8. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Các khái niệm, vai trò của thư viện trường Đại học đối với sự nghiệp giáo dục
dục
1.3.1.1. Khái niệm thư viện trường Đại học
Trong cuốn “Từ điển thông tin thư viện”, Reitz (2005) đã định nghĩa thư viện trường Đại học là “một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập,
Chất lượng dịch vụ Chất lượng sản phẩm Giá Các yếu tố tình huống Sự thoả mãn của khách hàng Các yếu tố cá nhân
quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”. Cũng theo Reitz, hệ thống thư viện là một tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung, cũng có thể là một nhóm các thư viện độc lập liên kết với nhau, chính thức hay không chính thức cùng thoả thuận đạt đến một mục đích chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên. Như vậy có thể thấy hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu là thư viện của các trường Đại học hoạt động độc lập với nhau.
Ở nước ta, Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học ban hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/03/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tại Điều 5 có quy định “Thư viện trường Đại học là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường Đại học có lãnh đạo thư viện và các phòng (hoặc tổ) chuyên môn, nghiệp vụ”.
Trên thế giới, người ta chia hệ thống thư viện thành năm loại hình, được Hiệp hội thư viện thế giới – IFLA thừa nhận như sau (VILASAL, 2008):
Hình 1.4: Sơ đồ năm loại hình thư viện
1. Thư viện quốc gia (National Library)
2. Thư viện Đại học (Academic Library)
3. Thư viện chuyên ngành (Special Library)
4. Thư viện công cộng (Public Library)
5. Thư viện trường học (School Library)
Trong khi đó, Pháp lệnh Thư viện số 3 1 / 2 0 0 0 / P L - U B T V Q H 1 0 c ủ a U ỷ b a n T h ư ờ n g vụ Q u ố c h ộ i n gà y 2 8 / 1 2 / 2 0 0 0 , t ạ i Đ i ề u 1 6 đ ã q u y đ ị n h hệ thống thư viện Việt Nam được phân chia thành các loại hình như sau:
TV Quốc gia Thư viện đại học Thư viện chuyên ngành
Thư viện công cộng Thư viện trường học
1. Thư viện công cộng bao gồm: - Thư viện quốc gia Việt Nam;
- Thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập.
2. Thư viện chuyên ngành, đa ngành bao gồm:
- Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học; - Thư viện của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; - Thư viện của cơ quan nhà nước;
- Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân;
- Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.