5.1.1 - Kết luận
Phân tích đói nghèo đa chiều là một vấn đề thú vị và nhiều thách thức, vì vậy lĩnh
vực này ln thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch
định chính sách. Sen (1999, 2000) và Alkire and Foster (2008) đã giới thiệu và phát
triển cách tiếp cận mới, "coi nghèo đói là một khía cạnh đa chiều và không chỉ là kết quả của việc thiếu hụt một khía cạnh đơn lẻ". Cách tiếp cận này đã cung cấp khn khổ để khái niệm hóa, đo lường và đánh giá đói nghèo tồn diện hơn các
phương pháp khác. Dựa vào các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết của Alkire and Foster
(2008); Alkire and Santos (2011), nghiên cứu này đã tính tốn các chỉ số nghèo cho từng hộ và sử dụng nó làm biến hồi quy cho các mơ hình ước lượng sau đó .
Từ dữ liệu của dự án TNSP, nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật PSM và DD để xây dựng một phản thực hợp lệ giúp có thể tách riêng và đo lường tác động gần
đúng nhất của dự án. Nghiên cứu này đã cung cấp các kết quả tính tốn định lượng
cho thấy dự án TNSP đã có tác động tích cực đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ, làm giảm mức thiếu hụt chỉ số nghèo đa chiều khoảng 5.2 điểm % với PSM và 11.7
điểm % với DD. Các thiết hụt ở chiều sức khỏe là nhiều nhất, khoảng 7.8 điểm %
với PSM và 11.9 điểm % với DD. Các kết quả này là tương đối ổn định với các
phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau.
Do tính chất của dữ liệu RIMS thu thập được, tồn tại sự khác biệt trong kết quả
đánh giá tác động dự án qua các phương pháp PSM và DD. Nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự khác biệt này là do thiết kế khảo sát và thu thập dữ liệu RIMS hỗ trợ tốt
hơn cho phương pháp DD, trong khi đó số lượng hộ đối chứng ít hơn hộ can thiệp là phương pháp PSM khó thực hiện được ghép cặp. Vì vậy giá trị của tác động đo
bằng phương pháp DD có độ tin cậy cao hơn so với phương pháp PSM.
Trong thực tế, các tác động này phụ thuộc rất nhiều bởi các đặc điểm của các hộ gia
đình, mơi trường kinh tế xã hội, xu hướng vận động của xã hội nên tồn tại sự tác động qua lại của rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự án, vì vậy kết quả đo lường chỉ mang tính tương đối và khơng thể hồn tồn chính xác.
Kết quả của nghiên cứu khẳng định rằng:
(i) Có thể áp dụng phương pháp tính tốn của Alkire - Foster và bộ dữ liệu RIMS của dự án TNSP để tính chỉ số nghèo đa chiều của từng hộ MPIh và nhiều chỉ số con khác nữa.
(ii) Sử dụng phương pháp PSM và DD đo lường được mức độ tác động của dự
án TNSP đến chỉ số nghèo đa chiều của các hộ gia đình MPIh nhưng do thời gian giữa 2 lần khảo sát chỉ là 2 năm nên các tác động này là khơng rõ rệt. (iii) Xét theo diện tích đất canh tác khác nhau của hộ, tác động của dự án đến chỉ
số nghèo đa chiều của hộ MPIh là khơng đồng nhất giữa các nhóm hộ. (iv) Trong số nhiều biến số được kiểm định, số tháng đói ăn của hộ có làm đại
diện đo lường cho tác động của dự án trong ngắn hạn và biến số này là kết quả trực tiếp của các nỗ lực dự án đến cuộc sống các hộ nghèo.
5.1.2 - Hàm ý chính sách
Hàm ý 1: Đưa khái niệm nghèo đa chiều trở thành khái niệm trọng tâm của các dự án giảm nghèo, từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và đánh giá tác động sau dự án.
Khái niệm nghèo đa chiều là khái niệm mang tính quốc tế hóa, được chấp nhận bởi nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy các dự án ở Việt Nam tiếp cận với khái niệm nghèo đa chiều để làm trung tâm cho thiết kế các can thiệp, triển khai hoạt động cũng như giám sát và đánh giá những dự án này.
