguồn nước ăn không
được bảo vệ ô nhiễm 1/6
Điều
kiện sống (1/3)
5. Tình trạng sử dụng nhiên liệu nấu ăn (1/5)
Bị thiếu hụt nếu hộ gia đình nấu ăn bằng
củi, than hoặc phân 1/15 6. Tình trạng nhà vệ
sinh của gia đình (1/5)
Thiếu hụt nếu nhà vệ sinh khơng có hoặc
có nhưng loại hố mở 1/15
7. Tình trạng sử dụng
điện của gia đình (1/5)
Bị thiếu hụt nếu hộ gia đình khơng có
điện để sử dụng 1/15
8. Vật liệu làm sàn nhà của gia đình (1/5)
Bị thiếu hụt nếu sàn nhà của hộ gia đình
Chiều, trọng số
Chỉ số con và trọng
số của từng chỉ số Ngưỡng thiếu hụt của chỉ số
Trọng số tổng
9. Sở hữu tài sản sinh hoạt trong gia đình (1/5)
Bị thiếu hụt nếu hộ gia đình sở hữu ít
hơn 2 trong các tài sản sau: TV, tủ lạnh, điện thoại, xe máy
1/15
Nguồn: Lựa chọn của tác giả
3.2.6 - Tính tốn Chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh
Nghiên cứu này dựa vào phương pháp của Alkire và Foster (2008) để tính chỉ số
nghèo đa chiều của hộ. Như bảng tổng hợp trên, các chiều cơ bản bao gồm giáo
dục, sức khoẻ và điều kiện sống với trọng số mỗi chiều bằng nhau và bằng 1/3 (ở cột 1). Mỗi chiều được đo bằng các chỉ số con với ngưỡng nghèo của từng chỉ số con và trọng số của mỗi chỉ số con trong chiều đó (ở cột 2), trọng số tổng hợp của mỗi chỉ số con được tổng hợp (ở cột 4) trong Bảng 3.1.
Ta ký hiệu là trọng số của chỉ số con p, Ipj là tình trạng thiếu hụt ứng với chỉ số con p của hộ gia đình j và T là tổng số các chỉ số con trong đo lường nghèo đa chiều. Chỉ số con Ipj nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình j bị thiếu hụt chỉ số con này và 0 nếu hộ gia đình j khơng bị thiếu hụt. Các giá trị của trọng số phụ thuộc vào số chiều và số chỉ số con trong mỗi chiều. Tổng các trọng số các chiều và tổng trọng số các chỉ số con là 1 tức là:
∑ = 1 (3.1)
Ta có cơng thức tính chỉ số thiếu hụt đa chiều của hộ thứ j bằng công thức sau:
= ∑ ∗ (3.2)
Điểm thiếu hụt cj có giá trị càng cao nghĩa là mức độ thiếu hụt của hộ gia đình j càng nhiều hoặc mức độ nghèo đa chiều cao hơn. Giá trị của cj là liên tục, nằm trong miền giá trị [0,1] và nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số nghèo đa chiều của hộ cj làm biến phụ thuộc để đo lường động dự án.