Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Biểu đồ 3.1 : Chỉ số VN – INDEX từ năm 2000 đến 2011

2.1 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh

Ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh trong các điều kiện của thị trường : thị trường hướng lên (Bull market), thị trường hướng xuống (Bear market), thị trường ổn định - khơng có nhiều biến động về giá chứng khốn (Neutral market), thị trường có sự biến động mạnh về giá chứng khốn (Volatile market).

Tính linh hoạt của quyền chọn bắt nguồn từ sự đa dạng của các chiến lược đáp ứng cho nhu cầu của nhà đầu tư. Trong các chiến lược quyền chọn sẽ phải giả định khơng có hoa hồng, khơng có chi phí giao dịch và khơng có thuế vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiềm năng của các chiến lược kinh doanh quyền chọn, vì vậy trong thực tế NĐT phải nên hỏi nhà môi giới và nhà tư vấn về thuế và các khoản chi phí giao dịch trước khi lựa chọn các chiến lược quyền chọn.

Trong phần này chỉ tập trung vào các chiến lược kinh doanh quyền chọn kiểu Mỹ, vì thế các quyền chọn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi hết hạn quyền chọn. - Khi thị trường hướng lên (Bull market) NĐT có thể sử dụng các chiến lược sau :

- Mua quyền chọn mua

- Chiến lược quyền chọn mua Bull Spread - Chiến lược quyền chọn bán Bull Spread

- Chiến lược quyền chọn Bull Spread tỷ lệ (Dài hạn)

- Khi thị trường hướng xuống (Bear market) NĐT có thể sử dụng các chiến lược sau : - Mua quyền chọn bán

- Chiến lược quyền chọn mua Bear Spread - Chiến lược quyền chọn bán Bear Spread

- Chiến lược quyền chọn Bear Spread tỷ lệ (Dài hạn)

- Khi thị trường ổn định - khơng có nhiều biến động về giá chứng khốn (Neutral market) NĐT có thể sử dụng các chiến lược sau :

- Chiến lược quyền chọn Straddle (Ngắn hạn) - Chiến lược quyền chọn Strangle (Ngắn hạn)

- Khi thị trường biến động mạnh về giá chứng khốn (Volatile market) NĐT có thể sử dụng các chiến lược sau :

- Chiến lược quyền chọn Straddle (Dài hạn) - Chiến lược quyền chọn Strangle (Dài hạn)

2.1.1 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trƣờng hƣớng lên(Bull Market) 2.1.1.1 Mua quyền chọn mua (dự đoán sự tăng giá của cổ phiếu trong 2.1.1.1 Mua quyền chọn mua (dự đoán sự tăng giá của cổ phiếu trong tƣơng lai).

Mua quyền chọn mua là một chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn) và có mức lợi nhuận tiềm năng khơng có giới hạn.

Chiến lược này giúp NĐT khơng chỉ phịng ngừa rủi ro tốt mà còn giúp nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời trong điều kiện thị trường hướng lên. Đây là chiến lược rất hữu ích và áp dụng thực tế dễ dàng và phổ biến. NĐT muốn mua cổ phiếu ngay vì NĐT dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai nhưng khơng đủ điều kiện về tài chính có thể chốt giá mua bằng cách mua quyền chọn mua thì nhà đầu tư chỉ mất phí quyền chọn nhưng không phải lo lắng về sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Ngồi ra, nhà đầu tư có thể kinh doanh quyền chọn mua bằng cách bán quyền chọn mua đã mua để hưởng chênh lệch giá quyền chọn.

2.1.1.2 Chiến lƣợc quyền chọn mua Bull Spread

Nhà đầu tư thiết lập một chiến lược quyền chọn mua Bull Spread khi NĐT mua một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn và bán một quyền chọn mua với giá thực hiện cao hơn. Vì lúc này giá của chứng khốn cơ sở đang có xu hướng tăng lên, khi đó NĐT sẽ bị thiệt do họ mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp thì phải trả giá quyền chọn cao (phí quyền chọn) trong khi NĐT bán một quyền chọn mua với giá thực hiện cao thì sẽ thu về một khoản phí quyền chọn thấp, hay nói cách khác NĐT đã làm giảm bớt phần nào phí quyền chọn mua đã bỏ ra khi NĐT mua quyền chọn bằng cách bán quyền chọn mua để thu về một khoản phí (Phí thu về do bán quyền chọn mua bù đắp phần nào cho phí đã bỏ ra để mua quyền chọn mua).

