Mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 75 - 79)

8. Kết cấu của đề tài

3.5.3. Mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết

Mô hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu có 05 thành phần chất lượng dịch vụ, nhưng sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA thì mô hình hồi quy đa biến được xây dựng với 06 nhân tố. Do đó, các giả thuyết trong phân tích mô hình hồi quy đa biến được điều chỉnh lại như sau:

- Giả thuyết H1: Sinh viên đánh giá “Sự đáp ứng” càng cao thì sẽ làm gia tăng

sự hài lòng của họ.

- Giả thuyết H2: Sinh viên đánh giá “Thông tin điện tử và thư viện số” càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ.

- Giả thuyết H3: Sinh viên đánh giá “Sự đồng cảm” càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ.

- Giả thuyết H4: Sinh viên đánh giá “Năng lực phục vụ” càng cao thì sẽ làm gia

tăng sự hài lòng của họ.

- Giả thuyết H5: Sinh viên đánh giá “Phương tiện hữu hình”càng cao thì sẽ làm

gia tăng sự hài lòng của họ.

- Giả thuyết H6: Sinh viên đánh giá “Sự tin cậy” càng cao thì sẽ làm gia tăng sự

hài lòng của họ.

Bảng phân tích sau cho thấy các biến độc lập trong mô hình hồi quy đều có giá trị Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê khi được đưa vào mô hình hồi quy và giải thích cho biến phụ thuộc Sự hài lòng. Đồng thời, các hệ số hồi quy riêng phần đều có dấu dương chứng tỏ các biến độc lập đều có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Sự hài lòng. Cụ thể là hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá của thành phần Sự đáp ứng là 0.185, thành phần Thông tin điện tử và thư viện số là

0.150, thành phần Sự đồng cảm là 0.222, thành phần Năng lực phục vụ là 0.195, thành phần Phương tiện hữu hình là 0.102, và thành phần Sự tin cậy là 0.110.

Bảng 3.24: Các hệ số hồi quy trong mô hình

Hệ sốa Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hoá Đa cộng tuyến Mô hình B Sai số chuẩn Beta t Sig. Độ chấp nhận VIF Hằng số .243 .146 1.667 .097 dap ung .185 .052 .197 3.547 .000 .435 2.301

thong tin dien tu

va thu vien so .150 .041 .185 3.683 .000 .529 1.891

dong cam .222 .049 .245 4.540 .000 .460 2.172

nang luc phuc vu .195 .051 .203 3.809 .000 .474 2.111

phuong tien huu

hinh .102 .048 .107 2.132 .034 .534 1.874

1

tin cay .110 .040 .130 2.728 .007 .589 1.697

a. Biến phụ thuộc: hai long

Như vậy phương trình hồi quy tuyến tính bội giữa 06 thành phần và biến phụ thuộc Sự hài lòng như sau:

SAS = 0.185*F1 + 0.150*F2 + 0.222*F3 + 0.195*F4 + 0.102*F5 + 0.110*F6

Trong đó: F1: Sự đáp ứng

F2: Thông tin điện tử và thư viện số

F3: Sự đồng cảm

F4: Năng lực phục vụ

F5: Phương tiện hữu hình

F6: Sự tin cậy SAS: Sự hài lòng

Với mô hình hồi quy này, có 67.9% biến thiên của Sự hài lòng được giải thích bởi 06 biến độc lập, còn lại 32.1% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình.

Mô hình cũng cho thấy các biến độc lập có ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ thư viện trường Đại học Nha Trang ở độ tin cậy 95%. Hệ số hồi quy của Sự đáp ứng bằng 0.185 cho thấy khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Sự đáp ứng tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.185 điểm. Tương tự như vậy, khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Thông tin điện tử và thư viện số tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.150 điểm; khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Sự đồng cảm tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.222 điểm; khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Năng lực phục vụ tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.195 điểm; khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Phương tiện hữu hình tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.102 điểm; khi giữ các biến độc lập khác không đổi, nếu điểm đánh giá về Sự tin cậy tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên 0.110 điểm.

Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi quy với 06 biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:

Bảng 3.25: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết hồi quy

Giả thuyết Kết quả

kiểm định

Giả thuyết H1: Sinh viên đánh giá “Sự đáp ứng” càng cao thì sẽ làm

gia tăng sự hài lòng của họ. Chấp nhận

Giả thuyết H2: Sinh viên đánh giá “Thông tin điện tử và thư viện

số” càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ. Chấp nhận

Giả thuyết H3: Sinh viên đánh giá “Sự đồng cảm” càng cao thì sẽ

làm gia tăng sự hài lòng của họ. Chấp nhận

Giả thuyết H4: Sinh viên đánh giá “Năng lực phục vụ” càng cao thì

sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ. Chấp nhận

Giả thuyết H5: Sinh viên đánh giá “Phương tiện hữu hình” càng cao

thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ. Chấp nhận

Giả thuyết H6: Sinh viên đánh giá “Sự tin cậy” càng cao thì sẽ làm

Bảng trên cho ta thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận và mô hình điều chỉnh thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Đồng thời, thông qua hệ số hồi quy chuẩn hoá cho thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố lên Sự hài lòng. Yếu tố có hệ số hồi quy chuẩn hoá (hệ số Beta) càng lớn thì càng ảnh hưởng nhiều đến mức độ hài lòng. Cụ thể: Sự hài lòng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Sự đồng cảm (Beta = 0.245), Năng lực phục vụ là yếu tố quan trọng thứ hai có tác động nhiều đến Sự hài lòng (Beta = 0.203), yếu tố quan trọng thứ ba là Sự đáp ứng (Beta = 0.197), yếu tố quan trọng thứ tư là Thông tin điện tử và thư viện số (Beta = 0.185), yếu tố quan trọng thứ năm là Sự tin cậy (Beta = 0.130), và yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến Sự hài lòng là Phương tiện hữu hình (Beta = 0.107).

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu được minh hoạ như sau:

Hình 3.1: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Thông tin điện tử và thư viện số HSHQ = 0.185 Beta = 0.197 HSHQ = 0.150 Beta = 0.185 HSHQ = 0.222 Beta = 0.245 HSHQ = 0.195 Beta = 0.203 HSHQ = 0.102 Beta = 0.107 HSHQ = 0.110 Beta = 0.130 Sự đáp ứng Sự đồng cảm Năng lực phục vụ

Phương tiện hữu hình

Sự tin cậy

SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 75 - 79)