Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

Biểu đồ 3.1 : Chỉ số VN – INDEX từ năm 2000 đến 2011

1.8 Bài học kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn trên Sở giao dịch CK TP.HCM

1.8.2 Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc

TTCK Trung Quốc ra đời vào cuối thập niên 1990, làm nhiệm vụ huy động vốn cho cơng cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhưng phải đến năm 2005, thị trường mới bắt đầu sơi động khi chính phủ cho đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) nhiều doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó sự can thiệp trực tiếp của Chính

phủ là một đặc trưng nổi bật của TTCK Trung Quốc. Có rất nhiều NĐT nước ngoài tham gia vào TTCK Trung Quốc, điều này khiến cho TTCK trở nên hấp dẫn và sôi động hơn. Tháng 4/2007, TTCK Trung Quốc ghi nhận con số NĐT mở tài khoản ở mức kỷ lục 4,79 triệu người. Người dân đổ xơ vào chứng khốn đã khiến TTCK nóng lên và rơi vào tình trạng bong bóng. Kết thúc nửa đầu năm 2008, chỉ số chứng khoán CSI 300 của TTCK Thượng Hải xoay quanh mức 2.600 điểm, mất 58% tính từ mức đỉnh 6.214 điểm đạt được vào tháng 10 năm 2007. Giá trị giao dịch cũng giảm tương ứng, bình quân mỗi phiên giao dịch trong tháng 6/2008 chỉ có 98,6 tỷ nhân dân tệ (14,43 tỷ USD) cổ phiếu được khớp lệnh, chưa bằng một nửa so với mức 212,5 tỷ nhân dân tệ (31,1 tỷ USD) bình quân hồi tháng 6/2007. Trong tháng 6/2008 chỉ có thêm 7 tỉ “cổ phiếu phi thương mại” của 98 doanh nghiệp niêm yết được chuyển đổi và bán ra thị trường với giá trị 98 tỉ nhân dân tệ (14,34 tỉ USD), giảm 65% so với tháng 4/2008. Ngay sau đó, thuế chuyển nhượng chứng khốn được giảm từ 0,3% xuống 0,1%. Và tháng 4/2007 chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những quy định mới áp dụng cho thị trường chứng khoán, cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn đối với các loại cổ phiếu và ngoại tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã chính thức yêu cầu các công ty quản lý quỹ đầu tư hạn chế việc bán tháo cổ phiếu họ đang nắm giữ và khuyến khích doanh nghiệp niêm yết mua cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Ngồi ra, Trung Quốc cịn áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phát hành cổ phiếu với số lượng lớn và thành lập một quỹ đặc biệt của chính phủ để nâng đỡ giá cổ phiếu. Và sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc đã đáp ứng sự mong mỏi của giới đầu tư. Điều này cho thấy sự quyết tâm của chính phủ trong việc duy trì và phát triển TTCK trở thành một kênh huy động vốn hữu ích cho sự phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương này nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản của quyền chọn như là khái niệm, đặc điểm, chức năng kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn, những điều kiện căn bản để triển khai ứng dụng quyền chọn, và những mặt tích cực và tiêu cực khi ứng dụng quyền chọn, cũng như bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực trong việc quản lý và điều hành TTCK và thị trường công cụ phái sinh… đem lại một cái nhìn tổng quan về quyền chọn – những vấn đề nền tảng để nghiên cứu sâu hơn ở các chương tiếp theo. Và cũng cho thấy quyền chọn là một trong những cơng cụ phái sinh đóng một vai trị hết sức quan trọng và khơng thể thiếu trong sự vận động, phát triển và tạo tính đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trên SGDCK.

CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƢỢC QUYỀN CHỌN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA THỊ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)