* Lợi nhuận trong trường hợp này là có giới hạn. Lợi nhuận tối đa chính là phần chênh lệch giữa hai giá thực hiện của hai quyền chọn mua trừ đi phần phí quyền chọn mà NĐT đã bỏ ra mua quyền chọn mua lúc đầu. Lợi nhuận tối đa đạt được khi mà giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá thực hiện.

* Điểm hòa vốn – là điểm mà giá của cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá thực hiện của quyền chọn mua mà NĐT đã bỏ phí để mua và bằng đúng phần chênh lệch giữa hai phí quyền chọn mua.

* Rủi ro trong trường hợp này là có giới hạn. Phần chênh lệch giữa hai phí quyền chọn mua là khoản lỗ tối đa. Khoản lỗ tối đa này xảy ra khi mà giá của cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện của quyền chọn mua mà NĐT bỏ phí để mua vào.

2.1.1.3 Chiến lƣợc quyền chọn bán Bull Spread

Chiến lược này được hình thành khi mà NĐT mua một quyền chọn bán với giá thực hiện thấp hơn và bán quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn. (NĐT được hưởng phần chênh lệch trong phí quyền chọn). Ngược lại với chiến lược quyền chọn mua Bull Spread ở trên.

* Lợi nhuận trong trường hợp này là có giới hạn. Khoản lời tối đa là phần chênh lệch trong phí quyền chọn mà NĐT được hưởng. Khoản lời tối đa này NĐT đạt được khi mà giá chứng khoán cơ sở vào thời điểm đáo hạn của quyền chọn cao hơn giá thực hiện của quyền chọn bán mà NĐT đã bán lúc đầu.

* Điểm hòa vốn – giá của cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn một chút so với mức giá thực hiện của quyền chọn bán mà NĐT đã bán và bằng đúng phần chênh lệch giữa hai mức phí của hai quyền chọn bán.

* Rủi ro trong trường hợp này là có giới hạn. Khoản lỗ lớn nhất chính là phần chênh lệch giữa hai giá thực hiện trừ đi phần chênh lệch trong phí quyền chọn mà NĐT nhận được. Khoản lỗ tối đa này xảy ra khi mà giá của cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn thấp hơn giá thực hiện của quyền chọn bán mà NĐT đã mua.

2.1.1.4 Chiến lƣợc quyền chọn Bull Spread tỷ lệ

Chiến lược quyền chọn bull spread tỷ lệ được thiết kế để tạo địn bẩy mà khơng phải bỏ nhiều vốn để mua quyền chọn. Mục tiêu này đạt được bằng cách mua nhiều quyền chọn

mua dài hạn và tài trợ tài chính cho vị thế quyền chọn mua dài hạn này bằng cách bán nhiều quyền chọn mua ngắn hạn với giá thực hiện thấp hơn và giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện của quyền chọn mà NĐT đã mua. Chiến lược quyền chọn bull spread tỷ lệ có thể đặt trong nhiều tỷ lệ mà NĐT mong muốn như : mua hai bán một; mua ba, bán một; mua bốn, bán một; mua ba, bán hai … Bất cứ tỷ lệ nào, NĐT đơn giản mua nhiều quyền chọn mua hơn bán quyền chọn để tạo ra đòn bẩy giảm giá mua quyền chọn mua. Các quyền chọn mua dài hạn sẽ luôn ở vị thế OTM, trong khi các quyền chọn mua ngắn hạn luôn ở vị thế ITM, ATM hoặc OTM.

Biểu đồ lãi/lỗ 2.1 – Chiến lƣợc Bull spread tỷ lệ (P&L Graph – Profit/Loss Graph)

Chiến lược quyền chọn mua Bull Spread với tỷ lệ 3:1

Đường đen đậm - đường chiến lược Bull Spread tỷ lệ tại thời điểm đáo hạn

Đường đen nhỏ - đường chiến lược Bull Spread tỷ lệ với 21 ngày cho tới lúc đáo hạn.

2.1.2 Kinh doanh options trong điều kiện thị trƣờng hƣớng xuống (bear market) 2.1.2.1 Mua quyền chọn bán (dự đoán sự giảm giá của cổ phiếu)

Quyền chọn bán cung cấp một công cụ hấp dẫn hơn so với bán khống vì mục tiêu kiếm lời trên sự giảm giá cổ phiếu, với các quyền chọn bán đã được mua thì NĐT đã biết được và xác định trước được rủi ro. Rủi ro lớn nhất đó chính là phí mua quyền chọn bán.