Cách tính tốn chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh theo phương pháp do Alkire -
Foster đề xuất là khá rõ ràng, có thể sử dụng các phần mềm thơng dụng như Excel, SPSS, Stata hay R để hỗ trợ tính tốn. Chỉ số nghèo đa chiều của hộ giúp cho dự án
có cái nhìn tổng qt hơn về hiệu quả của những can thiệp dự án, vì vậy cần khuyến khích tất cả các dự án phát triển sử dụng chỉ số tổng hợp MPIh để đánh giá tác động.
Hàm ý 2: Khuyến khích các dự án và cao hơn có thể thể chế hóa đánh giá tác
động bằng phương pháp định lượng thay cho phương pháp thiên về định tính như hầu hết các dự án đang làm:
Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng, có thể sử dụng khái niệm
nghèo đa chiều và các phương pháp định lượng để đánh giá tác động dự án cho các
dự án thực tế. Áp dụng cùng khung đánh giá tương tự như nghiên cứu này cho các dự án có mục tiêu giảm nghèo sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có dữ liệu để phân loại, sắp xếp, so sánh các thời điểm của cùng một dự án hoặc giữa các dự án với nhau. Khuyến khích các dự án đánh giá tác động bằng phương pháp định lượng
và/hoặc kết hợp giữa phương pháp định lượng và định tính sẽ cung cấp nhiều thơng tin có giá trị hơn cho các nhà tài trợ và những người ra quyết định chính sách.
Nếu Chính phủ và các Nhà tài trợ coi việc đánh giá tác động dự án bằng định lượng là quan trọng và có ích thì nghiên cứu này đề xuất nên có một cơ quan chủ trì để
đưa khái niệm nghèo đa chiều vào thiết kế dự án, xác định các chiều và chỉ số phù
hợp với điều kiện Việt Nam, hướng dẫn lựa chọn các chiều và chỉ số riêng theo đặc
trưng của mỗi dự án, hướng dẫn phương pháp đo lường thống nhất để có thể so sánh
kết quả của nhiều dự án giảm nghèo với nhau. Việc xây dựng khung chung cho các dự án giảm nghèo sẽ giúp cơ quan quản lý có dữ liệu tổng hợp, các chỉ số đo lường
tương đối đồng nhất, có thể so sánh với nhau để biết hiệu quả từng dự án. Hơn nữa,
có khn khổ chung sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí hơn là mỗi dự án đều xây dựng
Hàm ý 3: Qua kết quả nghiên cứu, các dự án phát triển có nhiều can thiệp có thể
đặt ra các mục tiêu giảm nghèo và các mục tiêu trung gian có gắn kết rõ ràng với
thời gian hoặc nhóm đối tượng cụ thể để có thể làm gia tăng tác động dự án.
Một đề xuất quan trọng từ nghiên cứu này là tác động thường xảy ra khơng đồng nhất về thời gian, có những tác động có thể xảy ra trong ngắn hạn nhưng có những
tác động cần nhiều thời gian hơn mới có thể đo lường được. Vì vậy, xác định rõ
ràng từng mục tiêu nào đánh giá trước, mục tiêu nào đánh giá ở giai đoạn sau, các chỉ số ban đầu về hiệu quả dự án nên được xem xét đưa vào thiết kế dự án và đánh
giá tác động phù hợp.
Như đã phân tích, tác động của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ là không
giống nhau giữa các hộ gia đình có diện tích đất canh tác khác nhau. Vì vậy điều chỉnh mục tiêu can thiệp dự án theo nguồn tài nguyên của các hộ có thể làm tăng
các tác động dự án cho các nhóm hưởng lợi khác nhau thay vì hướng các can thiệp
dự án cho tất cả các đối tượng hưởng lợi. Trong một môi trường tồn tại sự thiếu kiên nhẫn của các nhà quản lý và các nhà tài trợ, cách tiếp cận này sẽ điều chỉnh các kỳ vọng của họ thực tế hơn, để trong từng giai đoạn và từng nhóm đối tượng của dự
án đạt được tác động trung gian trước, sau đó tích lũy thành tác động dài hạn.