Nếu NĐT bán khống cổ phiếu thì khoản lỗ tiềm năng là không giới hạn khi mà giá cổ phiếu cơ sở tăng – trái ngược với sự kỳ vọng của NĐT.

Một ưu điểm nữa của việc mua quyền chọn bán là nó đem lại việc thanh tốn một lần toàn bộ giá mua bằng tiền mặt tại thời điểm mua quyền. Còn bán khống yêu cầu phải mở tài khoản ký quỹ và phải đóng quỹ bổ sung khi mà việc bán khống buộc NĐT phải bảo vệ vị thế sớm, thậm chí vị thế bán khống vẫn đang có lợi nhuận tiềm năng. Đối với người mua quyền chọn bán, NĐT có thể nắm giữ vị thế cho tới khi đáo hạn mà không phát sinh thêm rủi ro nào.

2.1.2.2 Chiến lƣợc quyền chọn bán Bear Spread

Nhà đầu tư thiết lập chiến lược này bằng cách mua một quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn và bán một quyền chọn bán với giá thực hiện thấp hơn. (NĐT mất một phần phí khi mua quyền chọn bán và phần còn lại đã được bù lại bằng cách thu phí từ việc bán quyền chọn bán).

* Lợi nhuận trong trường hợp này là có giới hạn. Lợi nhuận tối đa là phần chênh lệch giữa hai giá thực hiện trừ đi một phần phí đã bỏ ra để mua quyền chọn bán lúc ban đầu. Lợi nhuận tối đa xảy ra khi giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn dưới giá thực hiện của quyền chọn bán mà NĐT đã bán.

* Điểm hòa vốn – giá của cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn bằng giá thực hiện của quyền chọn bán mua vào và giảm xuống một lượng bằng đúng khoản phí đã trả để mua vào quyền chọn bán.

* Rủi ro là có giới hạn trong trường hợp này. Phần phí đã trả để mua quyền chọn bán là phần lỗ tối đa. Khoản lỗ tối đa xảy ra khi mà giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá thực hiện quyền chọn bán mua vào.

2.1.2.3 Chiến lƣợc quyền chọn mua Bear Spread

Chiến lược quyền chọn mua Bear Spread được thực hiện bằng cách NĐT mua một quyền chọn mua với giá thực hiện cao hơn và bán một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn. (NĐT sẽ thu được một khoản phí từ sự chênh lệch trong phí mua và phí bán quyền chọn mua).

* Lợi nhuận trong trường hợp này là có giới hạn. Lợi nhuận tối đa là phần chênh lệch trong phí quyền chọn mà NĐT đã nhận được. Lợi nhuận tối đa xảy ra khi mà giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn dưới giá thực hiện của quyền chọn mua mà NĐT đã bán.

* Điểm hòa vốn – giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn bằng giá thực hiện của quyền chọn mua mà NĐT đã bán và tăng thêm một lượng bằng đúng phần chênh lệch phí mà NĐT đã nhận ở trên.

* Rủi ro là có giới hạn. Khoản lỗ tối đa là phần chênh lệch giữa hai giá thực hiện trừ đi phần chênh lệch trong phí quyền chọn mà NĐT đã nhận được ở trên.

2.1.2.4 Chiến lƣợc quyền chọn Bear Spread tỷ lệ

Nhà đầu tư sử dụng chiến lược bằng cách mua nhiều quyền chọn bán dài hạn và tài trợ tài chính cho việc mua các quyền chọn bán dài hạn này bằng cách bán một quyền chọn bán hoặc nhiều quyền chọn bán ngắn hạn với giá thực hiện cao hơn giá thực hiện của các quyền chọn bán mà NĐT mua vào. Mua hai bán một; mua ba bán một; mua ba bán hai. Bất cứ tỷ lệ nào, NĐT đơn giản chỉ cần mua nhiều quyền chọn bán hơn lượng quyền chọn bán ra để tạo ra đòn bẩy tại một mức giảm giá. Các quyền chọn bán dài hạn nên là quyền chọn ở vị thế OTM, trong khi các quyền chọn bán ngắn hạn nên ở vị thế ITM, ATM hoặc OTM.

Biểu đồ lãi/lỗ 2.2 – Chiến lƣợc quyền chọn Bear Spread tỷ lệ

Đường đen đậm – đường chiến lược Bear Sread tỷ lệ tại ngày đáo hạn

Đường đen nhỏ - đường chiến lược Bear Spread tỷ lệ với 21 ngày tới khi đáo hạn.

- Lợi nhuận là khơng có giới hạn. Khi mà giá cổ phiếu cơ sở tiếp tục giảm sâu so với giá thực hiện của quyền chọn bán dài hạn, vị thế lúc này có giá trị nội tại. NĐT càng sở hữu

nhiều quyền chọn bán bao nhiêu thì NĐT càng lời bấy nhiêu khi mà giá cổ phiếu càng ngày càng giảm sâu.

- Rủi ro là có giới hạn. Rủi ro tối đa của vị thế là sự chênh lệch giữa hai giá thực hiện của hai quyền chọn bán ngắn hạn và dài hạn trừ đi phần lãi/lỗ mà chi phí cho vị thế này để thực hiện đầu tư. Khoản lỗ tối đa xảy ra khi mà giá của cổ phiếu cơ sở đóng bằng giá thực hiện của các quyền chọn bán dài hạn. Triển vọng về thị trường là giảm giá và giảm sâu.

2.1.3 Kinh doanh options trong điều kiện thị trƣờng ổn định – khơng có sự biến động nhiều về giá cổ phiếu (Neutral Market).

2.1.3.1 Chiến lƣợc quyền chọn Straddle ngắn hạn

Khi nhà đầu tư xem xét một chiến lược Straddle ngắn hạn, NĐT phải tính tốn được các điểm hịa vốn của chiến lược và so sánh các điểm hòa vốn này với sự biến động theo dự đoán trước về giá cổ phiếu của NĐT.

Cơng thức xác định điểm hịa vốn của chiến lược Straddle ngắn hạn :

Điểm hịa vốn cận dưới = Gía thực hiện - Phí quyền chọn mua + Phí quyền chọn bán Điểm hịa vốn cận trên = Gía thực hiện + Phí quyền chọn mua + Phí quyền chọn bán * Lợi nhuận trong trường hợp này là có giới hạn. Nếu giá của cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn nằm trong khoảng giữa hai điểm hịa vốn thì vị thế sẽ đem lại lợi nhuận

* Rủi ro là không giới hạn. Nếu giá cổ phiếu cơ sở tăng lên trên hoặc giảm xuống dưới các điểm hòa vốn – tức là nằm ngồi khoảng của hai điểm hịa vốn thì NĐT sẽ bị thua lỗ.

Cơng thức để quyết định chiến lược Straddle ngắn hạn cho đúng với tình thế của thị trường là :

Chiến lược quyền chọn Straddle ngắn hạn = Sự dự đoán trước về xu hướng giá cổ phiếu < Phí quyền chọn.

Biểu đồ lãi/lỗ 2.3 – Chiến lƣợc Straddle ngắn hạn

Đường đen đậm – đường chiến lược Straddle ngắn hạn tại thời điểm đáo hạn

Vì khi mà giá cổ phiếu nằm gần giá hoặc đúng bằng giá thực hiện của quyền chọn đã bán và thời gian đáo hạn đã hết thì chiến lược tạo ra lợi nhuận là tồn bộ phí quyền chọn. Rủi ro là giá cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo một hướng nào đấy hoặc hướng khác – khơng theo như dự đốn của nhà đầu tư. Phí quyền chọn bán thì hỗ trợ cho rủi ro của quyền chọn mua và phí quyền chọn mua phịng ngừa rủi ro cho quyền chọn bán.

2.1.3.2 Chiến lƣợc Strangle ngắn hạn

Chiến lược strangle ngắn hạn liên quan việc bán cùng số lượng hợp đồng của cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với các mức giá thực hiện khác nhau nhưng đều có chung ngày đáo hạn. Nếu một NĐT đã bán một quyền chọn mua tháng 7 với giá thực hiện 65 và một quyền chọn bán tháng 7 với giá thực hiện 55, đây có thể được xem là chiến lược Strangle ngắn hạn. Thường thì người ta hay sử dụng các quyền chọn bán và quyền chọn mua kiệt giá OTM cho chiến lược này. Sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược Strangle và Straddle là ở mức độ. Strangle thu được ít phí quyền chọn hơn Straddle do vậy lợi nhuận tiềm năng cũng ít hơn – nhưng Strangle chỉ bị thua lỗ khi mà có sự biến động lớn hơn về giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, cả hai chiến lược Straddle và Strangle được thiết kế để kiếm lời khi mà giá cổ phiếu tương đối ít biến động, và cả hai chiến lược dễ gây lỗ lớn nếu giá cổ phiếu có sự biến động lớn theo bất kỳ chiều hướng nào.

Công thức của chiến lược Strangle tính tốn điểm hịa vốn cận trên và cận dưới như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)